Chào các bạn.
Thời gian qua, tôi nhận được nhiều câu hỏi của các bạn không học Ngân hàng hoặc không học bất kỳ chuyên ngành nào liên quan đến Ngân hàng hỏi rằng "họ có cơ hội làm việc trong ngành Ngân hàng hay không?"
Ở bất cứ thời điểm nào, tôi nghĩ đây là một trong những đề tài hay mà nhiều người quan tâm. Vì vậy, tôi quyết định viết bài này như một dẫn dụ đơn giản về việc "người ngoại đạo" và công việc ngành ngân hàng.
Trước tiên, tôi phải khẳng định rằng, với kiến thức của các bạn, đặc biệt là các bạn học khối Kinh tế (bất kể chuyên ngành gì) các bạn đều có cơ hội lớn để làm việc trong ngành mà các bạn mơ ước.
Tai sao ư, đơn giản: đại học rèn cho các bạn lối tư duy và cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản chứ không phải nơi dậy bạn làm nghề. Với bất kỳ lĩnh vực gì thì tư duy luôn là tối thượng, kiến thức và kinh nghiệm trong bất kỳ tình huống nào đều có thể lĩnh hội được và phải khẳng định rằng không thể nói thế nào là đủ ....
Tuy nhiên, với lối tư duy thôi thì ... chưa đủ. Nhân sự ngành Ngân hàng có sự cạnh tranh khá khốc liệt, vì thế nếu bạn có ngay kiến thức về cái bạn sẽ làm sẽ lợi thế hơn bạn không có gì.
Với những bạn chưa hề học chuyên ngành Ngân hàng thì cái đầu tiên mà các bạn cần có là một sự hiểu biết chung về hệ thống Ngân hàng TMCP tại Việt nam & các sản phẩm của NH đương đại. (Tham khảo tại đây).
Đây là khối kiến thức sơ đẳng để các bạn hình dung ra nơi các bạn sẽ làm việc, nó như thế nào? nó có những gì, tương tác với ai?....
Sau khi đã có cái nhìn chung về hệ thống, các bạn nên tìm đọc tham khảo một cuốn Giáo trình Ngân hàng thương mại để tìm hiểu sâu hơn. (có thể tham khảo download tại đây)
Nếu có điều kiện, các bạn nên chọn cuốn giáo trình khác cuốn mà tôi gợi ý (có thể của trường HVNH hoặc HVTC hoặc KTQD) tuy nhiên, một lời khuyên tôi đưa ra là các bạn không nên lan man, cố gắng xoáy sâu và nghiệp vụ mình mong muốn. Nói vậy nhưng các nghiệp vụ khác các bạn phải biết. Tốt nhất nếu có thể các bạn hãy hình dung ra mối tương tác giữa các nghiệp vụ là tốt nhất (đây là cách học rất hiệu quả).
Sau khi thấm nhuần quyển sách này, tôi tin chắc rằng tự tin của các bạn sẽ tăng lên lớn hơn đôi phần , hãy rèn luyện thêm các Kỹ năng mềm và nghiệp vụ phụ trợ , sau đó, hãy tham khảo trước các dạng đề thi, thử tự mình làm thử để test trình độ. Một lời khuyên đưa ra là đừng quá lo lắng nếu bạn không làm hết các đề, việc đầu tiên khi điều đó xảy ra là bình tĩnh, tìm chân lý cho các câu trả lời sai đó. (câu nào khó quá có thể hỏi ngay trên ub.com.vn )
Điều cuối cùng tôi muốn khuyên các bạn là lựa chọn vị trí phù hợp nhất với chuyên ngành mình học (tư duy tương tự). Tôi không dám chắc rằng gợi ý của mình hoàn toàn đúng nhưng cũng xin mạn phép đưa ra một số lựa chọn cho các vị trí phổ thông nhất trong Ngân hàng như sau:
Chúc các bạn may mắn!!!
Thời gian qua, tôi nhận được nhiều câu hỏi của các bạn không học Ngân hàng hoặc không học bất kỳ chuyên ngành nào liên quan đến Ngân hàng hỏi rằng "họ có cơ hội làm việc trong ngành Ngân hàng hay không?"
Ở bất cứ thời điểm nào, tôi nghĩ đây là một trong những đề tài hay mà nhiều người quan tâm. Vì vậy, tôi quyết định viết bài này như một dẫn dụ đơn giản về việc "người ngoại đạo" và công việc ngành ngân hàng.
