Con ông cháu cha, nơi đâu cũng có??

  • Bắt đầu Bắt đầu kenfntnkg
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Bác chủ thớt ơi, em kịch liệt cảm ơn bài viết của bác. Tuyệt vời. Em thích nhất câu
KẾT LUẬN: bước đệm vào đời mỗi người mỗi khác, mỗi người mỗi vẻ. Quan trọng là ở mỗi con người có khẳng định được vị thế của mình trong cuộc sống. Làm người ta NỂ khó hơn làm người ta SỢ.
Rất mong bác sẽ có nhiều bài viết thú vị hơn nữa.
 
Bác chủ thớt ơi, em kịch liệt cảm ơn bài viết của bác. Tuyệt vời. Em thích nhất câu
KẾT LUẬN: bước đệm vào đời mỗi người mỗi khác, mỗi người mỗi vẻ. Quan trọng là ở mỗi con người có khẳng định được vị thế của mình trong cuộc sống. Làm người ta NỂ khó hơn làm người ta SỢ.
Rất mong bác sẽ có nhiều bài viết thú vị hơn nữa.

Úi, tự dưng em đệm câu "kịch liệt" làm anh hết hồn, tưởng là "kịch liệt phản đối" chứ.
Hi hi . . .
Ừm, quan trọng là ai làm giàu và sống tốt hơn thôi. Có những người trong tay chẳng có gì mà lên nên cơ nghiệp. Nên mình phải đặt câu hỏi cho chính bản thân mình hì hì
 
Thấy mọi người như an ủi nhau í
Mới vào đời, chập chững bước mà gặp "ngược đường" nữa thì hơi mệt. Phải lăn lộn 3-5 năm nựa mới có tý sức trụ được, lúc ấy mới nhìn đời đỡ bức xúc hơn tý.
Chứ bây giờ muh` muốn chen chân zô mấy chỗ ngon, coi bộ khó ah...
 
Bài viết hay.thaks chủ thớt.Nếu giả sử bản thân mình làm quan lớn thì mình cũng sẽ xin giúp bà con, họ hàng, bạn bè... Mình vào thui.Đó là cả một quá trình.
 
Mỗi người một cách. Mình sẽ cố gắng làm một COCC, cho dù giờ mình vẫn ko quen biết và đang vận động hành lang. Cảm ơn bài viết cho mình hiểu rõ hơn tâm lý của con người!
 
Hôm nay mưa ở đồng bằng sông Cửu Long nhiều quá, khách ra vô cũng ít, xử lý công việc cũng ít, lượn vài vòng tự dưng nhớ lại có cái vấn đề này tính nói mà quên nói. hì hì hì ;)

Con ông cháu cha hay là con cháu các cụ cả.
Đây là từ mà hầu như ai nghe cũng ghét, nhất là những ai nằm trong cái thế "cô độc" giữa thế gian, hay con nhà nghèo lên phố tìm việc.:-w
Trừ, những ai trong cái thế có "cây cao bóng cả" nâng đỡ.

Tư tưởng lẫn tâm trí chúng ta, ai cũng nói COCC ở trong nhà nước còn tư nhân hay nước ngoài không có? Nếu ai nói thế, bé cái lầm.

Ngày xưa, khi ra trường, chính điều này làm phân tán tư tưởng mình rất nhiều. Nhà nước hay tư nhân? Lương hưu hay không lương hưu? Tự do hay gò bó? Chặt chém hay có không gian phát triển?8-}. . . nhiều thứ lắm chứ.

Mình cũng xin khẳng định mọi người, mình là 1 người trẻ, mang lý tưởng cách mạng, mang tư tưởng Hồ Chí Minh và yêu nước.
Mình là thủ lĩnh thanh niên, là người đứng đầu các hoạt động Đoàn, Hội, Đội từ trường cho tới địa phương. (cũng vừa đủ xài, không có tài giỏi quá lắm nhe bà con).
Tỉnh Đoàn và cả Đoàn phường đã OK khi ra trường rồi (về nói với Tía, ổng mắng té tát, lúc đó lương 800K, tính sao thì tính, sau này đậu vô Vietel lương 8 triệu, xỉu cái đùng, gấp 10 lần).

