Tín dụng là gì? Nghề tín dụng là gì? (Phần I)

  • Bắt đầu Bắt đầu hungviet
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

hungviet

Founder
Tôi chia sẻ lại tài liệu này với các bạn. Đây là tài liệu đã từng dùng trong buổi Đào tạo nghiệp vụ Online của UB trên WKT. Tuy nhiên, tôi đang chỉnh sửa cho phù hợp với mô hình hiện tại của các Ngân hàng TMCP.

PHẦN I: TÍN DỤNG LÀ GÌ? NGHỀ TÍN DỤNG LÀ GÌ?

1.1 Tín dụng:


Khái niệm:
Tín dụng làkhái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. TD có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh. TD được phân loại theo các tiêu thức: thời hạn TD (TD ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); đối tượng TD (TD vốn cố định, TD vốn lưu động); mục đích sử dụng vốn (TD sản xuất và lưu thông hàng hoá, TD trong tiêu dùng); chủ thể trong quan hệ TD (TD hàng hoá, TD thương mại, TD nhà nước). – theo Bách Khoa toàn thư – PGS. TS Phạm Hùng Việt.

Có thể diễn giải khái niệm này một cách đơn giản hơn như sau: Dựa vào nghĩa của 02 từ Tín và Dụng trong cụm từ ta thấy rằng Tín là chữ tín, Dụng hiểu nôm na là sử dụng, ghép 2 từ lại ta có 1 khái niệm dễ hiểu Tín dụng là việc sử dụng vốn, tài sản của người khác bằng uy tín, tín nhiệm của người sử dụng.

Rõ ràng, trong khái niệm này ít nhất phải có 02 chủ thể: Người có vốn (Người cho vay) – muốn cho vay và Người có chữ tín (hoặc tài sản thế chấp) muốn đi vay (Người đi vay). Người cho vay có quyền sở hữu vốn nhưng chưa/không có nhu cầu sử dụng vốn nên đã chuyển giao Quyền sử dụng cho Người đi vay. Người đi vay chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu đối với món vay.
Về cơ bản, trong các NHTM hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính:

  • Tín dụng cá nhân: Phục vụ các khách hàng cá nhân, nhu cầu phục vụ đời sống như: vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân …..
  • Tín dụng doanhh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản, thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác).
Để tìm hiểu thêm về Nghiệp vụ tín dụng các bạn vui lòng tham khảo các bài viết trên ub.com.vn hoặc mua sách tham khảo trên thị trường. Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ chỉ đưa cho các bạn cái mà các bạn không thể tìm thấy trên sách vở: cái nhìn chung, đặc trưng và những góc cạnh của tín dụng trong tổ chức tín dụng.

1.2 Nghề tín dụng:


Người làm tín dụng (thực hiện trực tiếp nghiệp vụ tín dụng) là cầu nối giữa Ngân hàng (tổ chức có vốn) và Khách hàng (cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu vốn).
Trong mỗi tổ chức tín dụng Người làm tín dụng được gọi bằng những cái tên khác nhau tùy theo cấp độ: Nhân viên tín dụng/ Nhân viên Quan hệ khách hàng, Chuyên viên tín dụng/ Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên tín dụng bậc 1,2,3 .. chuyên viên tín dụng cao cấp …. Sau đây xin gọi chung là Chuyên viên tín dụng.

Cũng giống như Tín dụng, Chuyên viên tín dụng được chia là 02 mảng:

  1. Chuyên viên tín dụng Cá nhân: Phụ trách mảng tín dụng cá nhân.
  2. Chuyên viên tín dụng Doanh nghiệp: Phụ trách mảng doanh nghiệp.

Hỗ trợ cho Chuyên viên tín dụng có:


  • Nhân viên/Chuyên viên kinh doanh – phát triển sản phẩm: Tìm kiếm khách hàng (một phần) cho Chuyên viên tín dụng.
  • Nhân viên Hỗ trợ tín dụng (hay còn gọi là Quản lý tín dụng): Lưu trữ hồ sơ, hỗ trợ khách hàng sau vay, phối hợp kiểm tra khách hàng sau vay, hạch toán thu gốc, lãi .. món vay.
  • Ngoài ra, tất cả các phòng ban trong một tổ chức tín dụng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau nên tất yếu cũng sẽ ảnh hưởng đến Phòng tín dụng và Chuyên viên tín dụng bằng mối quan hệ phối hợp.
Chuyên viên tín dụng chịu những áp lực gì?

