Bạn quan tâm điều gì nhất khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp?

  • Bắt đầu Bắt đầu tuan
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Khi thẩm định tín dụng thì phải thẩm định rất nhiều thứ. Trong đó ở đây chỉ quan tâm vào câu hỏi của chủ thớt. Ptich năng lực tài chính, cụ thể ở đây là BCTC.
BCTC đa số chỉ thể hiện số liệu đơn thuần. Rất ít thông tin phi tài chính. Nên ta sẽ phân tích số liệu theo chiều dọc& chiều ngang. Vừa phân tích vừa xét đoán thì mới có thể nghi ngờ và đánh giá đc phần nào dữ liệu có tin được hay không. Chứ chưa tính toán gì mà đã nghi ngờ thì hơi chém. Và các bạn hoàn toàn có thể xin thêm dữ liệu từ các phòng không phải từ kế toán để đối chiếu kiểm chứng (phòng kinh doanh, phòng xây dựng cơ bản, phòng tài chính....) dữ liệu sẽ tốt hơn& độ tin cậy cao hơn:

1. Trước tiên nhìn xem lãi lỗ ntn. Có biến động so với các năm, có hợp lý so với tình hình kinh doanh chung
2. Dòng tiền như thế nào, có tương xứng với doanh thu và lợi nhuận (chất lượng của DT, phải thu và dự phòng cũng từ đây mà ra)
3. Dòng tiền từ các hoạt động ntn ? Đi đâu về đâu ? Tiền từ đâu mà ra (bán hàng or bán tài sản or đi vay or góp vốn) ? Tiền từ HD tài chính chảy vào đâu: mua sắm tscd, đầu tư dự án, mua nvl, trả nhà cunng cấp hay là đi đầu tư tài chính, ck, bds ?
3. Cơ cấu nợ/vốn chủ có hợp lý hay biến động mạnh hay không
4. Chất lượng ts ntn, phân tích ngang& tính các chỉ số về thanh khoản, htk, phải thu, phải trả...
5. Phân tích chỉ số ràng buộc giữa các báo cáo: dòng tiền/(lãi vay+ nợ NH), vòng quay tài sản, chi phí lãi vay, Gross margin, Net profit margin...
6. Đọc thuyết minh để xem phải thu, phải trả những thằng nào (toàn công ty liên doanh liên kết công ty hay công ty ma hay thằng nào đó nó phá sản hay lâm nguy thì mệt rồi- những cái này search trên mạng nha), bán hàng thì nó bán những loại nào, có rủi ro gì không (xin báo cáo bán hàng từ phòng kinh doanh , xin báo cáo về tính hình vay nợ (lấy từ phòng tài chính), tình hình tài sản cố định (báo cáo tài sản bên phòng xây dựng mua sắm)
6. So sánh với DN cùng ngành hoặc số liệu ngành trên cơ sở hiểu biết chung về ngành, về nền kinh tế.
7. Quan sát thực tế xem tài sản, cơ sở vật chất (để xem độ tin tưởng về những tài sản trên báo cáo) nhân thể đó xem phong cách làm việc, thái độ của người lao động.....

Còn vô số việc khác nữa. Đây chỉ là 1 ý kiến của 1 người đã đi làm, nhưng ngoại đạo. Bác nào đi làm đúng tín dụng thẩm định thì góp ý& cho cao kiến để em nhận thức lại 1 vấn đề đúng đắn hơn :bz
 
cái này có bộ phận thẩm định lo , chứ NV tín dụng thì khó có thể thẩm định đc tính chính xác của BCTC @@ mà ở VN thì làm gì có BCTC thật , DN nhà tớ lãi nhiều cho thành lãi ít , lãi ít cho thành lỗ. Kiểm toán ư , Thanh tra thanh mẹ thanh gì , cứ có phong bì thì thành thank you hết @@. 100 Dn Vn thì 101 là trốn thuế hết
DN vay Ngân Hàng thì thường làm đẹp BCTC , thông qua hạch toán lợi nhuận, và hạch toán chi phí, tớ nghĩ phần biến hóa chi phí có vẻ dễ hơn , nhất là phần trích lập inventory obsolescent và, depreciation fixed asset
PT các ratio ở BCTC mà ko compared với company's strategy , business cycle, hoặc industry norms thì cũng ko chính xác. nói chung là phải đc benchmark.
Ratio là về quantitative , 1 aspect quan trọng khác phải xét la qualitative
Ratio là past performance của DN , chả có ý nghĩa gì mấy đến future cash inflow cả , mà NH lại quan tâm đến cái này hơn
vậy evaluation cái cash inflow này thế nào , quả thực là khoai tít mù. mình thì hay dùng Sensitivity analysis và Stimulation analysis Monte-Carlo để dự đoán, or dùng regression cg tàm tạm
1 pp hay đc áp dụng khi pt là Common-size Analysis và Cross-sectional Analysis, và Z-score của Beaver có mức độ chính xác 90%.

