Cách xác định nguồn trả nợ trong vay ngắn hạn

greattakeru

Thành viên
Các bạn ơi giúp mình với, mình mới pv bên nân hàng người ta hỏi 2 câu này mình không trả lời đươc:(:|
1) Khi vay ngắn hạn, lợi nhuận hàng tháng của doanh nghiệp/cá nhân chỉ đủ để trả lãi vay hàng tháng, món vay này là cuối kì sẽ trả gốc, vậy nếu 1 nhân viên thẩm định thì sẽ xác định nguồn trả nợ gốc cuối kì thì doanh nghiệp/ cá nhân sẽ trả bằng cách nào?
2) 1 hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, có nhu cầu vay vốn ngân hàng, tuy nhiên trong quá trình buôn bán không có xuất hóa đơn tài chính, vậy mình làm cách nào để có thể xác định được các khoản phải thu, khoản phải trả??
Giúp mình với nha, cảm ơn các bạn nhiều lắm!\:D/
 
1) Cái này thì hơi khó nha. thường thì KH sẽ trả lãi và gốc hàng kì (thường là theo từng tháng), nhưng trên thực tế k phải k có món vay ntnày xảy ra. Lúc này,,lượng tiền trả gốc khi đáo hạn(giả sử vào cuối năm) sẽ rất lớn. Lúc đó, ta cần xem xét về các TS của KH có thể phát mại vào cuối năm và có giá trị tương đương hoặc lớn hơn nợ gốc (BĐS, ô tô, hàng hóa,...) để thu hồi gốc dựa vào việc bán các TS đó.
2) Thường các hộ gia đình có các sổ sách kinh doanh (do họ tự ghi chép về các món nợ, khoản phải thu,...), ta căn cứ vào đo sẽ phần nào biết đc các con số mình cần. Mặc dù thường các sổ sách này ghi chép lung tung, khó nhìn, khó kiểm tra nhưng theo t đó là 1 cách để biết đc tình hình hđ kinh doanh của họ.
 
Các bạn ơi giúp mình với, mình mới pv bên nân hàng người ta hỏi 2 câu này mình không trả lời đươc:(:|
1) Khi vay ngắn hạn, lợi nhuận hàng tháng của doanh nghiệp/cá nhân chỉ đủ để trả lãi vay hàng tháng, món vay này là cuối kì sẽ trả gốc, vậy nếu 1 nhân viên thẩm định thì sẽ xác định nguồn trả nợ gốc cuối kì thì doanh nghiệp/ cá nhân sẽ trả bằng cách nào?
2) 1 hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, có nhu cầu vay vốn ngân hàng, tuy nhiên trong quá trình buôn bán không có xuất hóa đơn tài chính, vậy mình làm cách nào để có thể xác định được các khoản phải thu, khoản phải trả??
Giúp mình với nha, cảm ơn các bạn nhiều lắm!\:D/

- Khi thẩm định khách hàng, tính toán phương án trả gốc lãi vay ngắn hạn, bạn phải tính hết các nguồn có khả năng trả nợ cho khoản vay đó, nếu OK được thì hãy quyết định tài trợ vốn nhé:
- Các nguồn trả nợ ngắn hạn (gốc + lãi) bạn có thể nghĩ tới, bao gồm:
+ Tiền thu từ doanh thu bán hàng
+ Lợi nhuận của phương án kinh doanh
+ Tiền thu được từ các phương án kinh doanh khác (nếu có)
+ Tiền thu từ thanh lý TSĐB
+ Tiền thu từ thanh lý/phá sản doanh nghiệp :D
- Khi cán bộ tín dụng thẩm định một khách hàng vay nếu như nguồn thu từ doanh thu, lợi nhuận và phương án khác đảm bảo chắc chắn có khả năng trả nợ được thì cán bộ tín dụng có thể cho vay mà ko cần có tài sản đảm bảo. Còn ngược lại nếu như nguồn thu đó chưa chắc chắn thì yêu cầu phải có tài sản bảo đảm xem như là một khoản thu phụ để hỗ trợ cho khoản thu chính (thu gốc) nếu như khoản thu chính gặp rủi ro.
- Đối với hộ kinh doanh, nếu muốn cho vay thì nhất thiết cần phải có sự hợp tác của họ để hoàn thiện được các giấy tờ, bảng kê, sổ sách ghi chép, hợp đồng mua bán với các đối tác để chứng minh năng lực tài chính, hoạt động kinh doanh thì mới có cơ sở thẩm định được; nếu ko thì khó lắm; kẻo lại hớ như chơi :D
- Hộ KD, bạn có thể thu thập những thông tin như:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Hóa đơn đầu ra, đầu vào của hoạt động kinh doanh ( bao gồm cả hóa đơn VAT), trong thời gian 6 tháng.
+ Sổ sách ghi chép hoạt động bán hàng trong thời gian 1 năm.
+ Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác ( nếu có ): bảng lương, sao kê tài khoản Ngân hàng, hợp đồng lao động.
+ Các hợp đồng bảo hiểm ( nếu có tham gia bảo hiểm về người, tài sản... )
+ Các hợp đồng cho thuê tài chính ( nếu có) ( thuê nhà, thuê ô tô, tài sản khác...)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Có lẽ là phải căn cứ vào mục đích vay ngắn hạn của KH. KH vay ngắn hạn để làm gì? Nếu để bổ sung vốn lưu động thì có lẽ cuối kì phải là kết thúc 1 dự án nhỏ nào đó hay 1 phương án SXKD nào đó thì mới cho vay đc chứ. Chứ KH vay mà LN chỉ đủ để trả lãi thì quá là rủi ro. Mình nghĩ là ko thể căn cứ vào TSĐB được, vì ko thể cuối kì lấy TSĐB ra bán để trả gốc cho NH được, vì chắc gì đã bán được với giá đủ để trả nợ gốc?
Câu 2 thì mình thấy như hồi thực tập thì có căn cứ vào sổ ghi chép bán hàng, nhập hàng của KH. Có KH mở cửa hàng buôn bán ĐTDĐ, linh kiện ĐT..., hồ sơ vay vốn ghi chi chít bo mạch, vỏ đt, đt cũ, đt mới, màn hình, bỏ mối cho ai bao nhiêu cái... Căn cứ vào sổ ghi chép đó có thể xác định được phải thu phải trả trung bình, rồi doanh thu trung bình luôn.
 
