Cho vay hay không cho vay

manhhai1210

Verified Banker
Mình đang có một khách hàng kinh doanh về ngành nghề vận tải, vận chuyển khách hàng theo tour, do tình hình kinh tế khó khăn nên từ đầu năm tới nay khách hàng đóng nợ lãi rất chậm. Hiện tại thì khách hàng lại đề nghị vay thêm để đầu tư thêm xe do thời điểm này giá xe hạ xuống. Qua thẩm định thì thấy tình hình hoạt động kinh doanh vẫn đang duy trì, tài chính thì sụt giảm hơn so với các năm trước. Bây giờ mình đang đắn đo nếu không cho vay thì ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng, đóng nợ lãi lại càng chậm, Cho vay thì lại 5 ăn 5 thua quá!
Xin các anh chị em nào có kinh nghiệm thì chỉ giáo cho mình + ai có hiểu biết thêm gì về ngành du lịch thì hướng dẫn mình nhé! Thanks
 
Theo mình cho vay ô tô la` vay dài hạn, mà khác với vay ngắn hạn khi cho vay dài hạn để đảm bảo được việc khách hàng trả nợ ổn định trong một thời gian dài thì tài chính công ty phải ổn một tý, tức là không vay nợ quá nhiều <=> hệ số nợ / vốn chủ sở hữu quá cao. thêm nữa bạn đánh giá coi khả năng cạnh tranh trong ngành của công ty có cao hơn so với các doanh nghiệp khác cung nganh` không. Nếu những yếu tố trên đều xấu thì theo mình không nên cho vay thêm nữa.
* thông tìn về ngành du lịch bạn có thể tham khảo bài viết này --> http://www.vietnamplus.vn/Home/Nganh-du-lich-Viet-Nam-Thach-thuc-cung-la-thoi-co/20127/148047.vnplus
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Vay ô tô thường thì là món vay trung & dài hạn. Để đảm bảo cho tình vay trả gốc lãi của khách hàng thì khách hàng phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, kèm theo đó là kế hoạch trả nợ vay Ngân hàng. Nhưng theo bạn nói, với tình hình kinh doanh như hiện tại khách hàng đã thường xuyên chậm trả nợ gốc lãi, điều này bạn cũng lên cân nhắc. Vì trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, mở rộng quy mô kinh doanh không phải việc đơn giản, nhiều khách hàng họ chỉ hoạt động cầm chừng chờ qua giai đoạn khó khăn này, các khách hàng mở rộng quy môt & thị phần trừ khi khách hàng đó quá chuẩn chỉ.
Theo ý kiến của mình:
- Lịch sử trả nợ của khách hàng không tốt, điều này bạn lên xem xét
- Tình hình thị trường như hiện nay để duy trì hoạt động kinh doanh đã khó, liệu mở rộng quy mô kinh doanh nó có khả thi không???
- Theo mình thấy ngành du lịch cũng mang tính mùa vụ khá cao, thường thì các tour du lịch thường tập trung nhiều vào các mùa lễ hội, các dịp nghỉ. Như vậy mở rộng ra rồi những lúc không có khách đắp chiếu ak?
- Khả năng cạnh tranh của khách hàng trên địa bàn.
- .......
P/s: Mình có xem 1 bản tin thời sự, họ phản ánh rằng dịp nghỉ lễ 02/09 vừa qua, các Công ty tổ chức tour du lịch cho khách hàng hầu như không có ai đến đặt tour giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Trái ngược với đó, mọi người tập trung bên bàn nhậu, karaoke,...
Nhìn chung, đời sống dân mình bây giờ đang khó khăn, họ tập trung cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của họ. Mình nghĩ đây không phải là lúc để đầu tư vào mở rộng kinh doanh du lịch
Chúc bạn có quyết định đúng đắn!!!
 
Nếu là vay mua xe du lịch để chạy tuyến thì nguồn thu ổn định hơn (Ví dụ chạy từ Sài gòn - Hà Nội và ngược lại...) vì khách đi hàng ngày. Chạy tour thì tùy từng công ty du lịch, nơi được nơi không. Mình nghi ngờ việc vay thêm mua xe này, đang làm ăn sụt giảm tiền trả nợ còn thiếu thì tiền đâu mua xe??? (Nếu mua xe chắc khách cũng phải góp tổi thiểu 30% vốn tự có). Nếu khách có tiền bảo khách để lại mà trả nợ, sắp hết năm rồi lại nợ xấu nhiều :). Bạn yên tâm, sang năm giá xe vẫn giảm mạnh, bảo khách sang năm mua, đọc bài viết gần đây "Mỗi năm 1 cú sốc, doanh nghiệp ô tô chán nản, mệt mỏi" bạn sẽ thấy thị trường ô tô còn ảm đạm lắm, còn sale off dài dài, điểm qua mấy sự kiện lớn từ năm 2011 đến nay để thấy:

1. Tháng 5/2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 ngày 12/5/2011 siết nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo hướng: các DN muốn nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng. Quyết định có hiệu lực ngày 26/6 này đã loại hoàn toàn các DN thương mại nhập khẩu xe khỏi vòng "chiến đấu". Thương trường còn lại chỉ có các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và DN được ủy quyền chính hãng.....
2. Cũng trong tháng 6/2011, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 có hiệu lực từ 1/9/2011, quy định tăng khung lệ phí trước bạ ôtô từ 10-15% lên 10-20%. Với chính sách này, sau đó HĐND TP. Hà Nội đã họp và quyết định nâng lệ phí trước bạ lên 20% với ôtô, bắt đầu từ 1/1/2012 và nâng phí cấp biển xe ôtô lên 20 triệu đồng. Còn tại TP.HCM, lệ phí trước bạ nâng lên 15% từ 1/1/2012....
3. Cuối năm 2011, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân với ôtô từ mức 20-50 triệu đồng/xe tùy dung tích xi lanh và năm sau tăng thêm 5 triệu đồng/xe so với năm trước, khiến nhiều người lo lắng tạm ngừng mua xe.

Sơ sơ vậy, còn nếu ngược thời gian từ 2003 --> nay mới thấy các chính sách về thuế và phí với ô tô nhập khẩu của VN bát nháo thế nào, doanh nghiệp càng ngày càng khốn đốn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,482
Thành viên mới nhất
kubetcasinonet
Back
Bên trên