Cảnh báo hiện tượng KH giả mạo hồ sơ để vay vốn Ngân hàng

  • Bắt đầu Bắt đầu hungviet
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

hungviet

Founder
Qua quá trình làm việc với các chi nhánh ở các tỉnh và địa bàn Hà Nội, tôi nhận thấy, hiện nay xuất hiện tương đối nhiều KH hoặc nhóm KH có dấu hiệu làm giả hồ sơ để vay vốn Ngân hàng. Trong số này, khá nhiều trường hợp làm qua cò.

Các bạn làm QHKH hết sức chú ý nhé
 
Chuyện này không phải là mới. Tuy nhiên, dạo gần đây bùng phát rất nhiều. Nó không chỉ xuất phát từ khách hàng hay cò không mà bản thân các nhân viên ngân hàng cũng làm vậy. Bây giờ ký duyệt hồ sơ phải cẩn thận hơn xưa nhiều
 
Đúng là làm khó quá thì khách hàng không vay, mà vậy thì thiệt đủ đường cho anh em tín dụng mình.
Chưa nói tới chuyện khách hàng chỉ thế chấp đất, còn nhà sờ sờ đó nhưng không có thể hiện trên giất tờ, tới hồi xử lý tài sản khi món vay là nợ xấu, bối rối quá đi!

Với trường hợp giấy CNQSDĐ không thể hiện tài sản gắn liền với đất. Bạn làm đơn xin xác nhận nhà ở lên UB xã, phường xác nhận. Đồng thời trong HĐTC bạn nên ghi rõ là thế chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đât. Khi xử lý sẽ Ok thôi mà ko cần phải bối rối
 
Nếu NH bạn nhận TSBĐ là nhà ở thì tất nhiên phải có Giay' chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Còn TH trên đất có nhà mà chỉ có nhà mà chì có Giay' chứng nhận QSD đất. chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì chỉ nên nhận thế chấp đất mà không nhận thế chấp nhà ở.
 
Nếu NH bạn nhận TSBĐ là nhà ở thì tất nhiên phải có Giay' chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Còn TH trên đất có nhà mà chỉ có nhà mà chì có Giay' chứng nhận QSD đất. chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì chỉ nên nhận thế chấp đất mà không nhận thế chấp nhà ở.
Nếu theo như cách xử lý trên sẽ có một số nhược điểm :
1. tình hình thực tế ở VN hiện nay là có rất nhiều TSĐB chỉ có giấy chứng nhận QSDĐ nhưng thực tế đã có tài sản gắn liền với đất, nếu loại trường hợp này thì mất một lượng khách hàng quá lớn.
2. Nếu chỉ nhận QSDĐ mà không nhận TS gắn liền với đất khi xử lý TSĐB theo quy định pháp luật khi xử lý TSĐB thì ưu tiên cho chủ sở hữu tài sản. Việc xử lý tài sản sẽ gặp nhiều rắc rối và phức tạp hơn.
3. Tốt nhất là nếu có TS thì bạn cứ đưa TS vào HĐTC, điều này rất có lợi cho ngân hàng khi xử lý TSĐB. Việc định giá TS gắn liền với đất tùy thuộc quan điểm của ngân hàng.
 
Nếu theo như cách xử lý trên sẽ có một số nhược điểm :
1. tình hình thực tế ở VN hiện nay là có rất nhiều TSĐB chỉ có giấy chứng nhận QSDĐ nhưng thực tế đã có tài sản gắn liền với đất, nếu loại trường hợp này thì mất một lượng khách hàng quá lớn.
2. Nếu chỉ nhận QSDĐ mà không nhận TS gắn liền với đất khi xử lý TSĐB theo quy định pháp luật khi xử lý TSĐB thì ưu tiên cho chủ sở hữu tài sản. Việc xử lý tài sản sẽ gặp nhiều rắc rối và phức tạp hơn.
3. Tốt nhất là nếu có TS thì bạn cứ đưa TS vào HĐTC, điều này rất có lợi cho ngân hàng khi xử lý TSĐB. Việc định giá TS gắn liền với đất tùy thuộc quan điểm của ngân hàng.


