Dân ngoại đạo và cơ hội làm việc tại ngân hàng

Xin chào các bạn. Để có thể giải đáp tất cả thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất. UB Talk quyết định sẽ thay đổi lịch lên sóng. :D Thay vì 1 tuần một lần, chúng tôi sẽ cố gắng tập hợp các thắc mắc của các bạn và có sự phân loại theo chủ đề để có thể giải đáp các bạn một cách nhanh nhất.
Và chủ đề của ngày hôm nay chính là “Dân ngoại đạo và cơ hội làm việc tại ngân hàng”
Bạn không học chuyên ngành ngân hàng. Trong quá trình học tại trường đại học, bạn không được học các môn về ngân hàng. Kiến thức về ngân hàng, bạn mù tịt.Vậy bạn có cơ hội thi ngân hàng hay không? Và bạn có thể ứng tuyển những vị trí nào phù hợp với chuyên ngành học của mình. Tất cả những thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp trong Ub Talks số này.
Giờ thì…Let’s go! :D

1.. Minh Ngọc – TP Hà Nội.
Gửi BTC!
Hiện tại em đang là sinh viên năm 2 - chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Bản thân em rất muốn được làm việc trong một môi trường ngân hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên em không biết với chuyên ngành tài chính doanh nghiệp em sẽ có thể làm ở bộ phận nào của ngân hàng ạ? Vì mới là sinh viên năm 2 nên em chưa xem qua đề thi tuyển ngân hàng lần nào, nhưng em muốn hỏi đề thi sẽ ra chung cho khối ngân hàng hay riêng biệt ạ? Và các đợt xét duyệt thanh lọc nhân viên có khó không ạ? (Đặc biệt em muốn tìm hiểu về MB và Viettin Bank ạ)
Xin cảm ơn BTC!


Trả lời:
Chào em, đầu tiên anh xin chúc mừng em. Vì tài chính doanh nghiệp là một chuyên ngành rất “hot” khi thi ngân hàng. Em không cần lo lắng vì mình không phải chuyên ngành ngân hàng nhé. Đối với chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, em có thể làm ở bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp – vừa và nhỏ thì sẽ tốt cho em bởi những kiến thức em học có thể hỗ trợ em nhiều trong công việc. Ngoài ra, em có thể thi tuyển vào vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân. Đối với vị trí hỗ trợ tín dụng, thì em cần bổ sung thêm kiến thức về tín dụng, thanh toán quốc tế. Theo như anh được biết, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp vẫn sẽ được học thêm 1 số môn và ngân hàng như quản trị ngân hàng thương mại, quản trị dịch vụ khác ngân hàng thương mại. Nên em hãy tự tin lên nhé J Trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc
-Đề thi của ngân hàng cũng như thi đại học trong trường. Mỗi ngân hàng đều có ngân hàng đề thi và mỗi đợt tuyển dụng sẽ có đề thi khác nhau.
-Ngân hàng sẽ thanh lọc nhân viên chủ yếu ở bộ phận kinh doanh. Chủ yếu là không đạt chỉ tiêu kinh doanh, thái độ làm việc không tốt, tiêu cực.....
- Về đề thi tuyển của MB và Vietinbank. Em có thể tham khảo tại các topic đề thi và topic thảo luận về việc thi tuyển của ngân hàng này tại diễn đàn UB.com.vn nhé J
Em mới sinh viên năm 2 nhưng đã rât tích cực trong việc định hướng công việc của mình. Anh tin với tinh thần cầu thị và ham học hỏi, em nhất định sẽ thành công. Chúc em đạt được những mục tiêu mình đề ra nhé.

2. Anne – TP Hà Nội
Em tốt nghiệp chuyên ngành tài chính doanh nghiệp. Ngành học của em rất rộng, em chưa có định hướng cụ thể về vi trí trong ngân hàng. em mong Ub có thể tư vấn cho em ví trí nào phù hợp nhất với ngành em đã học ạ. Cảm ơn UB so much.

Chào em. Câu hỏi của em tương tự như câu hỏi của Minh Ngọc. Em có thể tham khảo trong câu trả lời của anh ở phía trên nhé.

3. Sally Lê. – TP Hà Nội
Em hiện đang là sinh viên không theo chuyên ngành ngân hàng mà muốn làm ở ngân hàng thì thi thế nào ạ? anh/chị có thể gửi cho em tài liệu tự học được k ạ? vì giờ e cũng không có điều kiện để đi học được ạ. Em cảm ơn rất nhiều.

