Tấm bằng đỏ (bằng tốt nghiệp Đại học loại giỏi) có thể là giấc mơ của hàng triệu người, nhưng lại quá đỗi tầm thường đối với chị Ngô Thị Phương T (cựu sinh viên của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội). Chủ nhân của hai tấm bằng đỏ này đang phải mưu sinh bằng nghề bị một số người coi là “tầm thường” nhất trong xã hội: Bán trà đá!
Mòn mỏi tìm việc
Tôi gặp T trong một chiều Hà Nội nắng như đổ lửa. Dưới tán cây bên lề đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), cô gái nhỏ nhắn thoăn thoắt rót nước mời khách. Cô tên đầy đủ là Ngô Thị Phương T (23 tuổi, quê Thái Nguyên). Hơn 1 năm nay, T là chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nhưng hiện bán trà đá mới là công việc chính mang lại thu nhập hàng ngày cho cô gái này.
[TABLE="class: image center, width: 400, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: image_desc"]
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Hỏi ra mới biết, T đã từng đi làm cho một ngân hàng với vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhưng một thời gian sau cô xin nghỉ việc. Phương T giải thích: “Mình thấy công việc đó không phù hợp với bản thân, thiên nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức chuyên môn mà mình đã học”. Nói về sự rủi ro trong nghề, cô thẳng thắn: “Công việc chính là tìm kiếm khách hàng để mở các tài khoản ngân hàng, thường xuyên phải đi lại rất nhiều, bất kể thời tiết. Gặp phải khách hàng tốt thì không sao, nhưng cũng có người luôn tìm cách lôi kéo mình đi uống nước, đi chơi với họ thì mới mở tài khoản”.
Sau thất bại lần đầu, Phương T rà soát lại tất cả các công việc có thể xin được tại các ngân hàng, công ty kiểm toán hiện nay, phần đa đều rơi vào các vị trí: Chuyên viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng, giao dịch viên, trợ lý kiểm toán. Thế nhưng Phương T đã gửi hàng chục hồ sơ đến các ngân hàng, các công ty kiểm toán tại Hà Nội mà vẫn không thấy hồi âm; hoặc cô bị “trượt vỏ chuối” ngay vòng đầu phỏng vấn.
Trong khi chờ đợi được đơn vị tiếp theo phỏng vấn, cô quyết định mở quán bán trà đá vì “những công việc tạm thời thường tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có hợp đồng từ 2-3 tháng trở lên nên có sự ràng buộc, khi mình tìm được việc mới thì không thể nghỉ ngang được”. Ngừng một chút, cô gái xứ chè nói tiếp: “Hơn nữa, bán trà đá mang lại thu nhập khá mà thời gian lại rất linh động, không gò bó”.
Vậy cơ ngơi “kinh doanh” của Phương T là gì? Đó đơn giản là chục chiếc ghế nhựa, phích nước nóng, thùng đựng đá, giỏ đựng cốc kèm vài chai nước ngọt, gói kẹo lạc, kẹo cao su, thuốc lá... Những “dụng cụ” ấy và “nghề” bán trà đá tưởng như không có giá trị gì nhưng nó đã giúp Phương T chi trả được phí sinh hoạt hàng ngày và còn dành dụm ra được một khoản tiền làm vốn liếng sau này.
Tủi thân “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”
T cho biết: “Một số ngân hàng có sự phân biệt ngầm rằng chỉ tuyển duy nhất cử nhân một số trường như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Những hồ sơ của ứng viên tốt nghiệp trường khác nếu có gửi đến, họ cũng không nhận”. Phát hiện này lúc đầu khiến cô sốc thực sự, vì cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng do các trường đại học khác đào tạo sẽ không có cơ hội làm việc tại các ngân hàng lớn, và như vậy, ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học, các sinh viên đã mất đi khả năng ứng tuyển vào những nơi đó.
