Chứng minh mục đích sử dụng vốn - dễ mà khó

  • Bắt đầu Bắt đầu hungviet
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Nếu Cho vay mua ô tô đã qua sử dụng (giả định giống VD1), KH cá nhân, chả ai dại gì đăng ký lại cho mất thêm thuế, phí... thì chứng minh bằng gì đây ta??? có mỗi cái giấy viết tay, hay là chụp ảnh đứng cạnh cái ô tô :D
Yêu cầu khách hàng làm hợp đông mua bán có công chứng
 
nhân viên thẩm định thẩm định giá căn nhà xem có phù hợp với giá trên hợp đồng viết tay hay ko, và ko đc cho vay quá số tiền mua căn nhà đó, thường thì các bank thường yêu cầu kh phải có số vốn tự có do đó số tiền cho vay thường chỉ = 70% số tiền thực mua căn nhà (gia su tình hình tài chính của kh đủ đk trả nhé), và hợp đồng công chứng là để chứng minh mục đích vay vốn, giá trị hợp đồng công chứng >= số tiền cho vay. đây là đk bắt buộc kh phải thực hiên sau khi giải ngân, khong phải kí cam kết thực hiện và bổ sung giấy tờ.
 
Các anh chị banker cho e hỏi một số kinh nghiệm với nhé!
1. E có người thân bạn bè ở quận 1, e đang làm việc tại quận 5, mà e muốn huy động vốn từ bạn bè người thân nhưng mà chi nhánh của e khác địa bàn với chổ ở của bạn bè người thân. Liệu em có thể tận dụng mối quan hề này không hay phải là người cùng địa bàn chi nhánh mình hoạt động???
2. Bạn có 1 KH vay 500 tr để mở rộng kinh doanh. KH có TSDB và khả năng trả nợ đầy đủ. Nhưng mà KH vay 500tr không phải là để kinh doanh mà là để tiêu dùng: mua tivi 20tr, mua xe máy 60tr,...? Vậy bạn sẽ là j?
Theo em nghĩ: Nếu khoản vay này chưa giải ngân thì mình ngừng giải ngân còn nếu giải ngân rồi thì mình tiến hành thu hồi nợ và thậm chí là khởi kiện để thu hồi nợ vì mục đích sữ dụng vốn không hợp lí.
Các anh chị có kinh nghiệm chia sẽ cho e nên làm thế nào với!
Câu 1 mình không nói, về câu thứ 2, mình nghĩ như sau:
Tiền nào cũng là tiền. Không thể yêu cầu khách hàng cầm tiền có số seri vay được từ ngân hàng để kinh doanh, còn tiền khác thì để mua xe đc.
Do vậy hoàn toàn có thể nói, vì nhiều lý do mà khách hàng mua xe, mua tivi, ... (vì sĩ diện, vì nhu cầu thực sự hay là cơ hội tới như kiếm được lô đất giá rẻ) dẫn đến việc thiếu vốn kinh doanh nên quay sang vay ngân hàng. Điều đó cũng là dễ hiểu.
Không chỉ vay kinh doanh, vay hoàn vốn 90% cũng là một cách lách mục đích chứ chẳng mấy khi đúng tinh thần của hoàn vốn.
 
Trong topic này mọi người đang bàn luận về nghiệp vụ tín dụng.
Chứng minh mục đích sử dụng vốn: Thực tế nhé: nói đến những món to như bên VPBank mình nhé trên 3 tỷ chẳng hạn, mục đích pải thực ok, chứng minh thu thập đủ hồ sơ thiếu thì pải chế biến cho đủ
Còn những món dưới 3 tỷ: - thoải mái đê mình chỉ quan tâm đến 1 điều đó là cảm nhận của mình về khách hàng thoj.
vì vậy mình cũng có một vài ý kiến nhỏ nhặt về quy trình tín dụng thế này trong bước 1: thẩm định và thu thập hồ sơ thông tin khách hàng.
Mình thấy quan trọng nhất của nhân viên tín dụng khi thẩm định khách hàng đó chính là cảm nhận. Dĩ nhiên phải dựa trên những gì khách hàng cung cấp và thực tế như thế nào
- hồ sơ khách hàng cung cấp - tuy nhiên khách hàng đểu bây giờ cũng nhiều lắm hồ sơ cũng có thể làm giả anh em tín dụng rụng nhiều cũng một phần bởi lý do này không kể đến lý do anh ấy tự đào mồ nhé
Theo kinh nghiệm ít ỏi mà mình có được việc thẩm định đạo đức khách hàng thế này anh em có gì cho thêm ý kiến để cùng nhau hoàn thiện nhé
- Buổi gặp đầu tiên cần chú ý Thái độ, cử chỉ, lời lẽ
+buổi đầu nên tập trung 3 yếu tố: nghe, hỏi và nhìn khai thác thông tin càng nhiều càng tốt
tuy nhiên có một số khách hàng cũng khá bỗ bã trong cách ăn nói nhưng là khách hàng cực kỳ tốt. Vì vậy cần phải có bước thứ 2
+cập nhập hồ sơ khách hàng - kiểm tra CIC, chủ động thực địa đến nhà và cơ quan khách hàng, nói chuyện với những người quen biết khách hàng và đánh giá khách quan theo quan điểm bản thân
- Sau khi cập nhập đầy đủ thông tin khách hàng: hồ sơ và thực tiễn==> đánh giá khách hàng có cho vay được hay không
tiếp đó mới đưa ra phương án vay dựa trên khả năng trả nợ thực tế của khách hàng.

Lúc mới vào làm, độ liều của mình cũng khá là cao do áp lực về chỉ tiêu mà bỏ qua rất nhiều chi tiết khách quan xung quanh khách hàng để thẩm định khách hàng đó, hồ sơ nhặt về và làm đủ mọi cách để khách hàng có thể vay được tuy nhiên làm thì làm nhưng cũng biết tránh rủi ro liên quan đến pháp lý, cũng may chưa bị dính nợ xấu, khách cũng ngoan.

Cảm nhận của mỗi người đều không ai giống ai, có người nói tôi tốt, cũng có người nói tôi xấu. Vì vậy mà có hồ sơ tôi đem trình giám đốc tôi ko nhận sếp bảo khách hàng này tiềm ẩn rủi ro, nhưng trình chỗ khác lại nhận, thế mới hay. Các sếp cũng là người thôi, nhưng cách tiếp cận hồ sơ của mỗi người lại khác nhau vì mỗi người một quan điểm riêng, một thái độ làm việc riêng. Sếp này thích tài sản, nhưng có sếp lại thích nguồn thu, có sếp lại thích cái này$.
việc rèn luyện học hỏi cái cách soi, để ý nhiều hơn, xem tướng cũng là một cách để đánh giá khách hàng.
Đồng nghiệp mình cũng có một số người dính phốt và đã từ bỏ nghề
Các đồng chí mới vào đừng thấy tiền mà sáng mắt liều là đứt đấy.

Hay! Đúng chất vpb. Rất thực tế!


Sent from my iPhone!
 
Không có gì là tuyệt đối. Khi bạn làm nhiều rồi bạn sẽ thấy việc đó hoàn toàn không còn quan trọng. Có khi bạn biết rõ khách hàng muốn vay vốn cho 1 mục đích khác nhưng khả năng được duyệt không cao, bàn còn hướng dẫn và làm hồ sơ thay họ luôn. Họ có ý thức, tư cách, nhân thân tốt, có uy tín là được rồi.
 
Back
Bên trên