Đồng Việt Nam hay Việt Nam Đồng (Sưu tầm)

krongboy22

Thành viên tích cực
Chào các bạn! mình thấy bài viết này khá hay và post lại cho các bạn cùng xem (Nguồn: Phamen)


Việt nam Đồng, một cụm từ suốt ngày văng vẳng bên tai khiến tôi cảm thấy khó chịu và như bị sỉ nhục khi phải nghe chúng. Đi đến đâu bạn cũng nghe thấy nó, từ ngoài đường, công sở, ngân hàng và đặc biệt hơn, trên chính các đài truyền hình – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và Nhà nước.
Nếu để ý nghe trên Đài THVN, VTC và một số đài khác nữa, bạn sẽ nghe thấy cụm từ này xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là ở các Bản tin tài chính, Thời sự, Giá cả và thị trường, v.v.. Tôi tự hỏi, không biết các biên tập viên, phát thanh viên và người chịu trách nhiệm nội dung của các nhà đài không có kiến thức, học đòi sính ngoại, hay hùa theo số đông mà vô tâm đọc “Việt Nam Đồng” vô tư và tự nhiên đến thế.
Việt Nam Đồng, cụm từ ngược đời và khó nghe này bắt đầu từ đâu? Có lẽ là do cái kí hiệu quốc tế mà chúng ta đang sử dụng – VND.
VND = Việt Nam Đồng?
Trước tiên, tôi muốn phân tích đến kí hiệu “VND”, một mã tiền tệ được chuẩn hóa bởi tổ chức ISO, chi tiết xin tham khảo ở đây.
Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/ISO_4217

“VND” là một mã tiền tệ viết bằng tiếng anh. Và viết đầy đủ thì nó phải là:
VND = Vietnamese Dong
Tính từ “Vietnamese” đứng trước, danh từ “Dong” đứng sau cũng như bao nhiêu mã khác:
THB = Thai Baht chứ không phải Thailand Baht
RMB = Malaysian Ringgits  - Maylaysia Ringgits
IDR = Indonesian Rupiah - Indonesia Rupiah
LAK = Lao Kip –  Laos Kip
AUD = Australian Dollar –  Australia Dollar
CAD = Canadian Dollar –  Canada Dollar
SEK = Swedish krona/kronor - Sweden Krona
Và còn rất nhiều ví dụ khác nữa.
Chính vì vậy:
Nếu bạn muốn phát âm “VND” bằng tiếng Anh và nói chuyện với người nước ngoài, xin hãy đọc nó là ”Vietnamese Dong”, đừng nói “Vietnam Đồng”.
Còn nếu bạn muốn đọc nó bằng tiếng Việt và nói chuyện với người Việt, xin hãy đọc là “Đồng Việt Nam”. Xin hãy trả lại tên đích thực cho em.
Tôi, Phamen, là người Việt Nam, và tôi rất tự hào vì mình mang trong người dòng máu của dân tộc Việt Nam, với nền văn hóa, con người và đất nước Việt Nam. Tôi cũng rất tự hào khi được nói tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi.
Tiếng Việt, trải qua bao thăng trầm lịch sử với biết bao người con, bao thế hệ đã ngã xuống mới giữ vững được đến ngày hôm nay. Ấy vậy mà, nó đang bị tàn phá và hủy hoại nghiêm trọng trong thế hệ chúng ta, những người đang sống trong hòa bình, không một mũi tên hay tiếng súng nào.
Tôi buồn, rất buồn khi thế hệ của chúng ta đang lai căng, đang sính ngoại và đang dần đánh mất đi tiếng Việt và sự trong sáng của nó.
Nếu bạn đang nói “Đồng Việt Nam”, hãy tiếp tục như thế nhé. Còn nếu bạn đang nói “Việt Nam Đồng”, xin bạn hãy sửa lại. Nếu nghe thấy ai nói “Việt Nam Đồng”, xin hãy nhắc để họ nói đúng
Nếu là người Việt Nam, hãy chung tay cùng Phamen, chúng ta hãy bảo vệ lấy tiếng Việt thân thương của mình.
 
