(BQT) Lưu ý: Bài viết từ năm 2011, thông tin đã không còn chính xác, chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc cần chú ý.
-------------------------------
Ngày hôm nay, Bankervn32 sẽ cho các bạn hiểu về quy trình và cách thức mà VCB tuyển chọn ứng viên. Như chúng ta đã biết khi học môn Quản trị nguồn nhân lực (HRM), hoạt động Tuyển chọn (Selection) là bước ngay sau Tuyển mộ (Recruitment). Quá trình này nhằm đánh giá và lựa chọn các ứng viên phù hợp với công việc và Doanh nghiệp.
Cụ thể, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam-Vietcombank tuyển nhân viên theo từng chi nhánh ( thông qua đăng tin tuyển mộ lên trang web chủ, báo Tuổi Trẻ, Lao Động và trước cổng chi nhánh) và thông thường có các phần :
1.1 Sàng lọc ứng viên qua đơn xin việc
1.2 Thi tuyển tùy theo vị trí ứng tuyển (nhân viên tín dụng, Giao dịch viên, IT, …)
1.3 Phỏng vấn nhân sự
1.4 Kiểm tra các thông tin thu được khi tuyển chọn
1.5 Ra quyết định tuyển chọn
1.1 Sàng lọc qua đơn xin việc:
Vietcombank yêu cầu ứng viên phải nộp đơn xin việc viết bằng tay, kèm theo các giấy tờ yêu cầu (Sơ yếu lý lịch tự khai, Bản sao bằng Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng, Bảng kết quả học tập, Chứng chỉ Ngoại ngữ, Chứng chỉ Tin học văn phòng, Bản sao Giấy khai sinh,…) kèm theo một số giấy tờ có liên quan tùy thuộc vị trí đăng tuyển.
Tại bước này, bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp lọc thông tin, đánh giá sơ bộ về từng hồ sơ xin việc của các ứng viên, qua đó có chứng cớ của mình để tuyển chọn tiếp hay chấm dứt quá trình tuyển chọn. Lẽ dĩ nhiên, các hồ sơ bị loại sẽ không được hoàn lại, thay vào đó chúng được lưu trữ trong dữ liệu của doanh nghiệp, dự phòng cho trường hợp xét tuyển đợt sau.
“* Lưu ý: Ngân hàng chúng tôi chỉ mời dự tuyên đối với các ứng viên có hồ sơ đủ điều kiện, đạt yêu cầu. Những hồ sơ không đạt yêu cầu không hoàn trả lại”
Ưu điểm:
- Đơn xin việc viết theo mẫu nhưng hoàn toàn bằng tay: đánh giá được nét chữ của ứng viên, suy ra một phần tính cách của người đó.
- Dễ phân loại.
- Dễ tổng hợp và lưu trữ.
Nhược điểm:
- Nhiều trường hợp ứng viên tỏ ra khoe khoang, hay nói tốt cho bản thân.
- Thông tin một chiều, chưa có tính xác thực cao.
- Có những chỉ tiêu khó lý giải nếu chỉ thông qua đơn xin việc (kinh nghiệm bản thân, mức thông minh, tinh thần của ứng viên)
1.2 Thi tuyển
Sau khi lọc ra danh sách những ứng viên có hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu, Vietcombank sẽ gửi thư mời dự tuyển tới các ứng viên đó. Vào buổi thi tuyển, tùy theo vị trí đăng tuyển mà đề thi có biến đổi chút ít.
-Môn Tiếng Anh:
Thiên về cấu trúc câu, ngữ pháp căn bản. Tiếng Anh chuyên ngành chiếm tỉ lệ không cao trong bài thi.
-Phần thi Nghiệp vụ:
Đề chung cho vị trí Giao dịch viên, Chuyên viên tín dụng và Kế toán. Có 50 câu, trắc nghiệm hoàn toàn. Nội dung đề khá tổng quát, xoay quanh các vấn đề kinh tế vi mô lẫn vĩ mô, kế toán, nghiệp vụ Ngân hàng, tài chính-tiền tệ.
Đề thi năm 2008 tại chi nhánh Thành Công dành cho nhân viên tín dụng và kế toán lại tổng hợp cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận; phần tự luận có chia ra dành riêng cho từng vị trí. Không thấy đề cập thi tiếng Anh (có thể hiểu rằng thi Tiếng Anh diễn ra vào ngày khác hoặc vòng thi khác).
Ưu điểm:
- Có đánh giá rõ hơn về kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ của ứng viên thông qua câu trả lời và điểm số.
- Thi công khai, minh bạch nên giảm thiểu các trường hợp tuyển ứng viên không đủ phẩm chất.
- Ứng viên cạnh tranh lành mạnh, có thêm động cơ thi tuyển, thể hiện năng lực.
