Hiệu lực của hợp đồng thế chấp

myeclipse25

Verified Banker
Mình có một vấn đề này muốn trao đổi với các bạn về hiệu lực của HĐTC: Kh kí hợp đồng thế chấp năm 2010 và vay vốn cùng năm đó. Năm 2012, Kh hoàn thành nghĩa vụ. Năm 2013, KH muốn vay lại thì có được dùng lại hợp đồng thế chấp cũ không.
Mình tham khảo trên mạng thấy nhiều ý kiến quá. Các bạn cùng cho ý kiến tranh luận.
 
quan trọng là nội dung HDTC đó như thế nào, có thể là đảm bảo cho 1 món vay hay là mọi món vay trong thời hạn từ ... đến ... (kí khung). Nếu kí khung thì có thể tiếp tục cho vay tiếp được
 
Nếu đảm bảo cho một món vay, khi KH tất nợ, HĐTC cũng hết hiệu lực.
Nếu đảm bảo cho tất cả các khoản vay không giới hạn (còn hiệu lực, VD từ 23/10/2010 đến 23/10/2018 thì sử dụng HĐTC cũ được nhưng thời hạn cho vay không được vượt quá 23/10/2018
 
Nếu đảm bảo cho một món vay, khi KH tất nợ, HĐTC cũng hết hiệu lực.
Nếu đảm bảo cho tất cả các khoản vay không giới hạn (còn hiệu lực, VD từ 23/10/2010 đến 23/10/2018 thì sử dụng HĐTC cũ được nhưng thời hạn cho vay không được vượt quá 23/10/2018

Thời gian gần đây hầu như các PCC đều bắt buộc HĐTC bảo đảm cho nghĩa vụ cụ thể (theo HĐTD nào luôn). Nên khả năng đi công chứng lại là khá cao. RỒi còn quản lý trên hệ thống có thể hiện được hay không.

NGoài ra khi KH hoàn thành nghĩa vụ bạn đã làm giải chấp hết chưa? Đã làm rồi thì dù KH chưa nộp cho PCC và TT ĐKGDBĐ thì vẫn phải đi công chứng lại.
 
Có 2 quan điểm, 1 cho rằng mối quan hệ giữa HĐTD và HĐTC là quan hệ hợp đồng chính-phụ, khi hợp đồng chính hết hiệu lực thì hợp đồng phụ cũng hết hiệu lực theo. Nhưng ngoài ra vẫn còn quan điểm nữa cho rằng 2 HĐ đó bản thân nó đã đầy đủ yếu tố cấu thành 1 bản hợp đồng, có tính độc lập với nhau. Mình gửi link các bạn tham khảo một bài viết tìm được trên mạng:http://bacvietluat.vn/dac-diem-phap...hoat-dong-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung-3.html
 
Thưc ra cái này là phụ thuộc vào chính sách cụ thể của từng ngân hàng, nếu HĐTC ko ghi cụ thể ngày hết hạn thì chấp luôn là HĐTD có giới hạn thời gian cũng chẳng ảnh hưởng gì, bởi vì cho dù HĐTD ký 12 tháng nhưng vẫn được phép ký Biên bản sửa đổi bổ sung để gia hạn thời gian mà không cần công chứng lại cơ mà.

Trường hợp bắt buộc phải ký lại HĐTC mới thường là các trường hợp sau:

- HĐTD cũ hết thời hạn giải ngân & ko gia hạn;

- HĐTD cũ tăng thêm hạn mức (nếu giảm thì ko cần ký lại);

- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trên HĐTC.

Các trường hợp sửa đổi khác trên HĐTD thì chỉ cần ký biên bản sửa đổi mà ko cần công chứng lại, thậm chí nhiều phòng công chứng còn chẳng thèm giữ HĐTD, chỉ cần HĐTC kèm theo 1 bản HĐTD để đối chiếu là đủ.
 
Có vẻ bạn không mù mờ về hợp đồng thế chấp và quan hệ với hợp đồng tín dụng nhưng lại đang băn khoăn, trước hết bạn nên xem lại hợp đồng thế chấp và các điều khoản cụ thể, thứ hai bạn nên tham khảo ý kiến pháp chế của ngân hàng để thắc mắc những điểm cần thiết, thứ ba bạn nên tham khảo bài báo này để hiểu hậu quả của nó ntn http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/D...t-2-7-ty-dong-vi-hop-dong-tin-dung-so-ho.html

Ngoài ra mình còn biết 1 trường hợp khá hi hữu như sau:
Hợp đồng tín dụng là hạn mức, hợp đồng thế chấp đảm bảo cho hợp đồng này (cũng có nhiều hợp đồng ghi là đảm bảo cho mọi nghĩa vụ... chỉ chấm dứt khi khách hàng hoàn thành mọi nghĩa vụ tại ngân hàng...), vấn đề quan trọng là hợp đồng hạn mức thì có lúc có dư nợ, có lúc dự nợ về bằng 0. Khách hàng lợi dụng điểm này không trả nợ và kiện ra tòa án đòi tuyên hợp đồng thế chấp vố hiệu (do Khách hàng đưa ra bằng chứng là sao kê dư nợ của Ngân hàng tại 1 thời điểm bằng 0 và biện minh rằng Hợp đồng thế chấp vô hiệu từ thời điểm đó, trong khi Hợp đồng hạn mức tín dụng vẫn còn hiệu lực). Tất nhiên khi xử lý thì ngay cả việc này giới luật sư và tòa án có nhiều quan điểm khác nhau cùng tranh cãi, cuối cùng tòa án đó không chấp nhận yêu cầu của Khách hàng và Ngân hàng có quyền phát mại tài sản trong Hợp đồng thế chấp thu hồi nợ.