Vì sao là "VND" chứ ko phải là "DVN"
"VND" là ký hiệu tiền đồng Việt Nam đã được ngân hàng nhà nươc quy ước và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
"VND" là được sử dụng từ cách đây khoảng mấy chục năm vì thời ấy thì mấy ông nhà mình có biết phiên âm Tiếng Anh gì đâu. Cứ thấy các cụ gọi là "đồng" thì gọi là "Việt Nam đồng". Vì thế ngày nay "VND" đã trở thành thông dụng.
Nó đã trở thành "văn hóa" của người Việt Nam, mà đã trở thành "văn hóa" Việt Nam thì đừng có nên thay đổi nó.
 
Vì sao là "VND" chứ ko phải là "DVN"
"VND" là ký hiệu tiền đồng Việt Nam đã được ngân hàng nhà nươc quy ước và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
"VND" là được sử dụng từ cách đây khoảng mấy chục năm vì thời ấy thì mấy ông nhà mình có biết phiên âm Tiếng Anh gì đâu. Cứ thấy các cụ gọi là "đồng" thì gọi là "Việt Nam đồng". Vì thế ngày nay "VND" đã trở thành thông dụng.
Nó đã trở thành "văn hóa" của người Việt Nam, mà đã trở thành "văn hóa" Việt Nam thì đừng có nên thay đổi nó.
Đây không phải là văn hóa mà là quy ước quốc tế bạn à, đơn vị tiền tệ của VN là "đồng", ký hiệu là "d" (chuyện này ai cũng biết vì sao rồi đấy, trong bảng 24 chữ cái Alphabet không có ký hiệu đ đâu, nên đừng thắc mắc nha). Ký hiệu tiền tệ của một quốc gia được quy ước là XXX, 2 chữ cái đầu là ký hiệu quốc gia, chữ cái cuối là ký hiệu của đơn vị tiền tệ. Ví dụ: USD: US là United State, D là Dollar; THB: TH là Thailand, B là Bath; VND: VN là Việt Nam, D là đồng (khi ghi là D trong VND thì không ai nghĩ đơn vị tiền tệ của VN là Dollar đâu, yên tâm nha)

---------- Post added 11-09-2011 at 09:29 PM ----------

Chào các bạn! mình thấy bài viết này khá hay và post lại cho các bạn cùng xem (Nguồn: Phamen)


Việt nam Đồng, một cụm từ suốt ngày văng vẳng bên tai khiến tôi cảm thấy khó chịu và như bị sỉ nhục khi phải nghe chúng. Đi đến đâu bạn cũng nghe thấy nó, từ ngoài đường, công sở, ngân hàng và đặc biệt hơn, trên chính các đài truyền hình – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và Nhà nước.
Nếu để ý nghe trên Đài THVN, VTC và một số đài khác nữa, bạn sẽ nghe thấy cụm từ này xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là ở các Bản tin tài chính, Thời sự, Giá cả và thị trường, v.v.. Tôi tự hỏi, không biết các biên tập viên, phát thanh viên và người chịu trách nhiệm nội dung của các nhà đài không có kiến thức, học đòi sính ngoại, hay hùa theo số đông mà vô tâm đọc “Việt Nam Đồng” vô tư và tự nhiên đến thế.
Việt Nam Đồng, cụm từ ngược đời và khó nghe này bắt đầu từ đâu? Có lẽ là do cái kí hiệu quốc tế mà chúng ta đang sử dụng – VND.
VND = Việt Nam Đồng?
Trước tiên, tôi muốn phân tích đến kí hiệu “VND”, một mã tiền tệ được chuẩn hóa bởi tổ chức ISO, chi tiết xin tham khảo ở đây.
Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/ISO_4217