Sở dĩ chúng tôi nêu áp lực trước để các bạn thấy rằng đây là một nghề không hề “như mơ” ;;)

  • Áp lực về thời gian: Một chuyên viên tín dụng thực thụ phải là một người có ý thức về thời gian tốt, không chỉ trong công việc nội bộ mà còn với cả khách hàng.
  • Áp lực về doanh số: Hầu hết các ngân hàng đều sử dụng chỉ tiêu về doanh số để làm động lực thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên. Doanh số ở đây không chỉ đơn thuần là doanh số cho vay mà còn có thể là các loại doanh số khác như: doanh số huy động, doanh số thu phí ….
  • Áp lực về tính chính xác và trách nhiệm công việc: Mỗi một hành động của bạn đều ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng bạn đang làm việc, vì thế mọi hành động của bạn đều phải hết sức cân nhắc, không chỉ trong mà còn là ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc. Không chỉ thế, tín dụng là hoạt động kinh doanh trực tiếp trên Tiền (loại tài sản có khả năng thanh khoản tức thì J ) nên mọi sơ xuất của bạn đều có thể dẫn tới thiệt hại về kinh tế. Khi gây thiệt hại về kinh tế chính bạn sẽ phải là người đền bù.
Áp lực như vậy thì làm chuyên viên tín dụng sẽ được gì?

  • Được làm việc tại môi trường tốt: Hầu hết các ngân hàng đều là những môi trường làm việc năng động, trẻ và khá tốt (tuy nhiên mức độ giữa các ngân hàng là khác nhau). Tính minh bạch cao, con người thân thiện hòa đồng.
  • Được giao tiếp rộng: Nếu bạn là chuyên viên tín dụng thì khả năng giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau năm làm việc đầu tiên. Mối quan hệ của bạn sẽ được mở rộng, bạn sẽ có cảm giác làm chủ cuộc sống tốt hơn và trưởng thành nhanh hơn rất nhiều.
  • Được lương + thưởng tốt: Hầu hết các ngân hàng đều có lương và thưởng khá tốt so với doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, nếu bạn có ý định làm giàu thì sẽ không dễ nếu chỉ làm chuyên viên tín dụng.
  • Cơ hội thăng tiến: Cơ hội thăng tiến đặc biệt tăng cao khi các ngân hàng luôn luân chuyển nhân sự liên tục. 1 năm làm ở ngân hàng B chỉ là chuyên viên nhưng khi sang ngân hàng A bạn có thể được thăng chức tổ trưởng …..
  • Khả năng tư duy: Đây là cái được cuối cùng và quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bạn. Nếu bạn là người có óc sáng tạo, nhanh nhạy, tư duy tốt thì đây là môi trường lý tưởng cho bạn rèn luyện điều đó.
Vậy, chuyên viên tín dụng cần những phầm chất, kỹ năng gì?

  • Trung thực: yếu tố quan trọng nhất, bạn phải trung thực. Mọi hành vi không trung thực đều có thể dẫn tới hậu quả khôn lường và sẽ ảnh hướng đến túi tiền của bạn.
  • Nhanh nhẹn, khả năng tư duy, nắm bắt cơ hội tốt: Khả năng này sẽ giúp bạn nhanh chóng làm cho khách hàng hài lòng và đến với bạn nhiều hơn, cũng như tìm kiếm được nhiều khách hàng mới hơn.
  • Có kiến thức chuyên môn về tín dụng và kiến thức kinh tế tổng hợp, có khả năng phân tích nhanh, tốt. Quyết đoán trong công việc.
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc tính của các ngân hàng khác nhau mà cần phải có những phẩm chất, kỹ năng khác nhau.

------------------------
NOTE: Trong giai đoạn các Ngân hàng đang thi nhau thay đổi mô hình như hiện nay, Tín dụng đơn thuần không còn nữa, thay vào đó Chuyên viên Tín dụng hay Cán bộ tín dụng được gọi chung thành: Chuyên viên Quan hệ Khách hàng - RM (relationship manager) và ARM (assistant relationship manager).

Khi đó, nhiệm vụ của RM là:

  • Quản lý toàn bộ KH: Bao gồm cả Tín dụng và Huy động
  • Chăm sóc khách hàng: Bao gồm cả Tín dụng và Huy động
  • Chịu sức ép doanh số về: Tín dụng + Huy động + Thẻ + Tài khoản ....

Tóm lại: RM sẽ không chỉ đơn thuần là cho vay thông thường mà phải tư vấn khách hàng, quản lý KH theo sát tất cả mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Vì nhiệm vụ nặng nề vậy nên Kinh nghiệm, kiến thức sẽ có cơ hội tích lũy nhiều hơn và đương nhiên ... lương cũng khá cao :)

(Còn nữa...)
 
Cảm ơn anh Hungviet vì bài viết rất hữu ích! Tuy nhiên em có 1 thắc mắc nhỏ :
Theo em được học thì " Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian sử dụng được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu" Trong bài viết trên có nói :
"Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi"

Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/341-Tin-du...g-la-gi-Phan-I-?p=3029#post3029#ixzz1I927C1P8
Cho em hỏi trong trường hợp người vay không phải trả lãi thì đó có thực sự được gọi là tín dụng không?
VD em cho bạn em vay 100k sau 1 tháng ng bạn đó trả lại em vẫn 100k ( bạn bè mà sao phải tính toán). Theo em trường hợp này, hành động cho vay của em không phải là hoạt động " tín dụng".
Với tinh thần " dốt nhưng không ngại dấu dốt" em nghĩ sao thì nói vậy! Mong mọi người chỉ bảo thêm nhưng xin đừng ném đá em tội nghiệp!
 