Ở hoạt động Đoàn có rất nhiều vấn đề, nhưng ghét nhất cứ tới kỳ Đại Hội, luôn có 2 phương án, Đại Hội bầu BCH hay là do Cấp trên chỉ định. Cứ y như là Cấp Trên toàn quyền, hiếm khi nào cho Đại Hội quyết định. Ấy thế là COCC cứ "nhú" lên làm cái chức to đùng. Cũng có người làm giỏi, nhưng cũng có người làm cực tệ. Đoàn là bàn đạp đi lên con đường chính trị mà. Bí thư Tỉnh Đoàn là tương lai sáng lạng nhất, sau này lên chức vèo vèo.
Lúc học ĐH, chính bản thân từng đi năn nỉ các Đại biểu (bạn bè mà) đừng bầu mình vào BCH (vì lúc đó đã chỉ định mình làm Bí thư), ghê chưa, đủ trạng thái hết.
Nên khi mình không được làm Bí Thư, Cấp trên (Giáo viên) nổi trận lôi đình mắng Đại hội té tát.
(nói nhiêu đó thui, hổng nói nhiều về Đoàn).

Thế là, quyết định đi tư nhân, chưa có bằng đã đậu vào ngân hàng Top Ten làn sóng xanh. Bạn bè ai cũng trầm trồ ngợi khen, nhìn mình bằng con mắt ngưỡng mộ. Mình cũng lên tới trời.
Lúc đó niềm tin mãnh liệt là ta đã thoát khỏi cái tù tùng, cái u mê, cái COCC kia.
Nhưng bé cái lầm, vô đi rồi biết, cắm đầu cắm cổ làm mà không để ý, thì cũng thuộc hàng "cao thủ võ lâm" không à. Cũng nhờ "các lão đại" gửi vô. Chí ít cũng 20 30% (đoán vậy).
Công việc thì há hốc mồm, đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Nhưng cũng được đánh giá tốt, vì mình là chàng trai độc nhất vô nhị với 7 cô nàng xinh đẹp mà. (hàng hiếm, nhiều người tưởng Pede hay là COCC nữa hix hix hix).

Lúc đó thói đời ranh ghét (thực sự), căm ghét, và bực bội.

Đời nói, "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa".
Thế là sau mấy tháng thất nghiệp vì liều mạng mới làm 2 tháng rưỡi ngân hàng kia đã xin nghỉ. Mình xin được vào 1 ngân hàng quốc doanh (thằng này hên, vài ngày sau SCB và CCF kêu nên buồn đau đớn). Vào nơi đó, là niềm vui của gia đình, ai cũng nói ổn định. Ừ, thì cần việc, cứ làm, mà biết chắc COCC nhiều kinh.
Đúng như dự đoán, mật độ COCC còn gấp 100 lần nơi cũ. Người tài người giỏi thì đè ra kêu làm, thằng dỡ thằng lười ngồi chơi. Cuối tháng lãnh lương cũng bằng nhau. Lãnh đạo thì không có trình độ, nhưng vẫn được giữ chức và có khi đề bạt lên cao hơn. Mật độ trải dài từ H.O cho đến các chi nhánh.
Có ai vui không khi lên H.O, 3 giờ chiều nghe nói 2 phó Tổng đánh bóng bàn trong cơ quan. Hết hiểu luôn?

Qua chỗ thứ 3, cũng vậy . . .
Và từ những đứa bạn, những đứa biết sơ sơ, . . . được vào ngân hàng ngon . . .

