Chào mọi người,
Chắc mấy ngày nay mọi người cũng thấy thiên hạ rối lên vì chuyện "ông" BIDV tuyển dụng. Tôi cũng háo hức chẳng kém. Cơ bản là tôi sắp tốt nghiệp; có cơ hội việc làm là cứ sướng hết cả người nên cũng rất chịu khó bon chen...
Ấy vậy mà BIDV lại làm tôi mừng hụt vì trường tôi không nằm trong danh sách mà ngân hàng cho phép dự tuyển. Chuyện này không mới và BIDV không phải là ngân hàng duy nhất đưa ra giới hạn. Nhưng tại sao lại như vậy ?? các ngân hàng cần những ứng viên có thực lực? và họ nghĩ rằng những trường danh tiếng sẽ cho "ra lò" những "sản phẩm" xuất chúng? Ngân hàng không sai. Họ muốn giới hạn để không phải bỏ ra quá nhiều chi phí, cũng có thể là để khẳng định vị thế của ngân hàng..., dù gì đi nữa thì suy nghĩ đó là hợp lý. Thế nhưng :
- Họ làm thế vô tình làm sinh viên các trường ngoài chuẩn cảm thấy bất công. Trường đại học nào cũng do Bộ quản lý, cũng được nhà nước thừa nhận, những người học ai cũng được gọi là sinh viên [ mình đang nói bậc đại học ]. Cớ sao lại có sự phân biệt kiểu con ghẻ & con riêng? sao lại có cái gọi là sinh viên công lập & sinh viên ngoài công lập? hay là do sự phong phú của tiếng Việt ?
- Có phải họ đã bỏ đi 1 phần ứng viên có khả năng, có nhiệt huyết khi thẳng thừng không cho "con ghẻ" đi "gửi xe" tại các kỳ tuyển dụng? Các tổ chức đào tạo hệ đại học ngoài công lập được gọi là gì hỡi các nhà tuyển dụng yêu dấu? Chúng vẫn được gọi là các trường đại học chứ không phải khu vui chơi. Sinh viên đến đó học chứ không phải đi du lịch. Có thể, mặt bằng đầu vào thấp hơn công lập, có thể những trường này quy tụ lượng sinh viên chịu học ít hơn số sinh viên chịu chơi nhưng không có cơ sở nào để kết luận rằng những sinh viên tốt nghiệp từ đó không đủ khả năng làm việc thực tiễn. Những sinh viên ngoài công lập không trông chờ 1 sự ưu tiên nào hết, họ chỉ cần được cạnh tranh sòng phẳng trong tuyển dụng, vậy mà có được đâu?
Tôi nằm mơ khá nhiều & gần đây tôi mơ BDIV tuyển dụng như sau: 90% ứng viên tốt nghiệp đại hoc công lập, còn lại là ứng viên ngoài công lập. Nhưng rất tiếc, đời không như là mơ...
Chắc mấy ngày nay mọi người cũng thấy thiên hạ rối lên vì chuyện "ông" BIDV tuyển dụng. Tôi cũng háo hức chẳng kém. Cơ bản là tôi sắp tốt nghiệp; có cơ hội việc làm là cứ sướng hết cả người nên cũng rất chịu khó bon chen...
Ấy vậy mà BIDV lại làm tôi mừng hụt vì trường tôi không nằm trong danh sách mà ngân hàng cho phép dự tuyển. Chuyện này không mới và BIDV không phải là ngân hàng duy nhất đưa ra giới hạn. Nhưng tại sao lại như vậy ?? các ngân hàng cần những ứng viên có thực lực? và họ nghĩ rằng những trường danh tiếng sẽ cho "ra lò" những "sản phẩm" xuất chúng? Ngân hàng không sai. Họ muốn giới hạn để không phải bỏ ra quá nhiều chi phí, cũng có thể là để khẳng định vị thế của ngân hàng..., dù gì đi nữa thì suy nghĩ đó là hợp lý. Thế nhưng :
- Họ làm thế vô tình làm sinh viên các trường ngoài chuẩn cảm thấy bất công. Trường đại học nào cũng do Bộ quản lý, cũng được nhà nước thừa nhận, những người học ai cũng được gọi là sinh viên [ mình đang nói bậc đại học ]. Cớ sao lại có sự phân biệt kiểu con ghẻ & con riêng? sao lại có cái gọi là sinh viên công lập & sinh viên ngoài công lập? hay là do sự phong phú của tiếng Việt ?
- Có phải họ đã bỏ đi 1 phần ứng viên có khả năng, có nhiệt huyết khi thẳng thừng không cho "con ghẻ" đi "gửi xe" tại các kỳ tuyển dụng? Các tổ chức đào tạo hệ đại học ngoài công lập được gọi là gì hỡi các nhà tuyển dụng yêu dấu? Chúng vẫn được gọi là các trường đại học chứ không phải khu vui chơi. Sinh viên đến đó học chứ không phải đi du lịch. Có thể, mặt bằng đầu vào thấp hơn công lập, có thể những trường này quy tụ lượng sinh viên chịu học ít hơn số sinh viên chịu chơi nhưng không có cơ sở nào để kết luận rằng những sinh viên tốt nghiệp từ đó không đủ khả năng làm việc thực tiễn. Những sinh viên ngoài công lập không trông chờ 1 sự ưu tiên nào hết, họ chỉ cần được cạnh tranh sòng phẳng trong tuyển dụng, vậy mà có được đâu?
Tôi nằm mơ khá nhiều & gần đây tôi mơ BDIV tuyển dụng như sau: 90% ứng viên tốt nghiệp đại hoc công lập, còn lại là ứng viên ngoài công lập. Nhưng rất tiếc, đời không như là mơ...