Cán bộ tín dụng: Nghề “nguy hiểm”

  • Bắt đầu Bắt đầu phuong1290
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
"đề nghị đưa môn đạo đức cán bộ ngân hàng vào chương trình giảng dạy". thầy mình nói thế đấy. và mình cũng đã được một bài học nhớ đời khi bị đuổi ra khỏi lớp một mình vì tội nói chuyện riêng trong giờ học môn chuyên ngành của thầy phó trưởng khoa (mình nói chuyện một mình chăng - nghĩ lại vừa ức vừa buồn cười)
 
Nguyên nhân cũng có chủ quan và khách quan...Nếu là khách quan trong quy trình thì phải chiu thôi. Chứ như cái nguyên nhân chủ quan như câu : "nếu làm đúng quy trình thì không đạt doanh số, muốn đạt doanh số thì không đảm bảo quy trình" và còn những trường hợp cấp trên giao xuống phải ký thì biết làm sao...Đúng là nghề nào cũng có cái rủi ro của nó.
 
haizzza. Tín dụng làm được nhiều nhưng mà sa chân lỡ bước đi tù cũng nên . Trong các trường hợp này chắc nếu không đủ tiền đền thì phải đi tù à
 
đọc xong bài viết em thấy nguy hiểm quá các bác ạ. Không nắm chắc văn bản pháp lý, đứng trước vành móng ngựa như chơi.:-s
 
Nghề nào cũng có nguy hiểm của nó thôi. Phải biết chấp nhận và chiến đấu..
 
Chào các bạn! Mình thời gian làm tín dụng chưa nhiều(hơn 1 năm), có lẽ là khoảng thời gian còn ít hơn nhiều bạn ở đây, nhưng có lẽ mình cũng đã có những trải nghiệm khá sâu sắc về nghề tín dung, đặc biệt liên quan tới nghiệp vụ và những rủi ro đi kèm với nó. Ở đây mình bỏ qua vấn đề đạo đức nghề nghiệp, vì trên thực cho dù 1 ngân hàng quy trình có rườm rà, chặt chẽ tới đâu, phân tán rủi ro, kiểm soát rủi ro tốt tới đâu thì khi đã cố ý làm sai thì đều có khả năng làm được. Mỗi ngân hàng đều khác nhau và ngay cả mỗi đơn vị trong 1 ngân hàng cũng khác nhau về môi trường làm việc, cung cách đào tạo,... Vì mình cũng có thể coi như là đứa trẻ mới biết lẫy trong nghề tín dụng này, nên mình chỉ muốn góp ý với những bạn mới ra trường, mới bước vào nghề này 1 vài ý kiến của mình như thế này:

- Tích cực chú ý lắng nghe, trau dồi về nghiệp vụ và nắm quy trình thật chắc, phải hiểu rõ được trong quy trình tín dụng, rủi ro của mình ở đâu để khi tác nghiệp mình có thể biết mà có những biện pháp cụ thể để bảo vệ chính mình.

- Những người trưởng thành trong nghề tín dụng giai đoạn 2009 theo mình đánh là những người rất quái, có rất nhiều chiêu trò trong làm tín dụng(cụ thể là sếp của chúng ta^^). Vì vậy dù nếu gặp được sếp tốt(bản thân bạn cảm nhận thấy tốt), làm tín dụng chặt chẽ, mình tin tưởng được nhưng khi được giao hồ sơ của sếp cho bạn thì mình khuyên bạn vẫn phải đề cao cảnh giác và tìm ra biện pháp tốt nhất để tự bảo vệ mình, nếu ko nghĩ ra biện pháp hoặc cảm nhận về khách hàng không tốt, lo lắng về những bộ hồ sơ đó thì cách tốt nhất là kiên quyết nói không vì đôi khi rủi ro không đi kèm với lợi nhuận(lợi nhuận ở đây là những gì chúng ta có nhận lại được không bao gồm tiền mà là sếp tin tưởng, có thêm kinh nghiệm, ...). Nếu trong tình huống đó sẵn sàng đánh đổi thì ok, tham gia cuộc chơi và chấp nhận mọi thứ, tin tưởng 1 lòng theo sếp.

- Mỗi người nên cố gắng nhận biết khả năng của mình thực sự tới đâu, sự khôn ngoan nhanh nhạy của mình thực sự tới đâu, khả năng chịu đựng rủi ro của mình thực sự ra sao, có rất nhiều lựa chọn, không nhất thiết phải cố đấm ăn xôi vào một thứ nếu thực sự không phù hợp với mình. Tín dụng là một nghề giúp phát triển bản thân rất tốt, điều đó hoàn toàn chính xác, tuy nhiên áp lực khí phát sinh những vấn đề phức tạp phía sau là không nhỏ và nó chính là bài test thực sự cho chúng ta, cũng là sự trải nghiệm khá thú vị ^^.
 
ôi, vậy mà biết bao người vẫn mong được làm cbtd, em sv năm 4 rồi, ko biết tốt nghiệp sẽ ra sao đây :(
 
Hì hì, chỉ sợ khi làm việc có vi phạm cũng ko biết ấy chứ, cứ quen thói người đi trước làm sao thì ta làm vậy, đến lúc vỡ lở ra thì chuyện đã rồi. Vậy thì nhân viên tín dụng không nên đứng tên chủ tài sản thứ gì hết đúng ko nhỉ, lỡ có bị truy cứu trách nhiệm tài chính thì tổng tài sản ta chỉ có cái xe máy cà tàng.
 
Hì hì, chỉ sợ khi làm việc có vi phạm cũng ko biết ấy chứ, cứ quen thói người đi trước làm sao thì ta làm vậy, đến lúc vỡ lở ra thì chuyện đã rồi. Vậy thì nhân viên tín dụng không nên đứng tên chủ tài sản thứ gì hết đúng ko nhỉ, lỡ có bị truy cứu trách nhiệm tài chính thì tổng tài sản ta chỉ có cái xe máy cà tàng.
Good Idea, nhưng mà chắc Ngân hàng sẽ cho CBTD 2 lựa chọn: 1 là Tiền 2 là Tòa.
 
Back
Bên trên