[TABLE="class: image center, width: 400, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: image_desc, align: center"] “Cơ ngơi” kinh doanh của Phương T
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Từ những khó khăn khi đi xin việc của bản thân, T nghiệm ra rằng: “Người ta cứ bảo cầm bằng giỏi thì dễ xin việc nhưng thực tế chưa chắc đã diễn ra như vậy. Bây giờ nhiều người có tư tuởng chỉ cần có tiền thì cái gì cũng có thể “chạy” được. Lại thêm chuyện bằng thật - bằng giả lẫn lộn nên nhà tuyển dụng cũng chẳng nhìn vào bằng cấp của ứng viên nữa”. Thậm chí, tấm bằng giỏi đã có lúc trở thành chướng ngại khi nhà tuyển dụng không muốn tuyển những người như Phương T. Họ cho rằng những người có năng lực sẽ dễ dàng chuyển sang chỗ khác làm khi họ có cơ hội. Vì thế, họ tuyển những người họ cho rằng có khả năng làm việc lâu dài và ổn định tại đơn vị của họ. “Sinh viên bây giờ ra trường, cao thì không với tới mà thấp thì lại không thông, không tuyển” - T đúc rút từ kinh nghiệm bản thân.
Quy trình xin việc hiện nay tại các công ty, ngân hàng về cơ bản đều trải qua hai khâu là thi viết và phỏng vấn. Trong đó, Phương T gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong phỏng vấn xin việc: “Tại nhiều vị trí, thi viết chỉ là hình thức, còn phỏng vấn mới quyết định một người có được tuyển vào làm hay không. Các nhà tuyển dụng tuy có vị trí cao trong công ty, giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc đã là nhà tuyển dụng giỏi. Họ đưa ra quy trình phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp và mang nặng cảm tính”. Cảm tính ở đây trước hết là việc ưu tiên tuyệt đối cho những người có thế mạnh về ngoại hình. Do đó, nhiều người trình độ không cao, thậm chí còn hạn chế nhưng chỉ cần có ngoại hình bắt mắt và khả năng giao tiếp linh hoạt là có thể tìm được những công việc tốt hơn những người sở hữu nhiều chất xám nhưng có phần kém về nhan sắc và không hoạt ngôn.
Bên cạnh đó, những câu hỏi phỏng vấn nhiều khi còn mang nặng tính đánh đố, khó như... tìm đường đi lên giời, thậm chí là những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn như: Có biết uống rượu không? Đã có bạn trai chưa?... Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn tại một ngân hàng, khi gặp kiểu câu hỏi này, T đã “trượt vỏ chuối” và cô cho rằng lần đó mình đã thất bại vì... không biết uống rượu!
Chưa hết, một vấn đề nan giải hơn đối với các sinh viên mới ra trường đó là khi còn ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ được học những lý thuyết xa rời thực tế, không được thực hành, chẳng hạn như học kế toán nhưng chưa bao giờ được cầm vào sổ sách. Chính vì thế, khi gặp phải các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn thực tế, cách giải quyết những rắc rối trong công việc thì họ cũng không trả lời được.
Bài học cay đắng
Bài học đầu đời khi đi xin việc đã khiến Phương T rút ra được kinh nghiệm xương máu, đó là muốn phát triển lâu dài để tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tương lai thì trước hết công việc đó phải phù hợp với chuyên môn, trình độ và năng lực của bản thân. Những công việc mà T mong muốn chính là được làm việc tại các vị trí: Kiểm toán viên, nhân viên phòng nguồn vốn, kinh doanh nguồn vốn, thanh toán... nhưng những vị trí này đều có sự cạnh tranh quá lớn, và ưu thế luôn thuộc về những người có kinh nghiệm chứ không phải là những sinh viên mới ra trường. Thêm vào đó, kinh nghiệm của cô cho thấy, bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.
Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.
Sau nhiều lần ứng tuyển không thành, T rút ra kinh nghiệm rằng: “Các kỹ năng “mềm” có vai trò rất quan trọng, nhiều khi nó lại có vai trò còn lớn hơn cả năng lực học tập khi đi xin việc”. Để có được công việc tốt như mong muốn, ngoài các kiến thức cơ bản đã học ở nhà trường, sinh viên nên trang bị thêm cho mình các kiến thức chuyên môn về ngành nghề yêu thích; các kỹ năng “mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày... và vốn kiến thức về tiếng Anh”.
“Tâm lý sinh viên ra trường là sợ thất nghiệp nên áp lực tìm việc rất lớn, nhưng quá sốt sắng sẽ dễ sai lầm. Mình trước đây cứ cắm đầu vào làm rồi mới nhận ra công việc đó không phù hợp, lại mất thời gian tìm việc khác” - T nói. Vì vậy, sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu rõ ràng về công việc mình sắp đăng ký, cũng như môi trường làm việc xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không để tránh việc đi đường vòng và lại trở về điểm xuất phát.