p/s tớ chưa có tí kn đi làm NH nào cả , chém gió tí những gì tớ biết

---------- Post added 19-04-2012 at 09:04 PM ----------

Báo cáo tài chính ở Việt Nam chỉ là một phần, bạn chẳng bao giờ biết được con số thật là bao nhiêu, có thuê kiểm toán vào cũng còn có sai số. Nên quan trọng là phương án kinh doanh (thật) của khách hàng ra sao, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp thế nào và không thế thiếu tài sản đảm bảo.

:)) cô tớ kiểm toán Ernst Young kể là thi thoảng còn bó tay với các ma thuật của các vị KT trưởng ở VN
 
cái này có bộ phận thẩm định lo , chứ NV tín dụng thì khó có thể thẩm định đc tính chính xác của BCTC @@ mà ở VN thì làm gì có BCTC thật , DN nhà tớ lãi nhiều cho thành lãi ít , lãi ít cho thành lỗ. Kiểm toán ư , Thanh tra thanh mẹ thanh gì , cứ có phong bì thì thành thank you hết @@. 100 Dn Vn thì 101 là trốn thuế hết
Phần này bác chém hơi quá. Nhưng đúng là có là siêu nhân hay thần thánh cũng k phát hiện& lật tẩy đc hết các màn ảo thuật của DN đâu, errors thì có thể, chứ đã frauds thì k thể cover hết. Thế nên kiểm toán cũng chỉ để đảm báo tương đối thôi, những nước TT pt, thông tin minh bạch như gì mà accounting scandals vẫn k thoát đc mà
DN vay Ngân Hàng thì thường làm đẹp BCTC , thông qua hạch toán lợi nhuận, và hạch toán chi phí, tớ nghĩ phần biến hóa chi phí có vẻ dễ hơn , nhất là phần trích lập inventory obsolescent và, depreciation fixed asset
Đồng ý, là cook expense dễ hơn revenue. Nhưng như em thấy bộ hồ sơ đi vay vốn lưu ở NH cũng là báo cáo tc đã kiểm toán mà, hay NH cũng chơi trò ém hàng nốt :)) No way ? I guess so.
mình thì hay dùng Sensitivity analysis và Stimulation analysis Monte-Carlo để dự đoán, or dùng regression cg tàm tạm
Bác có case study hay ví dụ cụ thể nào chia sẻ để em ngâm cứu mới được không.
1 pp hay đc áp dụng khi pt là Common-size Analysis và Cross-sectional Analysis, và Z-score của Beaver có mức độ chính xác 90%.
Em k quan tâm đến cái số 90% kia của bác lắm, nhưng bản thân Z-score được thống kê là chuẩn khoảng 72% rồi. Sự kết hợp 3 cái này thì đúng là cho kết quả yên tâm nhất. Từng chỉ tiêu rời rạc có thể dễ cook, nhưng khi chúng liên kết với nhau bức tranh sẽ rõ ràng hơn nhiều:-* Nhưng em cũng k chắc là dữ liệu nó có độ fake cao thì kết quả sẽ ra sao :) Và em lại muốn xin bác vài cái case study hay ví dụ cụ thể để em ngâm cứ với.Nhân thể em hỏi tý. http://vtc.vn/606-315923/yahoo-news/cong-ty-chung-khoan-se-pha-san-hang-loat.htmVà các DN trong bài này chưa thấy thằng nào die đúng k, mặc dù cũng bết bát lắm :))Nhưng thường những vụ đổ vỡ do gian lần kế toán trong từ 3-10 năm sẽ dẫn đến sự sụp đổ đúng k bác (gian lận mang tính hệ thống& để lại tác động lũy kế ) VD Lehman Brothers, Worldcom, Olympus....
:)) cô tớ kiểm toán Ernst Young kể là thi thoảng còn bó tay với các ma thuật của các vị KT trưởng ở VN
Kế toán là những nghệ nhân mà, với lại nhiều kế toán họ giỏi lắm, chiến đấu nhiều rồi. Kể cũng ngưỡng mộ ấy chứ. VN hay ở bất cứ đầu Mỹ, Nhật thì vẫn có mà
Ah em gmail của tuyenxfinance mong nhận được chia sẻ giúp đỡ từ các bác:bz
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo mình mỗi người một quan điểm, nói chung thì nhìn bằng mắt và kinh nghiệm của mình là tốt nhất!
 
