Thật ra nói như chủ topic chưa hẳn là chính xác. Về mặt bản chất là vấn đề "cung nhân sự chất lượng thấp" thừa chứ "cầu nhân sự chất lương cao" vẫn tăng qua các năm, và sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Tại sao "Cung nhân sự chất lượng thấp" thừa? Nhân sự chất lượng thấp là như thế nào?
Đơn giản là từ 5,6 năm trở lại đây trường trường mở khoa ngân hàng, người người đi học ngân hàng. Các trường đại học, cao đẳng chạy theo xu thế thị trường mà không để ý tới việc "xây nhà từ móng" tức là tạo ra "thương hiệu" và "đăng cấp" của bằng tài chính ngân hàng cho các nhà tuyển dụng.
Các trường kỹ thuật, ngoại ngữ, sư phạm cũng mở khoa ngân hàng để làm gì? Giáo viên chuyên môn, kinh nghiệm không đủ? Giao trình lấy chỗ nọ đắp chỗ kia, sinh viên thì cứ thấy "ngân hàng" là đăng ký vào mà chả biết mình có gì, cần gì và phù hợp với việc tại ngân hàng không? Cứ thấy ngân hàng = $$$, vào khoa ngân hàng theo phong trào thì chất lượng nhân sự thấp là phải. Mà thực tế lương ngân hàng không cao như mọi người tưởng. Giao dịch viên khởi nghiệp từ 4-5 triệu thôi. Trong khi nhiều ngành khác thu nhập tốt hơn nhiều ví dụ: viễn thông lương ra trường đã tầm 7 triệu+, làm ở NGO, truyền thông,..
Giai đoạn 2006, ngân hàng phát triển bùng nổ, nhu cầu nhân sự rất cao? Mà các trường "chính thống" thì ko đủ đáp ứng. Do đó xin việc vào Bank hồi đấy dễ lắm, tạo ra làn sóng thi vào ngành này. Tuy nhiên giai đoạn 2008 trở lại đây, khủng hoàng tài chính, suy thoái kinh tế khiến cho các ngân hàng nhìn vào thực tế là phải "phát triển bền vững" theo chiều sâu chứ không chạy theo mở rộng "quy mô" bề ngang.
Nếu các bạn để ý nhu cầu tuyển dụng tại các ngân hàng hiện nay, có rất nhiều vị trí khá lạ như "phân tích kinh doanh", "nghiên cứu thị trường", "quản trị chất lượng", "phát triển kênh phân phối", "hợp tác bán lẻ", "kế hoạch tổng hợp"..? đây chính là dấu hiệu các ngân hàng phát triển vào chiều sâu. Ngân hàng ngày càng nhiều phòng ban với sự chuyên môn hóa và kỹ năng ngày càng cao. Các vị trí "truyền thống" như tín dụng và giao dịch viên ngày càng ít đi. Vì thế nhiều người chỉ nghĩ là làm việc ngân hàng có mỗi RM (quan hệ khách hàng) và Teller (giao dịch viên) chính là tự "chặt chân" mình khi đi thi tuyển vào ngân hàng rồi. Tuy nhiên những vị trí mình đề cập ở trên đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn các vị trí như GDV hay tín dụng nhưng không hề khó đỗ nếu bạn có mục tiêu và kế hoạch cụ thể.
Hiện nay sinh viên khoa ngân hàng các trường sau vẫn là "hot" đối với các nhà tuyển dụng đó là: NEU, HVNH, FTU, HVTC. Các trường khác thì ko dám chắc
Tuy nhiên, bằng đẹp trường tốt mới chỉ qua được vòng hồ sơ thôi. Còn việc bạn thi thế nào, phỏng vấn ra sao thì cần phải tự đào tạo mình thêm nữa. UB là một nơi như vậy.
Bật mí: Tỷ lệ những cán bộ đã từng học ngân hàng/tổng số cán bộ của ngân hàng chỉ chiếm khoảng 30% thôi nhé. Có những bank ban điều hành không có ai học từ lĩnh vực ngân hàng ra cả!!!