-Trả lời:

Chào em. Ngân hàng vẫn luôn mở rộng cửa đối với các bạn không học chuyên ngành ngân hàng. Điều quan trọng là em chọn vị trí nào để phù hợp với tốt chất của bản thân và kiến thức của mình.
Hiện tại trong các vị trí của ngân hàng, vị trí nhiều cơ hội cho các bạn ngoài chuyên ngành nhất là vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân. Do vị trí này yêu cầu nhiều về kỹ năng, việc ôn thi cũng không quá vất vả.
Đối với vị trí quan hệ khách hàng doanh nghiệp, yêu cầu em cần có thêm kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Đối với vị trí giao dịch viên yêu cầu em có kiến thức về kế toán ngân hàng.
Vị trí HTTD yêu cầu kiến thức tổng hợp về tín dụng, tài chính doanh nghiệp, thanh toán quốc tế.
Vị trí thanh toán quốc tế là vị trí yêu cầu cao nhất trong các vị trí này, vừa yêu cầu cao về kiến thức nghiệp vu của rất nhiều môn như: thanh toán quốc tế, vận tải bảo hiểm, giao dịch thương mại quốc tế, kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương, tải trợ thương mại quốc tế..các văn bản luật, tập quán, quy ước trong nước và quốc tế…Ngoài ra, vị trí này còn yêu cầu cao về tiếng Anh do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xuyên tiếp xúc với các hợp đồng, chứng từ tiếng Anh.
Về tài liệu ôn thi thì có rất nhiều trên diễn đàn . Em tìm đọc nhé.




4. Gaulon93 – Khu vực miền Bắc khác
Hiện em sắp tôt nghiệp và đang mong muốn thi vào ngân hàng. Tuy nhiên e k hiểu rõ các vị trí trong ngân hàng. Và chuyên ngành học ơ trg của e là kinh tê đối ngoại. Các anh chị tư vấn giúp e. E cảm ơn!
Trả lời:

Về các vị trí trong ngân hàng, em tham khảo các câu trả lời trên của anh nhé. Anh có trình bày khá cụ thể và chi tiết rồi đấy :)
Với chuyên ngành là kinh tế đối ngoại, anh nghĩ em phù hợp nhất với vị trí thanh toán quốc tế. Vì nó sát với chuyên ngành của em.:)

5. Đinh Thị Hương – TP Hà Nội
Mình là sinh viên đại học của trường không có tiếng , mình học khoa tài chính ngân hàng và sắp ra trường, bh mình thấy rất mông lung về cách xin việc vào ngân hàng . ad có thể tư vấn cho mình kỹ năng cũng như những gì cần chuẩn bị được không?

Chào bạn. Trường đại học có tiếng hay không có tiếng, điều quan trọng là bạn tự tin với những gì mình có. Đồng ý rằng là nhà tuyển dụng vẫn hay thường ưu tiên một số trường, tuy nhiên điều đó không quyết định tất cả. Chỉ cần bạn qua vòng test, thể hiện thật tốt ở vòng phỏng vấn thì sẽ thành công J Về các vị trí mà bạn có thể ứng tuyển,bạn tham khảo phần trả lời phía trên nhé :)

