Hiệu lực của hợp đồng thế chấp

myeclipse25

Verified Banker
Mình có một vấn đề này muốn trao đổi với các bạn về hiệu lực của HĐTC: Kh kí hợp đồng thế chấp năm 2010 và vay vốn cùng năm đó. Năm 2012, Kh hoàn thành nghĩa vụ. Năm 2013, KH muốn vay lại thì có được dùng lại hợp đồng thế chấp cũ không.
Mình tham khảo trên mạng thấy nhiều ý kiến quá. Các bạn cùng cho ý kiến tranh luận.
 
Thưc ra cái này là phụ thuộc vào chính sách cụ thể của từng ngân hàng, nếu HĐTC ko ghi cụ thể ngày hết hạn thì chấp luôn là HĐTD có giới hạn thời gian cũng chẳng ảnh hưởng gì, bởi vì cho dù HĐTD ký 12 tháng nhưng vẫn được phép ký Biên bản sửa đổi bổ sung để gia hạn thời gian mà không cần công chứng lại cơ mà.

Trường hợp bắt buộc phải ký lại HĐTC mới thường là các trường hợp sau:

- HĐTD cũ hết thời hạn giải ngân & ko gia hạn;

- HĐTD cũ tăng thêm hạn mức (nếu giảm thì ko cần ký lại);

- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trên HĐTC.

Các trường hợp sửa đổi khác trên HĐTD thì chỉ cần ký biên bản sửa đổi mà ko cần công chứng lại, thậm chí nhiều phòng công chứng còn chẳng thèm giữ HĐTD, chỉ cần HĐTC kèm theo 1 bản HĐTD để đối chiếu là đủ.

HĐTD cũ tăng giá trị đâu cần ký lại công chứng HĐTC đâu anh, chỉ có nếu tăng giá trị. giá trị đảm bảo max của HĐTC thì mới phải đi ksy bổ sung chứ ạ @@
 
HĐTD cũ tăng giá trị đâu cần ký lại công chứng HĐTC đâu anh, chỉ có nếu tăng giá trị. giá trị đảm bảo max của HĐTC thì mới phải đi ksy bổ sung chứ ạ @@

Thì tăng hạn mức của HĐTD có nghĩa là tăng nghĩa vụ của KH theo hợp đồng đó rồi, mặc dù là hầu hết các HĐTC đều có thòng đủ cả 2 ý là số HĐTD & nghĩa vụ được bảo đảm tối đa nhưng để đảm bảo trọn vẹn tính pháp lý thì các phòng công chứng vẫn yêu cầu phải công chứng bổ sung đầy đủ.
 
Thì tăng hạn mức của HĐTD có nghĩa là tăng nghĩa vụ của KH theo hợp đồng đó rồi, mặc dù là hầu hết các HĐTC đều có thòng đủ cả 2 ý là số HĐTD & nghĩa vụ được bảo đảm tối đa nhưng để đảm bảo trọn vẹn tính pháp lý thì các phòng công chứng vẫn yêu cầu phải công chứng bổ sung đầy đủ.

hì, thế trong TH tài sản đảm bảo (HĐTC cũ) đảm bảo full của HM mới (đã tăng) của KH thì đâu cần ký hả anh :P. Thực tế ở CN em đang có KH tổng TS đảm bảo max tận 10 tỷ mà HMTD được có 6 tỷ mà :D
 
hì, thế trong TH tài sản đảm bảo (HĐTC cũ) đảm bảo full của HM mới (đã tăng) của KH thì đâu cần ký hả anh :P. Thực tế ở CN em đang có KH tổng TS đảm bảo max tận 10 tỷ mà HMTD được có 6 tỷ mà :D

Giá trị tài sản ghi trên HĐTC chỉ là giá trị để tham khảo, nó không ảnh hưởng nhiều đến nghĩa vụ trả nợ mà chỉ là căn cứ đưa mức giá khởi điểm khi thi hành án. Con số có ý nghĩa là "giá trị được đảm bảo" cơ.

Bây giờ lấy vd như vầy: HĐTC tài sản là BĐS đã đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của KH tối đa lên đến 6tỷ căn cứ theo HĐTD A. Bây giờ NH & KH ký phụ lục nâng giá trị HĐTD lên 10tỷ, được 1 vài con trăng thì KH nổi hứng lên phát sinh quá hạn 10tỷ và NH khởi kiện để thu hồi nợ. Tuy nhiên, do NH chủ quan ko công chứng cái biên bản sửa đổi bổ sung tăng nghĩa vụ được bảo đảm, thế là nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm tối đa theo HĐTC đã được công chứng viên xác nhận là chỉ có 6tỷ chứ không phải 10tỷ. Vậy là khi lôi nhau lên tòa án phát mãi tài sản thì KH chỉ phải trả cho NH số tiền tối đa lên đến 6tỷ + các khoản lãi tương ứng. Nếu NH muốn thu hồi trọn vẹn khoản nợ thì bắt buộc phải tách riêng khởi kiện riêng thêm 1 vụ khác để thu hồi nốt khoản 4tỷ kia. Dễ hiểu chứ? :)
 
Câu hỏi của bạn chưa rõ ràng nên khó có thể có câu trả lời chính xác:
Nếu Hợp đồng thế chấp ký từng lần thì chắc chắn không dùng Hợp đồng cũ đó để vay lại
Nếu Hợp đồng khung: 1. KH đã trả hết nợ và đã xuất Tài sản thì phải làm lại toàn bộ
2. KH trả hết nợ chưa xuất tài sản và giải tỏa thì vẫn dùng hợp đồng thế chấp cũ nhưng mà phải có phụ lục Hợp đồng thế chấp nếu có sự thay đổi
Ngoài ra còn 1 nguyên tắc là tùy theo chỉ đạo của từng ban lãnh đạo trong từng thời kỳ.
 
Back
Bên trên