Giờ, mình có những cảm nhận như thế này:
1. Gửi gắm là chuyện hiển nhiên của cuộc sống. Đời cha, đời chú xây dựng mối quan hệ để cho con cháu. Thì việc xin được việc cho con cháu mình là chuyện bình thường, đó là 1 quá trình của 1 quá khứ cho đến hiện tại.
2. Sự gửi gắm đôi khi đánh đổi uy tín của 1 con người hay sự tồn tại chiếc ghế của những ai đó.:)
3. Tư nhân cũng gửi gắm con cháu, cha chú, cô dì . . . đều có hết. Từ nội bộ đến lẫn bên ngoài.:^o
4. Ngay cả xin 1 chân bán ở Siêu Thị, mà nhờ quen biết cũng xin được. (ngày trước từng xin cho con bé kia làm tiếp thị bia Tiger).:-w
5. Tư tưởng đã thông ở chỗ: COCC hay gửi gắm, quan trọng là anh chị có làm được việc tốt, làm được cho mọi người nể, chứng tỏ mình là người có năng lực, thì việc gì phải ranh ghét. Cũng làm công ăn lương, bán sức lao động mà ra thôi. Vào làm cũng cày muốn chết. Chỉ khác là bước đệm vào đời mỗi người mỗi khác. Đôi khi là bất lợi (ỷ lại), đôi khi là lợi thế (đi nhanh hơn).
6. Chỉ ghét những đứa không năng lực, ỷ thế cha chú, cô dì làm chức to. Đi thì toàn ngửa mặt trên trời, làm không ra làm, chơi với bay nhảy, Sếp hông dám la, lương lãnh đều đều, có khi chẳng có công cán gì cũng lãnh giấy khen, . . .Những con người đó sống có giàu đi nữa thì cũng bị mất DANH DỰ.b-(
7. Nhiều người COCC những tính tình rất tốt và thân thiện. Trừ những kẻ khó ưa, hách dịch thôi hahaha (mình chơi với mấy đứa COCC thấy rất ok, còn mấy đứa COCC khó ưa mình hổng có chơi kekeke)


Nên thôi, KẾT LUẬN: bước đệm vào đời mỗi người mỗi khác, mỗi người mỗi vẻ. Quan trọng là ở mỗi con người có khẳng định được vị thế của mình trong cuộc sống. Làm người ta NỂ khó hơn làm người ta SỢ (cầm cây dao hù người ta, ai mà chả sợ).:eek:3

Giờ bình thản rất nhiều về chuyện này. Quan trọng là bản thân ta cố gắng. Chứ ngồi đó, đứng đó chỉ trích COCC mà không vẫn dậm chân tại chỗ, mà suốt ngày cứ đòi công bằng và sự thành công. Như vậy chẳng biết khi nào ngóc đầu lên nổi.

Ghi chú: Đóng đủ 20 năm BHXH thì có lương hưu nhé!
đợt tới trắc em sẽ được thỉnh giáo cái mật độ COCC ở Top Four
 
  • Like
Reactions: A13
Mình hoàn toàn đồng ý với bài viết của bạn, COCC thì ở đâu, lĩnh vực nào cũng có. Thay vì ngồi đó than vãn cuộc đời, sao chúng ta không tập trung lo cho sự nghiệp của mình để sau này con cháu chúng ta được nhờ mà ngồi ở đó ganh ghét nhau. COCC người ta cũng phải phấn đấu cả cuộc đời mới có năng lực gửi đc con cháu của họ vào một môi trường tốt.
 
  • Like
Reactions: A13
Mình thì chẳng ghét mấy bạn con ông cháu cha, chỉ ghét mấy bạn lúc nào cũng sĩ diện vì cái đấy, bô bô cái mồm ra con ông này, cháu ông kia thôi. Còn đi xin việc, bản thân mình cũng thế có quan hệ vẫn tốt hơn chứ. Đặt vào bản thân mình thì biết, mai sau giả dụ mình làm to thì con mình cũng được hưởng. Chả trách các cụ có câu, một người làm quan trăm họ được nhờ.
 
Hôm nay mưa ở đồng bằng sông Cửu Long nhiều quá, khách ra vô cũng ít, xử lý công việc cũng ít, lượn vài vòng tự dưng nhớ lại có cái vấn đề này tính nói mà quên nói. hì hì hì ;)

Con ông cháu cha hay là con cháu các cụ cả.
Đây là từ mà hầu như ai nghe cũng ghét, nhất là những ai nằm trong cái thế "cô độc" giữa thế gian, hay con nhà nghèo lên phố tìm việc.:-w
Trừ, những ai trong cái thế có "cây cao bóng cả" nâng đỡ.

