Vướng mắc trong việc phân tích HTK của các Công ty TM Dược Phẩm

vohoangchuong2006

Verified Banker
Các anh chị ơi, giúp em cái này với:

Hiện tại em đang làm tờ trình cho một Công ty TM Dược Phẩm. Mọi thứ sẽ suôn sẻ nếu như HTK của Công ty này không có quá nhiều mặt hàng, hàng trăm hàng nghìn mặt hàng về thuốc. Trong tờ trình của NH em lại yêu cầu phải liệt kê các loại hàng hóa tồn kho, Đầu kỳ, Xuất nhập trong kỳ, cuối kỳ và Giá HTK bình quân.

Trong trường hợp này em chỉ có thể đánh giá chung chung HTK qua các chỉ số Vòng quay, HTK/TTS, HTK/Giá vốn.... Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì sẽ không thấy được biến động HTK của Công ty, các mặt hàng thay đổi thế nào, mặt hàng nào bán chậm, mặt hàng nào bán nhanh....

Các anh chị chỉ giúp em các giải quyết vấn đề này nhé. Phân tích theo kiểu nào thì ổn thỏa đây?

Thanks các anh chị.
 
Các anh chị ơi, giúp em cái này với:

Hiện tại em đang làm tờ trình cho một Công ty TM Dược Phẩm. Mọi thứ sẽ suôn sẻ nếu như HTK của Công ty này không có quá nhiều mặt hàng, hàng trăm hàng nghìn mặt hàng về thuốc. Trong tờ trình của NH em lại yêu cầu phải liệt kê các loại hàng hóa tồn kho, Đầu kỳ, Xuất nhập trong kỳ, cuối kỳ và Giá HTK bình quân.

Trong trường hợp này em chỉ có thể đánh giá chung chung HTK qua các chỉ số Vòng quay, HTK/TTS, HTK/Giá vốn.... Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì sẽ không thấy được biến động HTK của Công ty, các mặt hàng thay đổi thế nào, mặt hàng nào bán chậm, mặt hàng nào bán nhanh....

Các anh chị chỉ giúp em các giải quyết vấn đề này nhé. Phân tích theo kiểu nào thì ổn thỏa đây?

Thanks các anh chị.

Theo anh thì thế này đi. Em cứ để DN lập bảng kê hàng tồn kho đi (vì cái này đằng nào DN họ cũng làm); thẩm định bằng phương pháp phỏng vấn (kiểm chứng qua chứng từ như HĐ, hóa đơn đầu vào đầu ra, sổ theo dõi kho....) xem mặt hàng nào là mặt hàng bán chạy nhất, mặt hàng nào là mặt hàng bán kém chạy nhất. Nguyên nhân? Kế hoạch sắp tới của DN là gì? tập trung vào mặt hàng nào (Lý do);

Chú ý: Đối với DN có nhiều mặt hàng như thế này, việc phân tích từng mặt hàng là không thể, nên chỉ nên tập trung vào một số mũi nhọn của DN là được. Nếu được thì e có thể phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố "mũi nhọn" đến tổng thể doanh thu của DN, sau đó hãy kết luận.
 
Em cám ơn Anh Hưng giúp đỡ.

E còn 1 câu hỏi nữa liên quan đến Phân tích Nợ Ngắn hạn và Dài hạn.

- Thông thường thì Nợ dài hạn đến từ các TCTD, người cung cấp ít khi nào cho phép DN nợ trên 1 năm.

- Xét về Nợ ngắn hạn, để đánh giá đúng khả năng thanh toán của DN, cần phải liên hệ đến vòng quay khoản phải trả qua các năm. Tuy nhiên, em thắc mắc chỗ này: Nợ ngắn hạn bao gồm: TCTD + Người cung cấp. Nếu tính ra vòng quay = Giá vốn/KP Trả BQ thì nó bao gồm luôn Nợ ngắn hạn của các TCTD.

Giả sử vòng quay giảm --> kỳ phải thanh toán tăng --> DN có uy tín, được bạn hàng cho phép gia hạn nợ. Tuy nhiên nó có chính xác không khi trong những con số này bao gồm nợ của TCTD chứ không chỉ có duy nhất nợ nhà cung cấp.

Em muốn hỏi là phân tích Nợ ngắn hạn này có cần phải tách riêng cho TCTD và người cung cấp ko. Hay là cứ gộp chung để tính ra các tỷ số.

Cám ơn anh.

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Em cám ơn Anh Hưng giúp đỡ.

E còn 1 câu hỏi nữa liên quan đến Phân tích Nợ Ngắn hạn và Dài hạn.