“VND” là một mã tiền tệ viết bằng tiếng anh. Và viết đầy đủ thì nó phải là:
VND = Vietnamese Dong
Tính từ “Vietnamese” đứng trước, danh từ “Dong” đứng sau cũng như bao nhiêu mã khác:
THB = Thai Baht chứ không phải Thailand Baht
RMB = Malaysian Ringgits - Maylaysia Ringgits
IDR = Indonesian Rupiah - Indonesia Rupiah
LAK = Lao Kip – Laos Kip
AUD = Australian Dollar – Australia Dollar
CAD = Canadian Dollar – Canada Dollar
SEK = Swedish krona/kronor - Sweden Krona
Và còn rất nhiều ví dụ khác nữa.
Chính vì vậy:
Nếu bạn muốn phát âm “VND” bằng tiếng Anh và nói chuyện với người nước ngoài, xin hãy đọc nó là ”Vietnamese Dong”, đừng nói “Vietnam Đồng”.
Còn nếu bạn muốn đọc nó bằng tiếng Việt và nói chuyện với người Việt, xin hãy đọc là “Đồng Việt Nam”. Xin hãy trả lại tên đích thực cho em.
Tôi, Phamen, là người Việt Nam, và tôi rất tự hào vì mình mang trong người dòng máu của dân tộc Việt Nam, với nền văn hóa, con người và đất nước Việt Nam. Tôi cũng rất tự hào khi được nói tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi.
Tiếng Việt, trải qua bao thăng trầm lịch sử với biết bao người con, bao thế hệ đã ngã xuống mới giữ vững được đến ngày hôm nay. Ấy vậy mà, nó đang bị tàn phá và hủy hoại nghiêm trọng trong thế hệ chúng ta, những người đang sống trong hòa bình, không một mũi tên hay tiếng súng nào.
Tôi buồn, rất buồn khi thế hệ của chúng ta đang lai căng, đang sính ngoại và đang dần đánh mất đi tiếng Việt và sự trong sáng của nó.
Nếu bạn đang nói “Đồng Việt Nam”, hãy tiếp tục như thế nhé. Còn nếu bạn đang nói “Việt Nam Đồng”, xin bạn hãy sửa lại. Nếu nghe thấy ai nói “Việt Nam Đồng”, xin hãy nhắc để họ nói đúng
Nếu là người Việt Nam, hãy chung tay cùng Phamen, chúng ta hãy bảo vệ lấy tiếng Việt thân thương của mình.
Thế thì USD thi được dịch ra sao nhỉ???
 
USD thì là United States dollar, phải hem nhỉ ??
 
nếu đúng thế thì từ trước mình toàn hiểu sai.
 
Đây không phải là văn hóa mà là quy ước quốc tế bạn à, đơn vị tiền tệ của VN là "đồng", ký hiệu là "d" (chuyện này ai cũng biết vì sao rồi đấy, trong bảng 24 chữ cái Alphabet không có ký hiệu đ đâu, nên đừng thắc mắc nha). Ký hiệu tiền tệ của một quốc gia được quy ước là XXX, 2 chữ cái đầu là ký hiệu quốc gia, chữ cái cuối là ký hiệu của đơn vị tiền tệ. Ví dụ: USD: US là United State, D là Dollar; THB: TH là Thailand, B là Bath; VND: VN là Việt Nam, D là đồng (khi ghi là D trong VND thì không ai nghĩ đơn vị tiền tệ của VN là Dollar đâu, yên tâm nha)
Bạn hiểu nhần ý mình rùi.
" văn hóa" ở đây được hiểu là lịch sử hình thành của từ "VND" và cách gọi chứ ko phải quy ước.
Mình đã nói:
"VND" là ký hiệu tiền đồng Việt Nam đã được ngân hàng nhà nươc quy ước và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới ".
 
Hix! vậy có nghĩa là Khi mình đọc tiếng anh thì phải là "Vietnamese Dong" còn đọc tiếng việt phải là "Đồng Việt Nam" hả. Vì VND là kí hiệu theo quy ước quốc tế nên khi nhìn thấy VND đã đọctt hành Việt Nam Đồng phải không các bạn. Có nghĩa là họ đã nhầm... và trở thành thói quen
 
