Hỏi về quy tắc 78 trong cho vay tiêu dùng?

Ella_Eva

Thành viên tích cực
Mọi người ơi có ai biết về cái quy tắc 78 mà các NH áp dụng trong cho vay tiêu dùng không bảo em với???
Và quy tắc này áp dụng trong những trường hợp nào ?
 
Mọi người ơi có ai biết về cái quy tắc 78 mà các NH áp dụng trong cho vay tiêu dùng không bảo em với???
Và quy tắc này áp dụng trong những trường hợp nào ?
Quy tắc 78 không chỉ áp dụng trong cho vay tiêu dùng, mà áp dụng trong tất cả các trường hợp cho vay khác được quy định tại điều 78 của Luật TCTD 1997.
Tuy nhiên, nói đến Điều 78 phải nói trước hết đến Điều 77 cũng của luật này:

Điều 77. Những trường hợp không được cho vay
1. Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với những người sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b) Người thẩm định, xét duyệt cho vay;
c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc). 2. Các quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác.
3. Tổ chức tín dụng không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng.

Điều 78. Hạn chế tín dụng
1. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng, Thanh tra viên;
b) Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này sở hữu trên 10% vốn Điều lệ của doanh nghiệp đó.
2. Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Theo nội dung trên, thì một số trường hợp sẽ bị hạn chế hoặc KHÔNG ĐƯỢC CHO VAY. Rõ nhất là ở điều 77 - Cán bộ tín dụng hoặc cán bộ liên quan đến thẩm định món vay tại TCTD sẽ không được vay tại TCTD mình đang làm việc :)

Về bản chất, quy định này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng bởi các mối quan hệ qua lại nội bộ. Tuy nhiên, các bank vẫn có những cách "lách" nhất định. VD: Trường hợp CBTD nêu trên lách bằng cách cho người nhà đứng tên vay, CBTD bảo lãnh trả nợ :bz





---------- Post added at 05:42 PM ---------- Previous post was at 05:33 PM ----------

Trong luật TCTD 2010, các điều trên được thay bằng các điều 126, 127 và 128 như sau:
Điều 126. Những trường hợp không được cấp tín dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
5. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.
6. Tổ chức tín dụng không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.
Điều 127. Hạn chế cấp tín dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.
4. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
Điều 128. Giới hạn cấp tín dụng
1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành.
5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
6. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
8. Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
 
Hơ em tưởng là quy tắc 78 trong việc tính lãi suất ấy anh Hưng ạ.

Em được học thì quy tắc này áp dụng để tính lãi phạt trong trường hợp Khách hàng trả nợ theo phương pháp gốc + lãi trả đều nhưng lại trả trước hạn.
 
Hơ em tưởng là quy tắc 78 trong việc tính lãi suất ấy anh Hưng ạ.

Em được học thì quy tắc này áp dụng để tính lãi phạt trong trường hợp Khách hàng trả nợ theo phương pháp gốc + lãi trả đều nhưng lại trả trước hạn.
Vậy à? Anh cũng không nghe thấy cái đó được nêu thành hẳn "nguyên tắc". Em thử post lên đây để mọi người trao đổi xem nào :)
 
Mọi người ơi có ai biết về cái quy tắc 78 mà các NH áp dụng trong cho vay tiêu dùng không bảo em với???
Và quy tắc này áp dụng trong những trường hợp nào ?

Phương pháp quy tắc 78 được áp dụng trong việc phân bổ các khoản lãi vay trả góp, tính khoản lãi ngân hàng được hưởng khi khách hàng trả trước hạn
gọi là phương pháp quy tắc 78 là vì kết quả tổng cộng của dãy số từ 1 đến 12 bằng 78 tương ứng với 12 kỳ.
ví dụ: Ngân hàng cho KH vay trả góp 1 oto trị giá 450 triệu, KH hoàn trả nợ theo năm trong 3 năm,lãi suất 10 %.
Vậy Số lãi vay KH phải trả: 450tr*10%*3=135tr
lãi được phân bổ theo quy tắc 78 như sau:
năm 1: 135*(666-300)/666=71,196tr
năm 2: 135* (300-78)/666= 44,99 tr
năm 3: 135*78/666=15,81 tr
(666=1+2+3+....+36 ; 300=1+2+3+...+24 ; 78= 1+2+3+...12)
I think so :)
 