6.
Xin chào anh chị. Xin anh chị có thể cho em biết về cơ hội nghề nghiệp của cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành luật (đặc biệt là luật thương mại quốc tế) tại ngân hàng. Những vị trí công tác mà sinh viên tốt nghiệp đại học Luật có ứng tuyển cũng như những kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ và các kỹ năng mà chúng em cần đặc biệt trau dồi để có thể phù hợp với yêu cầu của các vị trí có thể ứng tuyển đó. Hiện tại có ba vị trí em yêu thích là pháp chế, thanh toán quốc tế và tín dụng. Em muốn hỏi cử nhân Luật ứng tuyển vào ba vị trí này thì có được không? Và cần đặc biệt chuẩn bị những gì để có thể ứng tuyển vào 3 vị trí này (đặc biệt là kiến thức nghiệp vụ ngân hàng). Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:
Chuyên ngành luật hiện tại ở nước ta khá thiếu nhân lực. Luật sư thì nhiều nhưng chất lượng không cao. Việc các bạn sinh viên học luật ra trường chuyển hướng sang các lĩnh vực khác như pháp chế tại các doanh nghiệp hay Ngân hàng đều rất cần các chuyên viên giỏi. Việc em xác định các vị trí công việc như pháp chế, thanh toán quốc tếtín dụng để ứng tuyển là được. Tuy nhiên, mỗi công việc như trên như yêu cầu các kỹ năng khác nhau và em cần bổ sung thêm để có thể đáp ứng công việc.
Đầu tiên nói về chuyên ngành luật thương mại quốc tế của em, chuyên ngành em theo học anh nghĩ sẽ đào tạo những thứ sau:
- Kiến thức về pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế (luật chơi của WTO, ASEAN, EU…)
- Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại, hợp đồng thương mại quốc tế
- Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế, kỹ năng tranh tụng tại các cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
- Khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh pháp lý
- Khả năng kết hợp tư duy pháp lý và tư duy kinh tế để thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu
Như vậy, tùy vào các công việc, em cần học thêm những thứ sau:
1. Chuyên viên pháp chế: Pháp chế tại NHTM là thực hiện
- Kiểm soát và cho ý kiến pháp lý về các văn bản do Ban lãnh đạo Ngân hàng ban hành gồm các văn bản chỉ đạo quản lý, kinh doanh, quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ theo phân công.
- Soạn thảo thẩm định tư vấn đưa ra các mẫu Hợp đồng, mẫu thỏa thuận, biên bản áp dụng trên toàn hệ thống và đưa ra các ý kiến tư vấn liên quan.
- Tư vấn pháp lý cho các Cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.
- Tham gia cùng các đơn vị đàm phán ký kết các Hợp đồng, giao dịch, thỏa thuận có tính chất quan trọng. giá trị lớn, phức tạp.
- Kiểm soát, thẩm định pháp lý, đàm phán, soạn thảo một số hợp đồng phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng;
Đối với 1 chuyên viên pháp chế, yêu cầu cần thiết là: Có kiến thức chuyên sâu về pháp luật liên quan đến tài chính, ngân hàng, có kiến thức chung về kinh tế. Hiểu và nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến mọi mặt hoạt động của Ngân hàng => Học thêm về luật Ngân hàng, luật các TCTD (khá rộng). Phải có khả năng phân tích các tình huống pháp lý, sự kiện pháp lý. Ngoài ra phải có khả năng ngoại ngữ và khả năng làm việc nhóm. Vị trí này thường ưu tiên tuyển những người có kinh nghiệm từ 1 năm làm việc trở lên trong lĩnh vực pháp chế.
2. Thanh toán quốc tế:
Vị trí này khá khó để ứng tuyển, vì đây là vị trí cần kinh nghiệm là việc từ 2 năm trở lên ở vị trí tương đương. Em có lợi thế là được học các kỹ năng liên quan đến luật thương mại quốc tế. Tuy nhiên để ứng tuyển vị trí này, em cần học thêm các kỹ năng như:
- Có kiến thức về UCP600, ISBP745, Inconterms, URC522…
- Quy trình và các Phương thức Thanh toán Quốc tế;
- Nghiệp vụ kiểm tra chứng từ L/C
- Kỹ thuật soạn điện trong Thanh toán Quốc tế….
3. Tín dụng:
Đối với vị trí này, số lượng nhân viên được tuyển dụng nhiều hơn và yêu cầu không quá khắt khe bằng. Nhiều ngân hàng cũng không yêu cầu kinh nghiệm. Em cần học thêm các kỹ năng sau để có thể ứng tuyển:
- Học về nghiệp vụ Ngân hàng TM; Hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
- Hiểu biết tổng quát về các quy định, quy chế, thông tư hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước
- Nghiệp vụ Thẩm định tín dụng.
- Kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp
Em có thể tìm hiểu và đối chiếu với các kỹ năng của bản thân để xác định công việc phù hợp nhất cho em và tiến hành học thêm các kỹ năng như trên nhé. Chúc em may mắn!
 
các anh chị cho e hỏi một chút ạ, e cũng học luật, và muốn có cơ hội làm việc tại các ngân hàng, cụ thể là pháp chế ạ. e thấy các ngân hàng tuyển rất nhiều vị trí mà không thấy có pháp chế ý ạ T. T, e nên làm thế nào bây h ạ. e cảm ơn các anh chị nhiều ạ
 
Ngân hàng nào chả có bộ phận pháp chế, vấn đề là bên pháp chế ngân hàng thường không mấy khi tuyển người mới ra trường, họ cần những người có kinh nghiệm , có khả năng phân tích rủi ro để đưa ra tư vấn tốt nhất để hạn chế rủi ro từ bên trong cũng như bên ngoài.
 
Ngân hàng nào chả có bộ phận pháp chế, vấn đề là bên pháp chế ngân hàng thường không mấy khi tuyển người mới ra trường, họ cần những người có kinh nghiệm , có khả năng phân tích rủi ro để đưa ra tư vấn tốt nhất để hạn chế rủi ro từ bên trong cũng như bên ngoài.
vâng, e cảm ơn anh ạ. tức là đợi khi nào có kinh nghiệm rùi e đi xin phải k ạ :)
 
cũng không hẳn, thường vị trí đấy nó yêu cầu vậy, biết đâu phòng pháp chế có vị trí nó không yêu cầu kinh nghiệm thì cứ nộp hồ sơ chứ sao.
 
Mình học Giao thông Vận tải chuyên ngành Kinh tế Xây dựng, không biết có cơ hội nào cho mình vào Ngân hàng k? Vị trí nào phù hợp?
 