Nhược điểm của phương pháp Thi tuyển chọn:
- Các đánh giá nếu chỉ dựa trên bước này sẽ khá cứng nhắc với ứng viên, vì đáp án nằm trong tay của Hội đồng ra đề thi (thường là từ Bộ phận nhân sự và Bộ phận mà ứng viên đang thi vào)
- Trừ vị trí IT ra, không thấy nhắc đến các phần thi khác như kiểm tra chỉ số EQ và IQ của ứng viên. IQ (Intelligent Quotient - chỉ số thông minh) cùng EQ (Emotional Quotient - chỉ số cảm xúc) đang đóng vai trò to lớn cho một doanh nghiệp đang đà phát triển như Vietcombank. Việc thêm các phần thi trắc quan IQ và EQ của ứng viên góp phần tạo nên cái nhìn đầy đủ hơn về việc cá nhân ấy có năng lực suy nghĩ như thế nào và khả năng hòa đồng với xã hội của anh ta ra sao, từ đó nhà tuyển dụng có cân nhắc xác đáng hơn khi quyết định tuyển chọn tiếp hay dừng việc tuyển dụng.
Ngân hàng Vietcombank là một ngân hàng Thương mại cổ phần, đang làm ăn ở khu vực có tiềm năng to lớn. Môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi 1 doanh nghiệp lớn như Vietcombank duy trì được chỗ đứng và hơn lúc nào hết, xây dựng được Văn hóa doanh nghiệp mang tính bản sắc. Ngoài những kiến thức chuyên ngành, kĩ năng nghiệp vụ phải có, mỗi nhân viên của Vietcombank nên ý thức được sân chơi to lớn đó, đóng góp cho doanh nghiệp cả sức lực và trí óc, tình cảm (sử dụng IQ và EQ của mình) cùng nhau tạo nên sắc thái riêng ấy.
1.3 Phỏng vấn nhân sự:
Sau bước Thi tuyển, các thí sinh lọt vào vòng phỏng vấn nhân sự sẽ nhận được thư mời phỏng vấn trực tiếp với một hội đồng. Hội đồng phỏng vấn thường bao gồm 1 đại diện bên bộ phận Nhân sự, 1 vị bên nghiệp vụ mà ứng viên đang thi vào, cùng sự tham gia của 1 đại diện Ban Giám đốc chi nhánh.
Thông qua buổi phỏng vấn với từng ứng viên, Hội đồng sẽ đưa ra xem xét về năng lực giao tiếp cũng như mức độ phù hợp của ứng viên cho vị trí ứng tuyển, tạo tiền đề vững chắc cho quyết định tuyển dụng về sau.
Phỏng vấn hội đồng ở Vietcombank gồm các loại sau:
- Phỏng vấn theo mẫu hỏi: Các câu hỏi và đáp án được liệt kê sẵn, ứng viên nghe hội đồng hỏi và ứng viên cân nhắc, đưa ra trả lời.
- Phỏng vấn theo tình huống: Đặt vấn đề, buộc ứng viên giải quyết.
- Phỏng vấn theo mục tiêu: Dựa vào tính chất của công việc ứng tuyển, hội đồng yêu cầu ứng viên trả lời theo mục tiêu xác định từ trước.
- Phỏng vấn căng thẳng: Dồn dập hỏi ứng viên, ứng viên phải giải trình ngắn gọn và đối đầu với áp lực thời gian.
Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn:
- Gặp trực tiếp ứng viên. Bước đầu đánh giá về bề ngoài, tính cách, ngôn ngữ cơ thể. “Trăm nghe không bằng một thấy”
- Thấy được khả năng giao tiếp cũng như kĩ năng nghiệp vụ của ứng viên khi giải quyết tình huống đưa ra.
Nhược điểm của phương pháp này:
- Phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của người phỏng vấn lẫn ứng viên.
- “Chín người mười ý”, Hội đồng có những ý kiến không thống nhất về ứng viên.
- “Trăm thấy không bằng một làm”, những gì ứng viên nói chỉ là trong cấp bách, chưa được tận mắt nhìn thấy kết quả do chính ứng viên thực hiện.
1.4 Thẩm tra thông tin có được :
Sau các bước trên, bộ phận nhân sự, hay bộ phận tuyển dụng của Vietcombank đã có lượng thông tin khá dồi dào, cùng những đánh giá sơ bộ, cả khách quan lẫn chủ quan về ứng viên. Công việc cần thiết lúc này là thẩm tra toàn bộ các thông tin ấy, thường áp dụng nhất là cách trao đổi thông tin với nơi làm việc trước kia của ứng viên và những nơi đã cung cấp chứng chỉ cho ứng viên đó, để xác thực thông tin.
