Nếu là vay mua xe du lịch để chạy tuyến thì nguồn thu ổn định hơn (Ví dụ chạy từ Sài gòn - Hà Nội và ngược lại...) vì khách đi hàng ngày. Chạy tour thì tùy từng công ty du lịch, nơi được nơi không. Mình nghi ngờ việc vay thêm mua xe này, đang làm ăn sụt giảm tiền trả nợ còn thiếu thì tiền đâu mua xe??? (Nếu mua xe chắc khách cũng phải góp tổi thiểu 30% vốn tự có). Nếu khách có tiền bảo khách để lại mà trả nợ, sắp hết năm rồi lại nợ xấu nhiều
. Bạn yên tâm, sang năm giá xe vẫn giảm mạnh, bảo khách sang năm mua, đọc bài viết gần đây "
Mỗi năm 1 cú sốc, doanh nghiệp ô tô chán nản, mệt mỏi" bạn sẽ thấy thị trường ô tô còn ảm đạm lắm, còn sale off dài dài, điểm qua mấy sự kiện lớn từ năm 2011 đến nay để thấy:
1. Tháng 5/2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 ngày 12/5/2011 siết nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo hướng: các DN muốn nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng. Quyết định có hiệu lực ngày 26/6 này đã loại hoàn toàn các DN thương mại nhập khẩu xe khỏi vòng "chiến đấu". Thương trường còn lại chỉ có các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và DN được ủy quyền chính hãng.....
2. Cũng trong tháng 6/2011, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 có hiệu lực từ 1/9/2011, quy định tăng khung lệ phí trước bạ ôtô từ 10-15% lên 10-20%. Với chính sách này, sau đó HĐND TP. Hà Nội đã họp và quyết định nâng lệ phí trước bạ lên 20% với ôtô, bắt đầu từ 1/1/2012 và nâng phí cấp biển xe ôtô lên 20 triệu đồng. Còn tại TP.HCM, lệ phí trước bạ nâng lên 15% từ 1/1/2012....
3. Cuối năm 2011, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân với ôtô từ mức 20-50 triệu đồng/xe tùy dung tích xi lanh và năm sau tăng thêm 5 triệu đồng/xe so với năm trước, khiến nhiều người lo lắng tạm ngừng mua xe.
Sơ sơ vậy, còn nếu ngược thời gian từ 2003 --> nay mới thấy các chính sách về thuế và phí với ô tô nhập khẩu của VN bát nháo thế nào, doanh nghiệp càng ngày càng khốn đốn.