Các bác pro quá, hoa hết cả mắt :D. Em thường quan tâm đầu tiên đến (1) DN có bị mất cân đối nguồn vốn( vốn lưu động ròng bị âm) không và (2) tình hình lợi nhuận (đặt trong tương quan chung của các DN cùng ngành và thị trường) như thế thế nào .
 
CBTD còn giúp đỡ cho khách hàng chém BCTC nữa ấy chứ? vẽ đưởng hưu chạy thì CBTD giỏi chứ kế toán gì đó thì làm sao bằng dân kế toán được, Tụi nó chém cái tụi kiểm toán còn không mò ra nói chi CBTD. Thế nên chủ yếu là phân tích BCTC cho có(chỉ để hợp lệ yêu cầu và nó k có ý nghĩa nhiều) và nên tập trung vào phân tích dòng tiền của khách dựa trên các hợp đồng đã ký (có hay không) triển vọng sản phẩm dịch vụ của DN...NẾu tin vào BCTC của DN thì coi chừng đó nha. CÒn nhớ BÔNG BẠCH TUYẾT?
 
:)) sau 2 tuần đi làm Cán bộ tín dụng Techcombank thấy rằng , mọi thứ đc học vứt vào sọt rác hết :)) BCTC xấu ko hợp lý thì gọi điện cho kế toán công ty làm lại cái khác hợp lý hơn , Phương án kinh doanh vay vốn thì cán bộ tín dụng tự làm nốt :D vãi thiệt tín với chả dụng
 
Kiến thức e còn sơ sài nên có lẽ chỉ quan tâm được những vấn đề thuộc về bề nổi :">
 
Thường thì BCTC của DN đi xin vay vốn đều đẹp, nếu cán bộ tín dụng chỉ dựa vào BCTC để xem xét có nên cho DN vay hay không thì hoàn toàn sai. Để biết đc độ chính xác của báo cáo tài chính thì cần dựa vào khả năng và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Có rất nhiều cách để xác thực: dựa vào quan sát, hoá đơn điện, chi trả lương thưởng cho CN............ Qua nhiều luồng thông tin chúng ta có thể phân tích đc báo cáo tài chín .( tương đối)
Mình thấy mấy anh chị làm về tín dụng doanh nghiệp cũng nói khi xem một báo cáo tài chính, chưa hẳn báo cáo đó là đúng, dựa vào khả năng và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng cần quan tâm trước hết là doanh nghiệp này hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực nào, quy mô doanh nghiệp thế nào, rồi kết hợp với kiểm tra thực tế cùng với kinh nghiệm của mình có thể áng chừng được báo cáo tài chính có tương đối sát thực hay không.
Còn khi đọc một báo cáo tài chính cụ thể của một doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần xem xét trước tiên là tổng tài sản của doanh nghiệp là bao nhiêu, rồi tỉ lệ giữa nợ và tài sản áng chừng con số tương đối nào, các khoản phải thu, hàng tồn kho --> áng chừng hệ số thanh toán nhanh, doanh thu, lợi nhuận. Đó là những chỉ tiêu có thẻ coi là cơ bản và có thể đọc nhanh được khi xem xét một báo cáo tài chính của doanh nghiệp
 
mình phân tích lúc nào cũng ra DN gặp vấn đề, nhưng rốt cục ng ta vẫn hoạt động tốt, vẫn phải cho vay thôi :-j
Phần lớn DN VN yếu kém về quản trị TC, và mặc dù BCTC có cố làm đẹp đi chăng nữa thì vẫn xấu thôi
 
Back
Bên trên