Mình cũng trả lời như bạn vừa mới đề cập, tuy nhiên người ta lại đề cập tình huống như thế này : doanh nghiệp/ cá nhân vay vốn ngắn hạn 12 tháng một món là 10ty, giả sự lợi nhuận sau thuế hàng tháng mà doanh ngiệp/ cá nhân này làm ra được là 1 tỷ, đủ để trả lãi tháng.Vậy câu hởi đặt ra là sau 12 tháng thì doanh nghiệp/ cá nhân đó lấy tiền ơ đâu để trả hết nợ gốc cho ngân hàng.(người ta nói mình đây là điều cơ bản mà thẩm định phải biết :)| )
Theo mình biết thì nếu vay ngắn hạn thì người ta sẽ trả nợ gốc 1 lần vào cuối kỳ, vậy khi thẩm định thì mình cần phải xác định ra sao vấn đề trên.Mong bạn giúp mình :)
 
Có lẽ là phải căn cứ vào mục đích vay ngắn hạn của KH. KH vay ngắn hạn để làm gì? Nếu để bổ sung vốn lưu động thì có lẽ cuối kì phải là kết thúc 1 dự án nhỏ nào đó hay 1 phương án SXKD nào đó thì mới cho vay đc chứ. Chứ KH vay mà LN chỉ đủ để trả lãi thì quá là rủi ro. Mình nghĩ là ko thể căn cứ vào TSĐB được, vì ko thể cuối kì lấy TSĐB ra bán để trả gốc cho NH được, vì chắc gì đã bán được với giá đủ để trả nợ gốc?
Câu 2 thì mình thấy như hồi thực tập thì có căn cứ vào sổ ghi chép bán hàng, nhập hàng của KH. Có KH mở cửa hàng buôn bán ĐTDĐ, linh kiện ĐT..., hồ sơ vay vốn ghi chi chít bo mạch, vỏ đt, đt cũ, đt mới, màn hình, bỏ mối cho ai bao nhiêu cái... Căn cứ vào sổ ghi chép đó có thể xác định được phải thu phải trả trung bình, rồi doanh thu trung bình luôn.
Bạn ơi, nếu ở câu 2 thì mọi chứng từ sổ sách đều bình thường, nhưng nếu khách hàng có các khoản phải trả khác mà không ghi trong sổ sách hay chứng từ gì khác, mà vay mượn từ bên ngoài( ví dụ như vay nóng) mà có thể khoản vay này lớn hơn tài sản đảm bảo thì mình có cách nào kiểm tra được hay không.
 
- Khi thẩm định khách hàng, tính toán phương án trả gốc lãi vay ngắn hạn, bạn phải tính hết các nguồn có khả năng trả nợ cho khoản vay đó, nếu OK được thì hãy quyết định tài trợ vốn nhé:
- Các nguồn trả nợ ngắn hạn (gốc + lãi) bạn có thể nghĩ tới, bao gồm:
+ Tiền thu từ doanh thu bán hàng
+ Lợi nhuận của phương án kinh doanh
+ Tiền thu được từ các phương án kinh doanh khác (nếu có)
+ Tiền thu từ thanh lý TSĐB
+ Tiền thu từ thanh lý/phá sản doanh nghiệp :D
- Khi cán bộ tín dụng thẩm định một khách hàng vay nếu như nguồn thu từ doanh thu, lợi nhuận và phương án khác đảm bảo chắc chắn có khả năng trả nợ được thì cán bộ tín dụng có thể cho vay mà ko cần có tài sản đảm bảo. Còn ngược lại nếu như nguồn thu đó chưa chắc chắn thì yêu cầu phải có tài sản bảo đảm xem như là một khoản thu phụ để hỗ trợ cho khoản thu chính (thu gốc) nếu như khoản thu chính gặp rủi ro.
- Đối với hộ kinh doanh, nếu muốn cho vay thì nhất thiết cần phải có sự hợp tác của họ để hoàn thiện được các giấy tờ, bảng kê, sổ sách ghi chép, hợp đồng mua bán với các đối tác để chứng minh năng lực tài chính, hoạt động kinh doanh thì mới có cơ sở thẩm định được; nếu ko thì khó lắm; kẻo lại hớ như chơi :D
- Hộ KD, bạn có thể thu thập những thông tin như:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Hóa đơn đầu ra, đầu vào của hoạt động kinh doanh ( bao gồm cả hóa đơn VAT), trong thời gian 6 tháng.
+ Sổ sách ghi chép hoạt động bán hàng trong thời gian 1 năm.
+ Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác ( nếu có ): bảng lương, sao kê tài khoản Ngân hàng, hợp đồng lao động.
+ Các hợp đồng bảo hiểm ( nếu có tham gia bảo hiểm về người, tài sản... )
+ Các hợp đồng cho thuê tài chính ( nếu có) ( thuê nhà, thuê ô tô, tài sản khác...)