Mình học Giao thông Vận tải chuyên ngành Kinh tế Xây dựng, không biết có cơ hội nào cho mình vào Ngân hàng k? Vị trí nào phù hợp?
Chào Trang,
Hiện tại em đang làm công việc trong ngành nào rồi em.
Em học Kinh tế Xây dựng trường ĐH Giao thông vận tải, vậy em cũng được học các môn cơ sở kinh tế đúng không em.
Trong ngân hàng, hiện tại có 2 vị trí em có thể ứng tuyển:
1. Giao dịch viên:
Yêu cầu: ngoại hình khá, cao >=1m58
Tính cách: Cẩn thận, nhẫn nại, vui vẻ.
Kiến thức: em bổ sung kiến thức kế toán ngân hàng, tham gia 1 khóa học ngắn hạn về ngân hàng để mình có những hiểu biết cơ bản về ngành cũng như kiến thức cơ bản một số môn học liên quan như Ngân hàng thương mại.

2. Chuyên viên quan hệ khách hàng.
Yêu cầu.
Tính cách: Nhanh nhẹn, thích giao tiếp, thích bán hàng, công việc kinh doanh.
Kiến thức: em bổ sung kiến thức tín dụng, tham gia 1 khóa học ngắn hạn về ngân hàng để mình có những hiểu biết cơ bản về ngành cũng như kiến thức cơ bản một số môn học liên quan như Ngân hàng thương mại, tín dụng, luật tín dụng.

Em có thể đến trực tiếp văn phòng UB Việt Nam 273 Đội Cấn để được tư vấn cụ thể hơn em nhé. Hoặc gọi điện số hotline: 04 3999 2518
Chúc em có lựa chọn công việc phù hợp.
 
E đang làm CTV thẻ tín dụng Sacombank. Và đợt này r cbi đi phát tờ rơi. Ac đi trước có thể đưa cho e một vài lời khuyên không..
 
E đang làm CTV Thẻ Tín dụng HN Hiện e ngồi gọi chán rồi nhưng mãi chưa đc khách nào. Ace nào có thể tư vấn, hướng dẫn e phát.
 
E đang làm CTV Thẻ Tín dụng HN Hiện e ngồi gọi chán rồi nhưng mãi chưa đc khách nào. Ace nào có thể tư vấn, hướng dẫn e phát.
Trước làm tại Trung tâm thẻ sacom. Cí bạn một ngày gọi cả list ds k đc ng nào đồng ý. Bỏ qua vài ba ng cuối ds thì sau chị gọi lại đc :) bài hc số 1: không nên bỏ qua bất kỳ cơ hội nào.
Sau này e làm qhkh cho NhTMcP cũng gọi điện e ạ. K tránh đc nên phải tập và hc. Kinh nghiệm khi e gọi điện mời mở thẻ tín dụng. E đang có 1 list ds của 1 phòng ban co quan nào đó thì nên gọi điện cho 1 vài ng trong ds thôi (chọn nữ) rồi gth sp thẻ, và nếu họ từ chối hay đồng ý thì cũng nhờ họ gth vs đồng nghiệp cùng phòng. Nếu gặp kế toán hay trưởng phòng thì mạnh dạn xin phép đêns gth trực tiếp.
Ngày t7, cn 10,11/1/2016. Ub có mở khoá học miễn phí đào tạo các bạn kỹ năng gọi điện thoại. Bạn liên hệ vp ub nếu muốn thgia nhé .
 
Trước làm tại Trung tâm thẻ sacom. Cí bạn một ngày gọi cả list ds k đc ng nào đồng ý. Bỏ qua vài ba ng cuối ds thì sau chị gọi lại đc :) bài hc số 1: không nên bỏ qua bất kỳ cơ hội nào.
Sau này e làm qhkh cho NhTMcP cũng gọi điện e ạ. K tránh đc nên phải tập và hc. Kinh nghiệm khi e gọi điện mời mở thẻ tín dụng. E đang có 1 list ds của 1 phòng ban co quan nào đó thì nên gọi điện cho 1 vài ng trong ds thôi (chọn nữ) rồi gth sp thẻ, và nếu họ từ chối hay đồng ý thì cũng nhờ họ gth vs đồng nghiệp cùng phòng. Nếu gặp kế toán hay trưởng phòng thì mạnh dạn xin phép đêns gth trực tiếp.
Ngày t7, cn 10,11/1/2016. Ub có mở khoá học miễn phí đào tạo các bạn kỹ năng gọi điện thoại. Bạn liên hệ vp ub nếu muốn thgia nhé .
E cảm ơn ! H H e mới đọc rep >.<. Sếp e bảo là lập KH đi rồi đi phát tờ rơi xong đứng tư vấn luôn. Sếp bảo phân loại KH,... Nhưng e chưa có k/n nên kb nên làm ntn :( Chị tiện tư vấn tiếp e :)
 
Back
Bên trên