Mòn mỏi tìm việc
Tôi gặp T trong một chiều Hà Nội nắng như đổ lửa. Dưới tán cây bên lề đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), cô gái nhỏ nhắn thoăn thoắt rót nước mời khách. Cô tên đầy đủ là Ngô Thị Phương T (23 tuổi, quê Thái Nguyên). Hơn 1 năm nay, T là chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nhưng hiện bán trà đá mới là công việc chính mang lại thu nhập hàng ngày cho cô gái này.
[TABLE="class: image center, width: 400, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: image_desc"]
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Hỏi ra mới biết, T đã từng đi làm cho một ngân hàng với vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhưng một thời gian sau cô xin nghỉ việc. Phương T giải thích: “Mình thấy công việc đó không phù hợp với bản thân, thiên nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức chuyên môn mà mình đã học”. Nói về sự rủi ro trong nghề, cô thẳng thắn: “Công việc chính là tìm kiếm khách hàng để mở các tài khoản ngân hàng, thường xuyên phải đi lại rất nhiều, bất kể thời tiết. Gặp phải khách hàng tốt thì không sao, nhưng cũng có người luôn tìm cách lôi kéo mình đi uống nước, đi chơi với họ thì mới mở tài khoản”.
Sau thất bại lần đầu, Phương T rà soát lại tất cả các công việc có thể xin được tại các ngân hàng, công ty kiểm toán hiện nay, phần đa đều rơi vào các vị trí: Chuyên viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng, giao dịch viên, trợ lý kiểm toán. Thế nhưng Phương T đã gửi hàng chục hồ sơ đến các ngân hàng, các công ty kiểm toán tại Hà Nội mà vẫn không thấy hồi âm; hoặc cô bị “trượt vỏ chuối” ngay vòng đầu phỏng vấn.
Trong khi chờ đợi được đơn vị tiếp theo phỏng vấn, cô quyết định mở quán bán trà đá vì “những công việc tạm thời thường tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có hợp đồng từ 2-3 tháng trở lên nên có sự ràng buộc, khi mình tìm được việc mới thì không thể nghỉ ngang được”. Ngừng một chút, cô gái xứ chè nói tiếp: “Hơn nữa, bán trà đá mang lại thu nhập khá mà thời gian lại rất linh động, không gò bó”.
Vậy cơ ngơi “kinh doanh” của Phương T là gì? Đó đơn giản là chục chiếc ghế nhựa, phích nước nóng, thùng đựng đá, giỏ đựng cốc kèm vài chai nước ngọt, gói kẹo lạc, kẹo cao su, thuốc lá... Những “dụng cụ” ấy và “nghề” bán trà đá tưởng như không có giá trị gì nhưng nó đã giúp Phương T chi trả được phí sinh hoạt hàng ngày và còn dành dụm ra được một khoản tiền làm vốn liếng sau này.
Tủi thân “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”
T cho biết: “Một số ngân hàng có sự phân biệt ngầm rằng chỉ tuyển duy nhất cử nhân một số trường như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Những hồ sơ của ứng viên tốt nghiệp trường khác nếu có gửi đến, họ cũng không nhận”. Phát hiện này lúc đầu khiến cô sốc thực sự, vì cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng do các trường đại học khác đào tạo sẽ không có cơ hội làm việc tại các ngân hàng lớn, và như vậy, ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học, các sinh viên đã mất đi khả năng ứng tuyển vào những nơi đó.
[TABLE="class: image center, width: 400, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: image_desc, align: center"] “Cơ ngơi” kinh doanh của Phương T
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Từ những khó khăn khi đi xin việc của bản thân, T nghiệm ra rằng: “Người ta cứ bảo cầm bằng giỏi thì dễ xin việc nhưng thực tế chưa chắc đã diễn ra như vậy. Bây giờ nhiều người có tư tuởng chỉ cần có tiền thì cái gì cũng có thể “chạy” được. Lại thêm chuyện bằng thật - bằng giả lẫn lộn nên nhà tuyển dụng cũng chẳng nhìn vào bằng cấp của ứng viên nữa”. Thậm chí, tấm bằng giỏi đã có lúc trở thành chướng ngại khi nhà tuyển dụng không muốn tuyển những người như Phương T. Họ cho rằng những người có năng lực sẽ dễ dàng chuyển sang chỗ khác làm khi họ có cơ hội. Vì thế, họ tuyển những người họ cho rằng có khả năng làm việc lâu dài và ổn định tại đơn vị của họ. “Sinh viên bây giờ ra trường, cao thì không với tới mà thấp thì lại không thông, không tuyển” - T đúc rút từ kinh nghiệm bản thân.