Trước tiên, tôi phải khẳng định rằng, với kiến thức của các bạn, đặc biệt là các bạn học khối Kinh tế (bất kể chuyên ngành gì) các bạn đều có cơ hội lớn để làm việc trong ngành mà các bạn mơ ước.
Tai sao ư, đơn giản: đại học rèn cho các bạn lối tư duy và cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản chứ không phải nơi dậy bạn làm nghề. Với bất kỳ lĩnh vực gì thì tư duy luôn là tối thượng, kiến thức và kinh nghiệm trong bất kỳ tình huống nào đều có thể lĩnh hội được và phải khẳng định rằng không thể nói thế nào là đủ ....
Tuy nhiên, với lối tư duy thôi thì ... chưa đủ. Nhân sự ngành Ngân hàng có sự cạnh tranh khá khốc liệt, vì thế nếu bạn có ngay kiến thức về cái bạn sẽ làm sẽ lợi thế hơn bạn không có gì.
Với những bạn chưa hề học chuyên ngành Ngân hàng thì cái đầu tiên mà các bạn cần có là một sự hiểu biết chung về hệ thống Ngân hàng TMCP tại Việt nam & các sản phẩm của NH đương đại. (Tham khảo tại đây).
Đây là khối kiến thức sơ đẳng để các bạn hình dung ra nơi các bạn sẽ làm việc, nó như thế nào? nó có những gì, tương tác với ai?....
Sau khi đã có cái nhìn chung về hệ thống, các bạn nên tìm đọc tham khảo một cuốn Giáo trình Ngân hàng thương mại để tìm hiểu sâu hơn. (có thể tham khảo download tại đây)
Nếu có điều kiện, các bạn nên chọn cuốn giáo trình khác cuốn mà tôi gợi ý (có thể của trường HVNH hoặc HVTC hoặc KTQD) tuy nhiên, một lời khuyên tôi đưa ra là các bạn không nên lan man, cố gắng xoáy sâu và nghiệp vụ mình mong muốn. Nói vậy nhưng các nghiệp vụ khác các bạn phải biết. Tốt nhất nếu có thể các bạn hãy hình dung ra mối tương tác giữa các nghiệp vụ là tốt nhất (đây là cách học rất hiệu quả).
Sau khi thấm nhuần quyển sách này, tôi tin chắc rằng tự tin của các bạn sẽ tăng lên lớn hơn đôi phần , hãy rèn luyện thêm các Kỹ năng mềm và nghiệp vụ phụ trợ , sau đó, hãy tham khảo trước các dạng đề thi, thử tự mình làm thử để test trình độ. Một lời khuyên đưa ra là đừng quá lo lắng nếu bạn không làm hết các đề, việc đầu tiên khi điều đó xảy ra là bình tĩnh, tìm chân lý cho các câu trả lời sai đó. (câu nào khó quá có thể hỏi ngay trên ub.com.vn )
Điều cuối cùng tôi muốn khuyên các bạn là lựa chọn vị trí phù hợp nhất với chuyên ngành mình học (tư duy tương tự). Tôi không dám chắc rằng gợi ý của mình hoàn toàn đúng nhưng cũng xin mạn phép đưa ra một số lựa chọn cho các vị trí phổ thông nhất trong Ngân hàng như sau:
- Vị trí Quan hệ Khách hàng (trước đây gọi là NV tín dụng): Chuyên ngành có thể làm việc thuận lợi nhất là Tài chính DN, Kế toán DN, Quản trị Kinh doanh,.... Hiện nay còn mở rộng cho tất cả các chuyên ngành có liên quan đến khối ngành kinh tế. Các ngân hàng tuyển dụng ngày càng cởi mở hơn, chú trọng vào khả năng làm việc và sự phù hợp với vị trí tuyển dụng chứ không quá coi trọng bằng cấp, danh tiếng trường tốt nghiệp như trước.
- Vị trí giao dịch viên: (đây là vị trí đòi hỏi hình thức và sự tỉ mỉ của người làm việc) bao gồm hầu như tất cả các chuyên ngành khối kinh tế, văn phòng... (kể cả cao đẳng, trung cấp ...)
- Vị trí Thanh toán quốc tế: Chuyên ngành tiếng Anh Thương mại, Kinh tế đối ngoại, Tài chính quốc tế, thương mại quốc tế, Kinh tế quốc tế,....
- Các vị trí khác các bạn có thể căn cứ vào tính chất công việc và yêu cầu công việc của vị trí để suy luận cho mình. Nhiều thông báo tuyển dụng có liệt kê rất rõ những nội dung này.
Chúc các bạn may mắn!!!
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: