Cách xác định nguồn trả nợ trong vay ngắn hạn

1. Khả năng trả gốc của khách hàng phụ thuộc vào dòng tiền (từ khi mua nguyên vật liệu -> Tồn kho -> Bán-> Thu nợ), vì thế thời gian tối đa mỗi KUNN phải phù hợp với dòng tiền của hoạt động kinh doanh để tránh xảy ra quá hạn.
2. Hộ gia đình kinh doanh mang nhiều yếu tố tự phát, họ không chú trọng ghi chép, lưu giữ chứng từ nên khi thẩm định mang nhiều cảm tính của QHKH. Nói chung trong quá trình thẩm định thực tế cửa hàng kinh doanh và trao đổi với khách hàng thì QHKH cũng ước tính số phải thu, phải trả, từ đó tính nhu cầu vay của khách hàng bao nhiêu là hợp lý.
 
Các bạn ơi giúp mình với, mình mới pv bên nân hàng người ta hỏi 2 câu này mình không trả lời đươc:(:|
1) Khi vay ngắn hạn, lợi nhuận hàng tháng của doanh nghiệp/cá nhân chỉ đủ để trả lãi vay hàng tháng, món vay này là cuối kì sẽ trả gốc, vậy nếu 1 nhân viên thẩm định thì sẽ xác định nguồn trả nợ gốc cuối kì thì doanh nghiệp/ cá nhân sẽ trả bằng cách nào?
2) 1 hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, có nhu cầu vay vốn ngân hàng, tuy nhiên trong quá trình buôn bán không có xuất hóa đơn tài chính, vậy mình làm cách nào để có thể xác định được các khoản phải thu, khoản phải trả??
Giúp mình với nha, cảm ơn các bạn nhiều lắm!\:D/

Cho câu hỏi đầu tiên của bạn, theo mình, nguồn trả lãi vay sẽ được lấy từ lợi nhuận của phương án kinh doanh. Còn nguồn trả nợ gốc (gốc trả cuối kỳ) sẽ được lấy từ doanh thu (ước tính trong tương lai) của cả kỳ kinh doanh của khách hàng.
 
Các bạn ơi giúp mình với, mình mới pv bên nân hàng người ta hỏi 2 câu này mình không trả lời đươc:(:|
1) Khi vay ngắn hạn, lợi nhuận hàng tháng của doanh nghiệp/cá nhân chỉ đủ để trả lãi vay hàng tháng, món vay này là cuối kì sẽ trả gốc, vậy nếu 1 nhân viên thẩm định thì sẽ xác định nguồn trả nợ gốc cuối kì thì doanh nghiệp/ cá nhân sẽ trả bằng cách nào?
2) 1 hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, có nhu cầu vay vốn ngân hàng, tuy nhiên trong quá trình buôn bán không có xuất hóa đơn tài chính, vậy mình làm cách nào để có thể xác định được các khoản phải thu, khoản phải trả??
Giúp mình với nha, cảm ơn các bạn nhiều lắm!\:D/
Nguồn trả nợ gốc được trích từ một phần vốn kinh doanh cho khi đến hạn. Nguồn trả nợ lãi từ lợi nhuận hàng tháng. Tuy nhiên trong trường hợp này lợi nhuận hàng tháng chỉ đủ để trả lãi vay thì phương án này có vẻ không khả thi lắm
2. Đối với hộ kinh doanh có đăng ký dinh doanh nhưng không có mã số thuế và thuế nộp( tự kê tự khai) thi phải căn cứ và sổ sách ghi chép mua bán hàng hàng ngày của họ thôi, nếu muốn chính xác thì ăn nằm ở đó mấy hôm xem tình hình buôn bán của họ thế nào rồi tính bình quân trong tháng.(tránh trường hợp những sổ sách mua bán hàng đó họ tự lập khống ra để vay vốn). Ngoài ra cần xem xét quy mô của cửa hàng để cho vay sao cho phù hợp
 
Nguồn trả nợ gốc được trích từ một phần vốn kinh doanh cho khi đến hạn. Nguồn trả nợ lãi từ lợi nhuận hàng tháng. Tuy nhiên trong trường hợp này lợi nhuận hàng tháng chỉ đủ để trả lãi vay thì phương án này có vẻ không khả thi lắm
2. Đối với hộ kinh doanh có đăng ký dinh doanh nhưng không có mã số thuế và thuế nộp( tự kê tự khai) thi phải căn cứ và sổ sách ghi chép mua bán hàng hàng ngày của họ thôi, nếu muốn chính xác thì ăn nằm ở đó mấy hôm xem tình hình buôn bán của họ thế nào rồi tính bình quân trong tháng.(tránh trường hợp những sổ sách mua bán hàng đó họ tự lập khống ra để vay vốn). Ngoài ra cần xem xét quy mô của cửa hàng để cho vay sao cho phù hợp
1.LN hàng tháng chỉ đủ để trả lãi thì đúng là k khả thi lắm. nhưng nguồn trả nợ gốc thì k thể là trích từ một phần vốn kinh doanh được.
2. Nằm vùng mấy ngày thì một tháng làm được mấy hồ sơ. Thẩm định khách hàng cá nhân mang nhiều yếu tố cảm tính, thấy khách hàng kinh doanh thật, sổ sách ghi chép đáng tin cậy, hiểu biết về công việc cũng như có thị trường tiêu thụ ổn định là ok
 
Mình đồng ý với bạn Nakun 159 về vấn đề 1 rồi đó, bạn đang phản biện lại nhà pv chứ ko phải là tìm câu trả lời cho họ.
 
Các bạn ơi giúp mình với, mình mới pv bên nân hàng người ta hỏi 2 câu này mình không trả lời đươc:(:|
1) Khi vay ngắn hạn, lợi nhuận hàng tháng của doanh nghiệp/cá nhân chỉ đủ để trả lãi vay hàng tháng, món vay này là cuối kì sẽ trả gốc, vậy nếu 1 nhân viên thẩm định thì sẽ xác định nguồn trả nợ gốc cuối kì thì doanh nghiệp/ cá nhân sẽ trả bằng cách nào?
2) 1 hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, có nhu cầu vay vốn ngân hàng, tuy nhiên trong quá trình buôn bán không có xuất hóa đơn tài chính, vậy mình làm cách nào để có thể xác định được các khoản phải thu, khoản phải trả??
Giúp mình với nha, cảm ơn các bạn nhiều lắm!\:D/

Theo mình, chắc chắn bạn phải biết được khách hàng dùng vốn vay vào việc gì khi lập tờ trình hoặc phương án, và phải dự tính được liệu kết thúc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh có khả thi hay k, sau khi trừ đi các công nợ, chi phí (nếu có) => doanh thu ước tính có đủ để trả gốc cuối kỳ được hay không. Điều này liên quan đến vấn đề có bị rủi ro trong quá trình kinh doanh của họ thế nào. còn nếu như tính toán thấy k chắc chắn, mình nghĩ nên đưa tài sản bảo đảm vào thêm để xác định nguồn trả nợ cuối kỳ. điều này sẽ giúp việc lập dự phòng chắc chắn hơn và khả thi hơn.
còn đối với câu 2, theo mình bạn cứ ở lỳ 1 tuần ở cửa hàng hoặc nơi sản xuất của hộ kinh doanh ngoài ra lân la dò hỏi các bạn hàng hoặc đối tác của họ, kết hợp với việc kiểm tra hóa đơn, sổ sách, hàng tồn kho, lịch sử kinh doanh là OK ngay thôi mà. nếu KH là thân quen hoặc cùng địa phương thì mình nghĩ cũng rất đơn giản.
 
nguồn trả nợ ngân hàng không chỉ có lợi nhuận không đâu bạn
còn có một nguồn đặt biệt là khấu hao tài sản khoản này tương đối lớn đó
cùng với một số nguồn tự có hoạt do hoạt động sản xuất khac đem lại nguồn thu nửa mà.

câu 2: mình nghĩ là chúng ta xem sét sổ ghi chép KH cùng với việc ước lượng thông qua quy mô kinh doanh và so sanh một số hộ gia đình khác cùng địa bàn và cùng ngành nghề
 
theo ý mình thì thế này:
- khi vay, tiền vay đã được chuyển hóa vào doanh thu, nên doanh thu sẽ là nguồn để trả gốc. không giống như vay dài hạn, nguồn trả gốc sẽ không lấy từ khấu hao tài sản được. còn lợi nhuận thu được(chưa tính lãi vay) sẽ được trích để trả lãi. nếu lợi nhuận dự tính chỉ đủ trả lãi thì sẽ hỏi lại khách hàng tại sao lại muốn làm không công. Sau đó sẽ tùy giải thích của khách hàng để xử lý. Nếu là để duy trì sản xuất hoặc để tuân thủ hợp đồng đã ký thì có thể xem xét cho vay.
- một số bạn bên trên tư vấn là nằm vùng. Thực sự thì mình cũng không hiểu lắm. Nằm vùng như thế thì mất quá nhiều thời gian mà có khi lại không được gì. Chưa kể lại quá lãng phí nếu có khách hàng khác. Còn sổ sách thì làm thế nào để biết họ không gian lận, vì dù sao cũng chỉ là viết tay? Có thể giải thích cho mình được không
 
Theo mình nghĩ thì để xác định cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn, điều quan trọng là ta phải xác định dòng tiền của khách hàng. Ví dụ như KH vay để đầu tư SXKD thì ta nên áp dụng cho vay TDH, còn để bổ sung vốn lưu động kịp thời thì có thể cho vay ngắn hạn ( tất nhiên ta phải thẩm định phương án kinh doanh có khả thi hay không? ngành nghề mà khách hàng đang kinhdoanh có xu hướng phát triển hay không?...để giảm bớt rủi do mát vốn). Còn TSĐB chỉ là biện pháp cuối cùng. P/s: mình chỉ là lính mới mong nhận được nhiều chia sẽ của mọi người.
 
Các bạn ơi giúp mình với, mình mới pv bên nân hàng người ta hỏi 2 câu này mình không trả lời đươc:(:|
1) Khi vay ngắn hạn, lợi nhuận hàng tháng của doanh nghiệp/cá nhân chỉ đủ để trả lãi vay hàng tháng, món vay này là cuối kì sẽ trả gốc, vậy nếu 1 nhân viên thẩm định thì sẽ xác định nguồn trả nợ gốc cuối kì thì doanh nghiệp/ cá nhân sẽ trả bằng cách nào?
2) 1 hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, có nhu cầu vay vốn ngân hàng, tuy nhiên trong quá trình buôn bán không có xuất hóa đơn tài chính, vậy mình làm cách nào để có thể xác định được các khoản phải thu, khoản phải trả??
Giúp mình với nha, cảm ơn các bạn nhiều lắm!\:D/

mình cũng mới có nữa năm làm việc thôi. mình xin trả lời như sau:
1. Vay ngắn hạn thì phải xem người ta vay làm j, nếu đầu tư vốn lưu động mà lợi nhuận đủ để trả lãi hàng tháng là quá ok luôn. có lợi nhuận mà trả lãi hàng tháng thì tức là khách hàng kinh doanh hiệu quả, còn trả gốc sẽ lấy từ doanh thu bán hàng. đừng quên trong doanh thu có chi phí giá vốn hàng bán. Còn nếu vay để đầu tư vào tài sản cố định thì phải kiểm tra xem lợi nhuận có đủ trả luôn phần gốc đó ko, vì đầu tư vào tscđ nó ko nằm hoàn toàn trong giá vốn hàng bán.
2. cá nhân hộ gia đình chả bao giờ có hóa đơn tài chính cả, cách xác định cụ thể nhất là hỏi, hỏi và hỏi. nếu ko có hóa đơn tài chính thì ít nhất cũng có giấy mua bán hàng viết tay giữa 2 bên. rồi xin ít thông tin của bạn hàng khách hàng (nhớ nói khéo là hỏi để ghi vô cho đẹp hồ sơ nhưng thực ra là để xác minh lại luôn).
hihi
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,488
Thành viên mới nhất
nhacai2q
Back
Bên trên