Phương pháp quy tắc 78 được áp dụng trong việc phân bổ các khoản lãi vay trả góp, tính khoản lãi ngân hàng được hưởng khi khách hàng trả trước hạn
gọi là phương pháp quy tắc 78 là vì kết quả tổng cộng của dãy số từ 1 đến 12 bằng 78 tương ứng với 12 kỳ.
ví dụ: Ngân hàng cho KH vay trả góp 1 oto trị giá 450 triệu, KH hoàn trả nợ theo năm trong 3 năm,lãi suất 10 %.
Vậy Số lãi vay KH phải trả: 450tr*10%*3=135tr
lãi được phân bổ theo quy tắc 78 như sau:
năm 1: 135*(666-300)/666=71,196tr
năm 2: 135* (300-78)/666= 44,99 tr
năm 3: 135*78/666=15,81 tr
(666=1+2+3+....+36 ; 300=1+2+3+...+24 ; 78= 1+2+3+...12)
I think so :)
Ở trường các thày dạy phức tạp nhờ, lần đầu tiên được nghe cái này.
Về kỳ, cách thức trả nợ đối với vay tiêu dùng thì có 02 phương thức chủ yếu liên quan trực tiếp đến số tiền lãi phải trả:

  1. Gốc trả cuối kỳ, lãi trả hàng tháng (trường hợp này bây giờ với vay tiêu dùng rất ít áp dụng - trừ bên MB cho CBNV vay tín chấp)
  2. Gốc trả đều theo tháng (quý); lãi trả hàng tháng. Trong trường hợp này có 2 trường hợp nhỏ:

  • Lãi tính theo dư nợ thực tế (dư nợ giảm thì số tiền lãi giảm - giả sử trong trường hợp số tiền lãi tính theo tháng và số ngày của các tháng là bằng nhau).
  • Addon - lãi tính trên gốc vay ban đầu, số tiền lãi sẽ (gần như) khônh thay đổi trong suốt thời gian vay (mặc dù gốc vẫn phải trả theo tháng/quý).
Có lẽ ko cần ví dụ nữa, vì khá là dễ hiểu rùi. Nhỉ? :-*
-
 
  • Addon - lãi tính trên gốc vay ban đầu, số tiền lãi sẽ (gần như) khônh thay đổi trong suốt thời gian vay (mặc dù gốc vẫn phải trả theo tháng/quý).

-

Quy tắc 78 theo em biết thì là áp dụng cho trường hợp này ạ. Phương pháp tính lãi này đơn giản, khá dễ hiểu, Tổng lãi + gốc chia đều rồi trả đều theo kỳ. Nó cũng phù hợp với những người có thu nhập cố định hàng tháng.

Tuy nhiên lãi thực tế cho từng kì lại không giống nhau (vì gốc giảm dần) nên nếu Khách hàng trả gốc trước hạn thì số lãi người này trả sẽ ít hơn so với lãi thực tế. Do vậy Khách phải trả thêm 1 khoản lãi đề đền bù cho phần chênh lệch này, quy tắc 78 là dùng để tính cái này đây :-s :-s
 
ai co 78 nguyen tac do post lên cho em tham khảo với
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
các anh các chị ơi. có ai biết cách phân bổ lãi theo phương pháp lãi ( interest method) không ạ? làm ơn chỉ dùm em với.thanks các anh các chị trước nha
 
Phương pháp 78 áp dụng đối với tín dụng tiêu dùng.
Đây là hình thức trả lãi không đều: sau khi tính lãi trả đều (theo số dư ban đầu), Ngân hàng phân bổ lại phần lãi đó theo phương thức 78.
*78: là tổng của dãy số từ 1->12 tính cho 1 năm tài chính.
*Nếu là 2 năm thì phát triển theo quy tắc trên: 1+2+3+...+24=300
*Nếu là 6 tháng thì: 1+2+3+...+6=21
Còn ví dụ thì bạn trên đã đưa ra rùi. Các bạn có thể tham khảo thêm từ sách Nghiệp Vụ Ngân Hàng của tiến sĩ Lê Thẩm Dương.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,488
Thành viên mới nhất
nhacai2q
Back
Bên trên