- Thông thường thì Nợ dài hạn đến từ các TCTD, người cung cấp ít khi nào cho phép DN nợ trên 1 năm.

- Xét về Nợ ngắn hạn, để đánh giá đúng khả năng thanh toán của DN, cần phải liên hệ đến vòng quay khoản phải trả qua các năm. Tuy nhiên, em thắc mắc chỗ này: Nợ ngắn hạn bao gồm: TCTD + Người cung cấp. Nếu tính ra vòng quay = Giá vốn/KP Trả BQ thì nó bao gồm luôn Nợ ngắn hạn của các TCTD.

Giả sử vòng quay giảm --> kỳ phải thanh toán tăng --> DN có uy tín, được bạn hàng cho phép gia hạn nợ. Tuy nhiên nó có chính xác không khi trong những con số này bao gồm nợ của TCTD chứ không chỉ có duy nhất nợ nhà cung cấp.

Em muốn hỏi là phân tích Nợ ngắn hạn này có cần phải tách riêng cho TCTD và người cung cấp ko. Hay là cứ gộp chung để tính ra các tỷ số.

Cám ơn anh.

Đứng dưới góc độ quản lý thì anh thích em tách ra hơn. Việc tách Nợ ngắn hạn sẽ làm rõ được cả về số lượng và bản chất nguồn gốc của khoản nợ; đồng thời nêu bật được các yếu tố định tính có liên quan đến nợ ngắn hạn như: Uy tín với bạn hàng, Uy tín với Ngân hàng ....

Ngoài ra, như a đã nói ở trên, trong trường hợp có một gói "chủng loại" nếu được e có thể phân tích thêm sự biến động của từng yếu tố đến tổng thể gói "chủng loại" đó từ đó đưa ra kết luận thì sẽ chặt chẽ hơn, dễ hiểu hơn (VD: Giả sử ngân hàng ngừng cho vay ==> biến động các chỉ số; ....)

Tuy nhiên, e phải hết sức lưu ý khi bóc tách, đảm bảo tính hợp lý của các chỉ số thanh toán nhé.
 
Chỉ số thanh toán thường lấy tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn: Đây là chỉ số khó phân tích nhất, nói thật...phải làm trong doanh nghiệp mới biết được cách thức thanh toán...còn không thì phải xem xét kỳ 5 năm là chính xác hơn cả (3 năm chưa nói đựơc gì)...còn nếu có bctc từng quý thì còn gì bằng....
 
Em cám ơn Anh Hưng giúp đỡ.

E còn 1 câu hỏi nữa liên quan đến Phân tích Nợ Ngắn hạn và Dài hạn.

- Thông thường thì Nợ dài hạn đến từ các TCTD, người cung cấp ít khi nào cho phép DN nợ trên 1 năm.

- Xét về Nợ ngắn hạn, để đánh giá đúng khả năng thanh toán của DN, cần phải liên hệ đến vòng quay khoản phải trả qua các năm. Tuy nhiên, em thắc mắc chỗ này: Nợ ngắn hạn bao gồm: TCTD + Người cung cấp. Nếu tính ra vòng quay = Giá vốn/KP Trả BQ thì nó bao gồm luôn Nợ ngắn hạn của các TCTD.

Giả sử vòng quay giảm --> kỳ phải thanh toán tăng --> DN có uy tín, được bạn hàng cho phép gia hạn nợ. Tuy nhiên nó có chính xác không khi trong những con số này bao gồm nợ của TCTD chứ không chỉ có duy nhất nợ nhà cung cấp.

Em muốn hỏi là phân tích Nợ ngắn hạn này có cần phải tách riêng cho TCTD và người cung cấp ko. Hay là cứ gộp chung để tính ra các tỷ số.

Cám ơn anh.


Mình nghĩ thế này:
Chỉ số vòng quay phải trả bình quân = doanh số mua hàng trong năm /phải trả bình quân
trong đó doanh số mua hàng trong năm = giá vốn + hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ (để tính vòng quay phải trả thì ngoài giá vốn còn phải tính đến NVL, công cụ, dụng cụ,... mua về chưa sử dụng)

Các khoản phải trả KHÔNG bao gồm nợ các TCTD, mà chỉ tính đến phía người bán thôi. Nhìn nhận theo quan điểm của NH thì coi như khoản vay NH cũng là một phần vốn của DN rồi, mềnh chỉ quan tâm đến khả năng chiếm dụng vốn người bán của DN mà thôi. Bơi vậy khi chỉ số vòng quay phải trả giảm -> số ngày phải trả tăng -> DN đang chiếm dụng đc vốn nhiều hơn là chính xác.
 