Bạn nhắc mình mới nhớ.
Hồi trước mình làm ngân hàng cũ, thì chỉ cần ra Phường Xã chứng nhận nhà diện tích bao nhiêu, cấp mấy, kết cấu là là HĐTC tài sản nhà đó luôn. Nhưng quy trình mới hiện nay lại không cho phép như vậy. Ác ghê luôn. Giấy tờ thể hiện sao thì làm vậy. Nên anh em Tín dụng mình nhức đầu nè!
 
Cụ thể các trò lừa đảo thường thấy:
  1. Làm giả đăng ký kinh doanh (cắt dán, photo lại hoặc in màu)
  2. Làm giả hồ sơ tài chính (hợp đồng đầu ra đầu vào - thậm chí cả hóa đơn GTGT)
  3. DN đã ngưng hoạt động nhưng vẫn đi vay (cái này phải chú ý tra cứu ở cổng thông tin Tổng cục thuế);
  4. Hai DN cùng vay và chuyển khoản lòng vòng cho nhau ....
  5. Làm giả sổ đỏ (món này thì cá biệt)
  6. ....

Lúc nào rảnh sẽ liệt kê tiếp. Bạn nào có kn bổ sung nhé :D

Vụ làm giả sổ đỏ cá biệt nhưng không phải không có đâu, nhiều vụ lên báo rùi đấy
http://www.tienphong.vn/phap-luat/559259/dung-17-so-do-gia-vay-ngan-hang-70-ty-dong-tpp.html
search GG ra nhiều vô kể
 
Cụ thể các trò lừa đảo thường thấy:
  1. Làm giả đăng ký kinh doanh (cắt dán, photo lại hoặc in màu)
  2. Làm giả hồ sơ tài chính (hợp đồng đầu ra đầu vào - thậm chí cả hóa đơn GTGT)
  3. DN đã ngưng hoạt động nhưng vẫn đi vay (cái này phải chú ý tra cứu ở cổng thông tin Tổng cục thuế);
  4. Hai DN cùng vay và chuyển khoản lòng vòng cho nhau ....
  5. Làm giả sổ đỏ (món này thì cá biệt)
  6. ....

Lúc nào rảnh sẽ liệt kê tiếp. Bạn nào có kn bổ sung nhé :D

Em thấy trong mấy cái nội dung này có cái " DN đã ngưng hoạt động nhưng vẫn đi vay (cái này phải chú ý tra cứu ở cổng thông tin Tổng cục thuế)" Anh/chị có thể cụ thể hơn là mình biết được thông tin này ntn không ạ. Em có mò trên trang web của Tổng cục Thuế mà không thấy gì cả. Thank so much! ^^
 
bạn dựa vào CMND của người đại diện pháp luật hoặc mã số thuế của công ty trong giấy đăng ký kinh doanh rồi tra cứu trên Website Tổng cục thuế xem có công ty đó hay không thì biết nó còn hoạt động hay không
 
Em thấy trong mấy cái nội dung này có cái " DN đã ngưng hoạt động nhưng vẫn đi vay (cái này phải chú ý tra cứu ở cổng thông tin Tổng cục thuế)" Anh/chị có thể cụ thể hơn là mình biết được thông tin này ntn không ạ. Em có mò trên trang web của Tổng cục Thuế mà không thấy gì cả. Thank so much! ^^
mình thấy điều này cũng chỉ cần khi nào mới nhận hs thui,chứ khi làm hs là fải xuống thực tế cơ sở sx, rùi hỏi thăm người xung quanh..yêu cầu đưa bản chính để so sánh..hi khi đó có lừa bằng niềm tin..thật sự mà nói trừ mấy bạn làm ẩu thì 1 cán bộ tín dụng làm trên 1 năm về KHDN thì muốn lừa về mặt hs thì cũng tương đối khó..
 
Back
Bên trên