Cảm ơn anh Hungviet vì bài viết rất hữu ích! Tuy nhiên em có 1 thắc mắc nhỏ :
Theo em được học thì " Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian sử dụng được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu" Trong bài viết trên có nói :
"Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi"

Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/341-Tin-du...g-la-gi-Phan-I-?p=3029#post3029#ixzz1I927C1P8
Cho em hỏi trong trường hợp người vay không phải trả lãi thì đó có thực sự được gọi là tín dụng không?
VD em cho bạn em vay 100k sau 1 tháng ng bạn đó trả lại em vẫn 100k ( bạn bè mà sao phải tính toán). Theo em trường hợp này, hành động cho vay của em không phải là hoạt động " tín dụng".
Với tinh thần " dốt nhưng không ngại dấu dốt" em nghĩ sao thì nói vậy! Mong mọi người chỉ bảo thêm nhưng xin đừng ném đá em tội nghiệp!
Câu hỏi của e rất hay.
Theo quan điểm của anh, trường hợp của em VẪN LÀ TÍN DỤNG về mặt bản chất.
Vì việc thu được lượng giá trị lớn hơn chỉ mang tính chất tương đối, lượng giá trị ở đây, có thể hiểu là giá trị bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng hình thức khác có thể quy ra giá trị bằng tiền hoặc không; miễn sao đảm bảo nguyên tắc: có sự chuyển giao quyền sử dụng (dụng) dựa trên uy tín (tín) của bên được chuyển giao quyền sử dụng.
Về bản chất, dựa vào cụm từ tiếng việt ta có thể hiểu như vậy. Còn nói chung, trường hợp nào cũng có sự gia tăng "giá trị" cả, không phải là tiền, hiện vật thì là ... tình cảm (mà tình cảm thì vô giá rồi, hơn cả tiền và hiện vật ấy chứ :) )
 
@ a Hungviet : anh nói về mặt tình cảm thì em chịu rồi :))
Nhưng nếu trong cuộc thi tuyển vào ngân hàng mà có câu hỏi tương tự em vẫn trả lời đó KHÔNG PHẢI LÀ TÍN DỤNG ! Có 2 lý do :
- dựa vào các đặc trưng của tín dụng thì em cho là thế
- Cô giáo em nói thế :))
Em đang trong thời gian viết khóa luận , khá rảnh nên mong muốn trau dồi kiến thức thi vào các ngân hàng. MOng chờ bài viết tiếp theo của anh!
 
@ a Hungviet : anh nói về mặt tình cảm thì em chịu rồi :))
Nhưng nếu trong cuộc thi tuyển vào ngân hàng mà có câu hỏi tương tự em vẫn trả lời đó KHÔNG PHẢI LÀ TÍN DỤNG ! Có 2 lý do :
- dựa vào các đặc trưng của tín dụng thì em cho là thế
- Cô giáo em nói thế :))
Em đang trong thời gian viết khóa luận , khá rảnh nên mong muốn trau dồi kiến thức thi vào các ngân hàng. MOng chờ bài viết tiếp theo của anh!
Anh cũng chia sẻ thế này.
Thứ nhất: Thày không phải lúc nào cũng đúng
Thứ hai: Em hoàn toàn có thể nói quan điểm của e khi phỏng vấn miễn sao e thuyết phục đc họ (e sẽ được đánh giá rất cao nếu thuyết phục đc họ- kể cả quan điểm của e trái ngược với quan điểm thông thường - cứ mạnh dạn)
 
Gửi bác Hùng
Mình là người đang ứng tuyển vị trí nhân viên tín dụng trong các NH của VN, mình thấy về bản chất công việc là giống nhau, tuy nhiên hiện nay việc mỗi NH gọi một tên khác nhau có một số sự bất tiện cho ứng viên:
1. Làm ứng viên thực sự không biết và hiểu rõ nội dung khi ứng tuyển
2. Mất thời gian phỏng vấn của ban tuyển dụng (mình đắng ký 3 NH thì cả 3 hội đồng đểu hỏi "em có biết vị trí này cần làm gì không" đặt trường hợp nếu mình vào hàng bán cá chắc chắn mình sẽ hiều là mình có nhu cầu phát sinh giao dịch liên quan tới cá.
Khẩn thiết mong các tiền nhân đi trước có thể cho một bản thống kê vị trí theo định nghĩa mà các vị sẽ cung cấp thông tin trên diễn đàn và tên thường gọi của các NH đối với vị trí đó.
Chân thành cảm ơn ban quản trị đã đọc ý kiến cá nhân của mình!
 
Theo em được học thì " Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian sử dụng được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu"
[/COLOR][/LEFT]

Câu này nghe wen wá chắc bạn học trường NH àh, bạn học khoa j thía?
 
Back
Bên trên