Quy trình xin việc hiện nay tại các công ty, ngân hàng về cơ bản đều trải qua hai khâu là thi viết và phỏng vấn. Trong đó, Phương T gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong phỏng vấn xin việc: “Tại nhiều vị trí, thi viết chỉ là hình thức, còn phỏng vấn mới quyết định một người có được tuyển vào làm hay không. Các nhà tuyển dụng tuy có vị trí cao trong công ty, giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc đã là nhà tuyển dụng giỏi. Họ đưa ra quy trình phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp và mang nặng cảm tính”. Cảm tính ở đây trước hết là việc ưu tiên tuyệt đối cho những người có thế mạnh về ngoại hình. Do đó, nhiều người trình độ không cao, thậm chí còn hạn chế nhưng chỉ cần có ngoại hình bắt mắt và khả năng giao tiếp linh hoạt là có thể tìm được những công việc tốt hơn những người sở hữu nhiều chất xám nhưng có phần kém về nhan sắc và không hoạt ngôn.
Bên cạnh đó, những câu hỏi phỏng vấn nhiều khi còn mang nặng tính đánh đố, khó như... tìm đường đi lên giời, thậm chí là những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn như: Có biết uống rượu không? Đã có bạn trai chưa?... Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn tại một ngân hàng, khi gặp kiểu câu hỏi này, T đã “trượt vỏ chuối” và cô cho rằng lần đó mình đã thất bại vì... không biết uống rượu!
Chưa hết, một vấn đề nan giải hơn đối với các sinh viên mới ra trường đó là khi còn ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ được học những lý thuyết xa rời thực tế, không được thực hành, chẳng hạn như học kế toán nhưng chưa bao giờ được cầm vào sổ sách. Chính vì thế, khi gặp phải các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn thực tế, cách giải quyết những rắc rối trong công việc thì họ cũng không trả lời được.
Bài học cay đắng
Bài học đầu đời khi đi xin việc đã khiến Phương T rút ra được kinh nghiệm xương máu, đó là muốn phát triển lâu dài để tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tương lai thì trước hết công việc đó phải phù hợp với chuyên môn, trình độ và năng lực của bản thân. Những công việc mà T mong muốn chính là được làm việc tại các vị trí: Kiểm toán viên, nhân viên phòng nguồn vốn, kinh doanh nguồn vốn, thanh toán... nhưng những vị trí này đều có sự cạnh tranh quá lớn, và ưu thế luôn thuộc về những người có kinh nghiệm chứ không phải là những sinh viên mới ra trường. Thêm vào đó, kinh nghiệm của cô cho thấy, bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.
Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.
Sau nhiều lần ứng tuyển không thành, T rút ra kinh nghiệm rằng: “Các kỹ năng “mềm” có vai trò rất quan trọng, nhiều khi nó lại có vai trò còn lớn hơn cả năng lực học tập khi đi xin việc”. Để có được công việc tốt như mong muốn, ngoài các kiến thức cơ bản đã học ở nhà trường, sinh viên nên trang bị thêm cho mình các kiến thức chuyên môn về ngành nghề yêu thích; các kỹ năng “mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày... và vốn kiến thức về tiếng Anh”.
“Tâm lý sinh viên ra trường là sợ thất nghiệp nên áp lực tìm việc rất lớn, nhưng quá sốt sắng sẽ dễ sai lầm. Mình trước đây cứ cắm đầu vào làm rồi mới nhận ra công việc đó không phù hợp, lại mất thời gian tìm việc khác” - T nói. Vì vậy, sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu rõ ràng về công việc mình sắp đăng ký, cũng như môi trường làm việc xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không để tránh việc đi đường vòng và lại trở về điểm xuất phát.
(Theo Pháp luật VN)