Tư tưởng lẫn tâm trí chúng ta, ai cũng nói COCC ở trong nhà nước còn tư nhân hay nước ngoài không có? Nếu ai nói thế, bé cái lầm.

Ngày xưa, khi ra trường, chính điều này làm phân tán tư tưởng mình rất nhiều. Nhà nước hay tư nhân? Lương hưu hay không lương hưu? Tự do hay gò bó? Chặt chém hay có không gian phát triển?8-}. . . nhiều thứ lắm chứ.

Mình cũng xin khẳng định mọi người, mình là 1 người trẻ, mang lý tưởng cách mạng, mang tư tưởng Hồ Chí Minh và yêu nước.
Mình là thủ lĩnh thanh niên, là người đứng đầu các hoạt động Đoàn, Hội, Đội từ trường cho tới địa phương. (cũng vừa đủ xài, không có tài giỏi quá lắm nhe bà con).
Tỉnh Đoàn và cả Đoàn phường đã OK khi ra trường rồi (về nói với Tía, ổng mắng té tát, lúc đó lương 800K, tính sao thì tính, sau này đậu vô Vietel lương 8 triệu, xỉu cái đùng, gấp 10 lần).

Ở hoạt động Đoàn có rất nhiều vấn đề, nhưng ghét nhất cứ tới kỳ Đại Hội, luôn có 2 phương án, Đại Hội bầu BCH hay là do Cấp trên chỉ định. Cứ y như là Cấp Trên toàn quyền, hiếm khi nào cho Đại Hội quyết định. Ấy thế là COCC cứ "nhú" lên làm cái chức to đùng. Cũng có người làm giỏi, nhưng cũng có người làm cực tệ. Đoàn là bàn đạp đi lên con đường chính trị mà. Bí thư Tỉnh Đoàn là tương lai sáng lạng nhất, sau này lên chức vèo vèo.
Lúc học ĐH, chính bản thân từng đi năn nỉ các Đại biểu (bạn bè mà) đừng bầu mình vào BCH (vì lúc đó đã chỉ định mình làm Bí thư), ghê chưa, đủ trạng thái hết.
Nên khi mình không được làm Bí Thư, Cấp trên (Giáo viên) nổi trận lôi đình mắng Đại hội té tát.
(nói nhiêu đó thui, hổng nói nhiều về Đoàn).

Thế là, quyết định đi tư nhân, chưa có bằng đã đậu vào ngân hàng Top Ten làn sóng xanh. Bạn bè ai cũng trầm trồ ngợi khen, nhìn mình bằng con mắt ngưỡng mộ. Mình cũng lên tới trời.
Lúc đó niềm tin mãnh liệt là ta đã thoát khỏi cái tù tùng, cái u mê, cái COCC kia.
Nhưng bé cái lầm, vô đi rồi biết, cắm đầu cắm cổ làm mà không để ý, thì cũng thuộc hàng "cao thủ võ lâm" không à. Cũng nhờ "các lão đại" gửi vô. Chí ít cũng 20 30% (đoán vậy).
Công việc thì há hốc mồm, đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Nhưng cũng được đánh giá tốt, vì mình là chàng trai độc nhất vô nhị với 7 cô nàng xinh đẹp mà. (hàng hiếm, nhiều người tưởng Pede hay là COCC nữa hix hix hix).

Lúc đó thói đời ranh ghét (thực sự), căm ghét, và bực bội.

Đời nói, "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa".
Thế là sau mấy tháng thất nghiệp vì liều mạng mới làm 2 tháng rưỡi ngân hàng kia đã xin nghỉ. Mình xin được vào 1 ngân hàng quốc doanh (thằng này hên, vài ngày sau SCB và CCF kêu nên buồn đau đớn). Vào nơi đó, là niềm vui của gia đình, ai cũng nói ổn định. Ừ, thì cần việc, cứ làm, mà biết chắc COCC nhiều kinh.
Đúng như dự đoán, mật độ COCC còn gấp 100 lần nơi cũ. Người tài người giỏi thì đè ra kêu làm, thằng dỡ thằng lười ngồi chơi. Cuối tháng lãnh lương cũng bằng nhau. Lãnh đạo thì không có trình độ, nhưng vẫn được giữ chức và có khi đề bạt lên cao hơn. Mật độ trải dài từ H.O cho đến các chi nhánh.
Có ai vui không khi lên H.O, 3 giờ chiều nghe nói 2 phó Tổng đánh bóng bàn trong cơ quan. Hết hiểu luôn?