Ưu điểm:
- Thu thập thêm thông tin lẫn đánh giá về ứng viên trước khi ứng tuyển vị trí của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Có thể có sự thay đổi đáng kể của ứng viên về năng lực, kĩ năng, kiến thức, tâm lí trong khoảng thời gian chênh nhau từ lúc còn học tập nơi trung tâm đào tạo, hoặc nơi làm việc cũ, so với thời gian hiện tại.
- Thông tin thu được dù nhiều, song các đánh giá vẫn mang tính chủ quan, mang giá trị tạm thời, thậm chí có nơi còn đưa ra thông tin đánh lạc hướng doanh nghiệp.
1.5 Ra quyết định tuyển dụng:
Ở bước cuối cùng này, Bộ phận tuyển dụng nhân sự cùng Bộ phận của Vietcombank mà ứng viên thi vào, sau khi cân nhắc, cho điểm và đánh giá ứng viên theo từng bước trên, sẽ đưa ra danh sách những ứng viên được tuyển dụng. Các ứng viên này sẽ được thông báo bằng thư (gửi qua đường bưu điện). Nếu đồng ý làm việc cho Ngân hàng, ứng viên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng lao động với Vietcombank.
Tất nhiên, khi mới tuyển vào làm tại vị trí ứng tuyển, ứng viên sẽ được thử việc với điều khoản được quy định trong hợp đồng lao động, cùng các chế độ đãi ngộ riêng biệt. Sau khi hoàn thành giai đoạn thử việc (tập sự), nếu bản đánh giá tập sự lập bởi người giám sát cho thấy ứng viên đạt yêu cầu, ứng viên –lúc này là nhân viên tập sự - sẽ được cất lên làm nhân viên chính thức (lúc này sẽ kí hợp đồng lao động chính thức với Vietcombank). Nếu không đáp ứng đủ yêu cầu khi thử việc, ứng viên có thể bị sa thải.View attachment 7233
-------------------------------
Ngày hôm nay, Bankervn32 sẽ cho các bạn hiểu về quy trình và cách thức mà VCB tuyển chọn ứng viên. Như chúng ta đã biết khi học môn Quản trị nguồn nhân lực (HRM), hoạt động Tuyển chọn (Selection) là bước ngay sau Tuyển mộ (Recruitment). Quá trình này nhằm đánh giá và lựa chọn các ứng viên phù hợp với công việc và Doanh nghiệp.
Cụ thể, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam-Vietcombank tuyển nhân viên theo từng chi nhánh ( thông qua đăng tin tuyển mộ lên trang web chủ, báo Tuổi Trẻ, Lao Động và trước cổng chi nhánh) và thông thường có các phần :
1.1 Sàng lọc ứng viên qua đơn xin việc
1.2 Thi tuyển tùy theo vị trí ứng tuyển (nhân viên tín dụng, Giao dịch viên, IT, …)
1.3 Phỏng vấn nhân sự
1.4 Kiểm tra các thông tin thu được khi tuyển chọn
1.5 Ra quyết định tuyển chọn
1.1 Sàng lọc qua đơn xin việc:
Vietcombank yêu cầu ứng viên phải nộp đơn xin việc viết bằng tay, kèm theo các giấy tờ yêu cầu (Sơ yếu lý lịch tự khai, Bản sao bằng Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng, Bảng kết quả học tập, Chứng chỉ Ngoại ngữ, Chứng chỉ Tin học văn phòng, Bản sao Giấy khai sinh,…) kèm theo một số giấy tờ có liên quan tùy thuộc vị trí đăng tuyển.
Tại bước này, bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp lọc thông tin, đánh giá sơ bộ về từng hồ sơ xin việc của các ứng viên, qua đó có chứng cớ của mình để tuyển chọn tiếp hay chấm dứt quá trình tuyển chọn. Lẽ dĩ nhiên, các hồ sơ bị loại sẽ không được hoàn lại, thay vào đó chúng được lưu trữ trong dữ liệu của doanh nghiệp, dự phòng cho trường hợp xét tuyển đợt sau.
“* Lưu ý: Ngân hàng chúng tôi chỉ mời dự tuyên đối với các ứng viên có hồ sơ đủ điều kiện, đạt yêu cầu. Những hồ sơ không đạt yêu cầu không hoàn trả lại”
Ưu điểm:
- Đơn xin việc viết theo mẫu nhưng hoàn toàn bằng tay: đánh giá được nét chữ của ứng viên, suy ra một phần tính cách của người đó.
- Dễ phân loại.
- Dễ tổng hợp và lưu trữ.
Nhược điểm:
- Nhiều trường hợp ứng viên tỏ ra khoe khoang, hay nói tốt cho bản thân.