Mình cũng trả lời như bạn vừa mới đề cập, tuy nhiên người ta lại đề cập tình huống như thế này : doanh nghiệp/ cá nhân vay vốn ngắn hạn 12 tháng một món là 10ty, giả sự lợi nhuận sau thuế hàng tháng mà doanh ngiệp/ cá nhân này làm ra được là 1 tỷ, đủ để trả lãi tháng.Vậy câu hởi đặt ra là sau 12 tháng thì doanh nghiệp/ cá nhân đó lấy tiền ơ đâu để trả hết nợ gốc cho ngân hàng.(người ta nói mình đây là điều cơ bản mà thẩm định phải biết )
Theo mình biết thì nếu vay ngắn hạn thì người ta sẽ trả nợ gốc 1 lần vào cuối kỳ, vậy khi thẩm định thì mình cần phải xác định ra sao vấn đề trên.Mong bạn giúp mình
 
Mình cũng trả lời như bạn vừa mới đề cập, tuy nhiên người ta lại đề cập tình huống như thế này : doanh nghiệp/ cá nhân vay vốn ngắn hạn 12 tháng một món là 10ty, giả sự lợi nhuận sau thuế hàng tháng mà doanh ngiệp/ cá nhân này làm ra được là 1 tỷ, đủ để trả lãi tháng.Vậy câu hởi đặt ra là sau 12 tháng thì doanh nghiệp/ cá nhân đó lấy tiền ơ đâu để trả hết nợ gốc cho ngân hàng.(người ta nói mình đây là điều cơ bản mà thẩm định phải biết :)| )
Theo mình biết thì nếu vay ngắn hạn thì người ta sẽ trả nợ gốc 1 lần vào cuối kỳ, vậy khi thẩm định thì mình cần phải xác định ra sao vấn đề trên.Mong bạn giúp mình :)
T trl cho bạn là dựa trên những hiểu biết và lý thuyết đc giảng dạy thôi, chứ chưa va vấp thực tế bjo:) Tuy nhiên đây cũng là kinh nghiệm của các anh chị đi trước truyền cho:)
Như anh Mr.Bank là khá đầy đủ nhưng đó là đối vs các món vay chung, ngoài ra, bạn này muốn hỏi về số tiền trả nợ gốc 1 cục:).
Theo t thì để có số tiền này, KH phải bán đi TS có giá trị của mình khi đến hạn trả nợ gốc như trên t đã đề cập. T nghĩ chỉ có p/a đấy là khả thi chứ trả 1 lúc 10 tỷ thì KH k thể trích lợi nhuận hay doanh thu của mình ra được:)
 
Nếu lợi nhuận của khách hàng chỉ đủ để trả lãi hàng tháng thì rất khó để cho Kh đó vay vì làm lợi nhuận chỉ để trả lãi NH thì cũng như ko. Thật ra vay kinh doanh thì ngoài việc lợi nhuận còn giá trị vốn ban đầu thu hồi nữa chứ ko phải dùng lợi nhuận để trả nợ. Ngoài ra KH có rất nhiều nguồn tài chính khác nhau. do đó không phải căn cứ chính xác trên dòng tiền từ kinh doanh mà cho vay
Còn hộ gia đình nhỏ lẻ kinh doanh không có hóa đơn thì việc chụp ảnh lại quá trình kinh doanh của khách hàng, dựa vào lượng hàng hiện tại, điều tra nơi lấy hàng vào và bán hàng ra của khách hàng, xác nhận của các cơ quan địa phương là cũng được
Ngoài ra khi cho vay KH mà ko có TSĐB trên lý thuyết khi KH có dòng tiền tài chính tốt thì có thể cho vay nhưng thực tế tại các ngân hàng hiện nay khi không có TSĐB thì ko thể cho vay. Vì nó nằm trong điều kiện bắt buộc để có thể cho vay
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,489
Thành viên mới nhất
789betstyle
Back
Bên trên