Qua chỗ thứ 3, cũng vậy . . .
Và từ những đứa bạn, những đứa biết sơ sơ, . . . được vào ngân hàng ngon . . .

Giờ, mình có những cảm nhận như thế này:
1. Gửi gắm là chuyện hiển nhiên của cuộc sống. Đời cha, đời chú xây dựng mối quan hệ để cho con cháu. Thì việc xin được việc cho con cháu mình là chuyện bình thường, đó là 1 quá trình của 1 quá khứ cho đến hiện tại.
2. Sự gửi gắm đôi khi đánh đổi uy tín của 1 con người hay sự tồn tại chiếc ghế của những ai đó.:)
3. Tư nhân cũng gửi gắm con cháu, cha chú, cô dì . . . đều có hết. Từ nội bộ đến lẫn bên ngoài.:^o
4. Ngay cả xin 1 chân bán ở Siêu Thị, mà nhờ quen biết cũng xin được. (ngày trước từng xin cho con bé kia làm tiếp thị bia Tiger).:-w
5. Tư tưởng đã thông ở chỗ: COCC hay gửi gắm, quan trọng là anh chị có làm được việc tốt, làm được cho mọi người nể, chứng tỏ mình là người có năng lực, thì việc gì phải ranh ghét. Cũng làm công ăn lương, bán sức lao động mà ra thôi. Vào làm cũng cày muốn chết. Chỉ khác là bước đệm vào đời mỗi người mỗi khác. Đôi khi là bất lợi (ỷ lại), đôi khi là lợi thế (đi nhanh hơn).
6. Chỉ ghét những đứa không năng lực, ỷ thế cha chú, cô dì làm chức to. Đi thì toàn ngửa mặt trên trời, làm không ra làm, chơi với bay nhảy, Sếp hông dám la, lương lãnh đều đều, có khi chẳng có công cán gì cũng lãnh giấy khen, . . .Những con người đó sống có giàu đi nữa thì cũng bị mất DANH DỰ.b-(
7. Nhiều người COCC những tính tình rất tốt và thân thiện. Trừ những kẻ khó ưa, hách dịch thôi hahaha (mình chơi với mấy đứa COCC thấy rất ok, còn mấy đứa COCC khó ưa mình hổng có chơi kekeke)


Nên thôi, KẾT LUẬN: bước đệm vào đời mỗi người mỗi khác, mỗi người mỗi vẻ. Quan trọng là ở mỗi con người có khẳng định được vị thế của mình trong cuộc sống. Làm người ta NỂ khó hơn làm người ta SỢ (cầm cây dao hù người ta, ai mà chả sợ).:eek:3

Giờ bình thản rất nhiều về chuyện này. Quan trọng là bản thân ta cố gắng. Chứ ngồi đó, đứng đó chỉ trích COCC mà không vẫn dậm chân tại chỗ, mà suốt ngày cứ đòi công bằng và sự thành công. Như vậy chẳng biết khi nào ngóc đầu lên nổi.

Ghi chú: Đóng đủ 20 năm BHXH thì có lương hưu nhé!
Đọc tới ghi chú cái muốn té ghế
khá hay ah,nhiều lúc em cũng tự hỏi làm sao mà qua được những COCC để đi lên đây?haiz,1% của em nó nằm đâu xa quá,xin việc 2 năm rồi cũng chưa tìm dc chỗ mới,haiz,cũng có đôi lúc thất vọng cùng cực nhưng rồi cũng phải cố gắng
nước mắt k thể để rơi vì những người này,haiz,đúng là COCC k phải ai cũng xấu,nhưng cái cách họ chiếm hầu hết chỗ thì thực sự em k thể nào đồng tình dc
 
  • Like
Reactions: A13
Back
Bên trên