Tất cả những điều trên nhằm lưu ý cho bạn rằng cần căn cứ chặt chẽ vào Hợp đồng thế chấp để xem có dùng tiếp được hay không, trường hợp không chắc chắn tốt nhất là nên ký lại để đảm bảo :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hợp đồng tín dụng là hạn mức, hợp đồng thế chấp đảm bảo cho hợp đồng này (cũng có nhiều hợp đồng ghi là đảm bảo cho mọi nghĩa vụ... chỉ chấm dứt khi khách hàng hoàn thành mọi nghĩa vụ tại ngân hàng...), vấn đề quan trọng là hợp đồng hạn mức thì có lúc có dư nợ, có lúc dự nợ về bằng 0. Khách hàng lợi dụng điểm này không trả nợ và kiện ra tòa án đòi tuyên hợp đồng thế chấp vố hiệu (do Khách hàng đưa ra bằng chứng là sao kê dư nợ của Ngân hàng tại 1 thời điểm bằng 0 và biện minh rằng Hợp đồng thế chấp vô hiệu từ thời điểm đó, trong khi Hợp đồng hạn mức tín dụng vẫn còn hiệu lực).

Luật các tổ chức tín dụng quy định rõ và định nghĩa rõ HĐ hạn mức tín dụng, nên không TA nào quyết bậy đâu.
Nếu bạn nói KH cố ý kiếm cớ chây ì thì đúng. Luật sư nào còn băn khoăn về hạn mức TD thì có lẽ nên bỏ nghề đi.
Còn bắt lỗi trên câu cú thì tùy trường hợp.

Như TH bạn nói thì có thể là:
- TH này vay và đoực bảo lãnh của bên thứ 3.
- Do trong điều khoản có quy định mỗi lần nhận nợ phải được bên bảo lãnh đồng ý và ký trên Giấy nhận nợ.
Từ 2 yếu tố trên nên khi dư nợ bằng 0 thì bên bảo lãnh không còn trách nhiệm nữa do các khế ước nhận nợ sau họ không ký nên không biết dư nợ phát sinh.
Do đó trách nhiệm bảo lãnh của họ không còn hiệu lực. Mà trách nhiệm khoản vay chỉ còn bên vay chịu trách nhiệm mà thôi. Còn HĐTD vẫn còn hiệu lực bình thường.
 
Luật các tổ chức tín dụng quy định rõ và định nghĩa rõ HĐ hạn mức tín dụng, nên không TA nào quyết bậy đâu.
Nếu bạn nói KH cố ý kiếm cớ chây ì thì đúng. Luật sư nào còn băn khoăn về hạn mức TD thì có lẽ nên bỏ nghề đi.
Còn bắt lỗi trên câu cú thì tùy trường hợp.


Như TH bạn nói thì có thể là:
- TH này vay và đoực bảo lãnh của bên thứ 3.
- Do trong điều khoản có quy định mỗi lần nhận nợ phải được bên bảo lãnh đồng ý và ký trên Giấy nhận nợ.
Từ 2 yếu tố trên nên khi dư nợ bằng 0 thì bên bảo lãnh không còn trách nhiệm nữa do các khế ước nhận nợ sau họ không ký nên không biết dư nợ phát sinh.
Do đó trách nhiệm bảo lãnh của họ không còn hiệu lực. Mà trách nhiệm khoản vay chỉ còn bên vay chịu trách nhiệm mà thôi. Còn HĐTD vẫn còn hiệu lực bình thường.

Thì đây là trường hợp bảo lãnh của bên thứ 3 và KH mất khả năng trả nợ nên mới cù nhầy kiểu này mà. Còn đoạn bôi đậm thì đúng là bắt lỗi câu cú là chính, và mới sinh ra cái để luật sư 2 bên cãi nhau, chứ cứ hiểu như luật bình thường thì còn gì để nói đâu :D Thế mới bảo là trường hợp hi hữu :) nêu ra đây để các bạn chú ý đề phòng, không bị rơi vào trường hợp đó là chính :D Chứ nếu câu cú ngon lành thì KH nó cũng phải chịu phát mại hoặc hợp tác để bán chứ không phải lôi nhau ra tòa cãi nhau loằng ngoằng mất thêm thời gian làm gì :D
 
Quan trọng là bạn phải đọc kỹ HĐTC đó đảm bảo ngĩa vụ trả nợ từ thời điểm nào đến thời điểm nào. Như trong HĐTC của mình thì có đảm bảo nghĩa vụ cho HĐTD số...ngày..., và những HĐTD khác sau ngày.... Nên để đảm bảo cho món khác bọn mình chỉ cần ký lại phụ lục HĐTD để đảm bảo cho HĐTD mới là được. Ký thêm thông báo chủ tài sản về việc thế chấp cho HĐTD mới nếu trong trường hợp TSĐB của bên thứ ba.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,572
Thành viên mới nhất
8xbet777_bet
Back
Bên trên