Mình cũng đã làm tờ trình về công ty dược, HTK nên để bên phía cty cung cấp, khi kh cung cấp thì nhiều lắm đó. Ngành dược nhiều công ty độc quyền( về một số loại thuốc) nên các công ty dược thường dữ trữ hàng tồn kho phòng khi giá lên do đó HTK rất nhiều. Thêm vào nữa khoản phải thu của các công ty dược chiếm phần lớn trong BCĐKT, nên bạn cũng cần phải chú ý đến, xem phải thu từ những cty, bv nào? Tương tự đối với khoản phải trả, cty cũng sẽ trả chậm nhà cung cấp hàng. vậy nên bạn nên phân gia nợ các TCTD là bao nhiêu, nợ nhà cung cấp nhiêu?
 
Hàng tồn kho của mỗi công ty có đặc điểm khác nhau, hàng tồn kho sắt thép ít bị suy giảm giá trị, hàng tồn kho dược phẩm bị giới hạn bởi hạn sử dụng... Vì vậy HTK của Công ty dược tăng cao cần phải xem xét đánh giá kỹ là hoàn toàn đúng. Như vậy vấn đề là phải đánh giá thế nào ?
Báo cáo HTK do khách hàng cung cấp có phải là số liệu chính xác không, đã loại trừ hàng tồn kho hết HSD chưa, hay là công ty báo cáo HTK trên cơ sở Tồn + Nhập - Xuất đơn thuần ?
Nguyên tắc đánh giá năng lực tài chính, phân tích các chỉ số thì càng chi tiết cáng tốt, tuy nhiên tuỳ theo từng khách hàng và chỉ tiêu cụ thể người phân tích quyết định có tách ra hay không. Quan trọng là đánh giá được đúng bản chất của các con số.
Vài dòng chia sẻ không biêt đúng hay không !
Thân
 
Em cám ơn Anh Hưng giúp đỡ.

E còn 1 câu hỏi nữa liên quan đến Phân tích Nợ Ngắn hạn và Dài hạn.

- Thông thường thì Nợ dài hạn đến từ các TCTD, người cung cấp ít khi nào cho phép DN nợ trên 1 năm.

- Xét về Nợ ngắn hạn, để đánh giá đúng khả năng thanh toán của DN, cần phải liên hệ đến vòng quay khoản phải trả qua các năm. Tuy nhiên, em thắc mắc chỗ này: Nợ ngắn hạn bao gồm: TCTD + Người cung cấp. Nếu tính ra vòng quay = Giá vốn/KP Trả BQ thì nó bao gồm luôn Nợ ngắn hạn của các TCTD.

Giả sử vòng quay giảm --> kỳ phải thanh toán tăng --> DN có uy tín, được bạn hàng cho phép gia hạn nợ. Tuy nhiên nó có chính xác không khi trong những con số này bao gồm nợ của TCTD chứ không chỉ có duy nhất nợ nhà cung cấp.

Em muốn hỏi là phân tích Nợ ngắn hạn này có cần phải tách riêng cho TCTD và người cung cấp ko. Hay là cứ gộp chung để tính ra các tỷ số.

Cám ơn anh.

đọc hướng dẫn phân tích gì kỳ vậy? Vòng quay khoản phải trả thì chỉ lấy giá vốn/khoản phải trả bình quân. Khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán làm gì có nợ vay ngắn hạn...
 
Mình nghĩ thế này:
Chỉ số vòng quay phải trả bình quân = doanh số mua hàng trong năm /phải trả bình quân
trong đó doanh số mua hàng trong năm = giá vốn + hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ (để tính vòng quay phải trả thì ngoài giá vốn còn phải tính đến NVL, công cụ, dụng cụ,... mua về chưa sử dụng)

Các khoản phải trả KHÔNG bao gồm nợ các TCTD, mà chỉ tính đến phía người bán thôi. Nhìn nhận theo quan điểm của NH thì coi như khoản vay NH cũng là một phần vốn của DN rồi, mềnh chỉ quan tâm đến khả năng chiếm dụng vốn người bán của DN mà thôi. Bơi vậy khi chỉ số vòng quay phải trả giảm -> số ngày phải trả tăng -> DN đang chiếm dụng đc vốn nhiều hơn là chính xác.

Bạn này tính chính xác....nhưng thực chất việc phân tích mấy vòng quay khoản phải thu, phải trả...rồi nhận xét thì mang tính tương đối với độ chính xác rất thấp...quan trọng là xem hợp đồng, bảng kê rồi phán thì chính xác hơn
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,566
Thành viên mới nhất
nganhuynh130806
Back
Bên trên