Hix! vậy có nghĩa là Khi mình đọc tiếng anh thì phải là "Vietnamese Dong" còn đọc tiếng việt phải là "Đồng Việt Nam" hả. Vì VND là kí hiệu theo quy ước quốc tế nên khi nhìn thấy VND đã đọctt hành Việt Nam Đồng phải không các bạn. Có nghĩa là họ đã nhầm... và trở thành thói quen

Chính xác đây d/c à
ở các cơ quan hành chính nhà nước, và 1 số văn bản luật vẫn gọi là "Việt Nam Đồng " Thậm chí nếu quan sát kĩ thì có 1 số công văn còn quy ước là "VN Đ " chứ ko phải "VND"
 
Mình xinh được góp thêm một bài viết từ Dantri nói về vấn đề này.! Mong các bạn sau khi đọc bài viết này thì đừng nhầm lẫn nữa nhé.

Theo quy tắc tiếng Việt, định ngữ đứng sau danh từ, nên Việt Nam Đồng (VND) phải gọi là Đồng Việt Nam, chứ không phải là Việt Nam Đồng như hiện thấy trên website: www.sbv.gov.vn
t178560_4eb9e.jpg

Tôi có mở website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn, phần thông báo tỷ giá, và được thấy: Dòng trên ghi “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 01/06/2011 như sau:…”, dòng dưới lại dùng: “1 Đô la Mỹ bằng… Việt Nam Đồng”.

Xin phép được góp ý là: theo quy tắc tiếng Việt, định ngữ đứng sau danh từ, nên VND phải gọi là Đồng Việt Nam chứ không phải là Việt Nam Đồng. Cũng như USD là đô la Mỹ, không phải Mỹ Đô la, GBP là Bảng Anh chứ không phải là Anh Bảng. Mặt khác, chỉ dòng trên, dòng dưới mà đã có sự không nhất quán.
Trang web của Ngân hàng viết: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (...)”
Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng từ ngữ trong những lĩnh vực chuyên môn mà ngân hàng phụ trách có tác động rất lớn tới cách sử dụng trong xã hội. Kính mong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng tham gia giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tạ Quang Đông
 
đọc bài viết cũng làm chúng ta suy nghĩ nhiều đấy nhỉ! mình nghĩ thế này:
USD: người Việt gọi là Dollar Mỹ, ko đọc là Mỹ Dollar
VND: người Việt gọi là Việt Nam Đồng, ko gọi là Đồng Việt Nam.
có 2 cách gọi khác nhau như vì chỉ vì là 2 xuất phát từ 2 nguồn văn hóa khác nhau thôi. Người Việt mình hay gọi theo cách nào mà dễ nghe và dễ hiểu, tạo cảm giác gần gũi hơn...rõ ràng khi bạn đọc Việt Nam đồng, xét về âm sắc sẽ nghe hay hơn..
Vốn từ ngữ trong tiếng Việt rất phong phú, ko thể nào nói cho xuể được. chẳng hạn cụ thể ở đây là danh từ: Đồng Tiền...khi ngĩ đến một đơn vị tiền tệ nào đó người Việt thường ghép từ Đồng + đơn vị. chẳng hạn như: Đồng + dollar sin; Đồng + dollar Mỹ...thường thì trong cách nói người việt mình đã nói như thế, đó đã trở thành văn hóa rồi. rồi khi người Việt có đơn vị tiền tệ là đồng. người Việt không thể nào nói như thế này: Đồng + Đồng Vietnam, như vậy sẽ bị trùng âm và ko hay, sữa lại là Đồng Việt Nam Đồng, gọi thế nghe hay hơn.
không thể nào nói mình gọi sai được. đó là văn hóa Việt, thay vì sữa các bạn cần phải giữ gìn.
còn gọi là Đồng Việt Nam nghe quốc tế hóa quá, mà khi đọc bằng tiếng anh thì người Việt vẫn đọc là Vietnamese Dong đó thôi!

mình vẫn thích gọi Việt Nam Đồng hơn. còn cách gọi có đúng với ngôn ngữ quốc tế hay ko thì cần phải xem lại người đó nói tiếng anh như thế nào nữa, ko phải ai cũng gọi sai.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,506
Thành viên mới nhất
youhuihuodong22
Back
Bên trên