- Thông tin một chiều, chưa có tính xác thực cao.
- Có những chỉ tiêu khó lý giải nếu chỉ thông qua đơn xin việc (kinh nghiệm bản thân, mức thông minh, tinh thần của ứng viên)
1.2 Thi tuyển
Sau khi lọc ra danh sách những ứng viên có hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu, Vietcombank sẽ gửi thư mời dự tuyển tới các ứng viên đó. Vào buổi thi tuyển, tùy theo vị trí đăng tuyển mà đề thi có biến đổi chút ít.
-Môn Tiếng Anh:
Thiên về cấu trúc câu, ngữ pháp căn bản. Tiếng Anh chuyên ngành chiếm tỉ lệ không cao trong bài thi.
-Phần thi Nghiệp vụ:
Đề chung cho vị trí Giao dịch viên, Chuyên viên tín dụng và Kế toán. Có 50 câu, trắc nghiệm hoàn toàn. Nội dung đề khá tổng quát, xoay quanh các vấn đề kinh tế vi mô lẫn vĩ mô, kế toán, nghiệp vụ Ngân hàng, tài chính-tiền tệ.
Đề thi năm 2008 tại chi nhánh Thành Công dành cho nhân viên tín dụng và kế toán lại tổng hợp cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận; phần tự luận có chia ra dành riêng cho từng vị trí. Không thấy đề cập thi tiếng Anh (có thể hiểu rằng thi Tiếng Anh diễn ra vào ngày khác hoặc vòng thi khác).
Ưu điểm:
- Có đánh giá rõ hơn về kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ của ứng viên thông qua câu trả lời và điểm số.
- Thi công khai, minh bạch nên giảm thiểu các trường hợp tuyển ứng viên không đủ phẩm chất.
- Ứng viên cạnh tranh lành mạnh, có thêm động cơ thi tuyển, thể hiện năng lực.
Nhược điểm của phương pháp Thi tuyển chọn:
- Các đánh giá nếu chỉ dựa trên bước này sẽ khá cứng nhắc với ứng viên, vì đáp án nằm trong tay của Hội đồng ra đề thi (thường là từ Bộ phận nhân sự và Bộ phận mà ứng viên đang thi vào)
- Trừ vị trí IT ra, không thấy nhắc đến các phần thi khác như kiểm tra chỉ số EQ và IQ của ứng viên. IQ (Intelligent Quotient - chỉ số thông minh) cùng EQ (Emotional Quotient - chỉ số cảm xúc) đang đóng vai trò to lớn cho một doanh nghiệp đang đà phát triển như Vietcombank. Việc thêm các phần thi trắc quan IQ và EQ của ứng viên góp phần tạo nên cái nhìn đầy đủ hơn về việc cá nhân ấy có năng lực suy nghĩ như thế nào và khả năng hòa đồng với xã hội của anh ta ra sao, từ đó nhà tuyển dụng có cân nhắc xác đáng hơn khi quyết định tuyển chọn tiếp hay dừng việc tuyển dụng.
Ngân hàng Vietcombank là một ngân hàng Thương mại cổ phần, đang làm ăn ở khu vực có tiềm năng to lớn. Môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi 1 doanh nghiệp lớn như Vietcombank duy trì được chỗ đứng và hơn lúc nào hết, xây dựng được Văn hóa doanh nghiệp mang tính bản sắc. Ngoài những kiến thức chuyên ngành, kĩ năng nghiệp vụ phải có, mỗi nhân viên của Vietcombank nên ý thức được sân chơi to lớn đó, đóng góp cho doanh nghiệp cả sức lực và trí óc, tình cảm (sử dụng IQ và EQ của mình) cùng nhau tạo nên sắc thái riêng ấy.
1.3 Phỏng vấn nhân sự:
Sau bước Thi tuyển, các thí sinh lọt vào vòng phỏng vấn nhân sự sẽ nhận được thư mời phỏng vấn trực tiếp với một hội đồng. Hội đồng phỏng vấn thường bao gồm 1 đại diện bên bộ phận Nhân sự, 1 vị bên nghiệp vụ mà ứng viên đang thi vào, cùng sự tham gia của 1 đại diện Ban Giám đốc chi nhánh.
Thông qua buổi phỏng vấn với từng ứng viên, Hội đồng sẽ đưa ra xem xét về năng lực giao tiếp cũng như mức độ phù hợp của ứng viên cho vị trí ứng tuyển, tạo tiền đề vững chắc cho quyết định tuyển dụng về sau.
Phỏng vấn hội đồng ở Vietcombank gồm các loại sau:
- Phỏng vấn theo mẫu hỏi: Các câu hỏi và đáp án được liệt kê sẵn, ứng viên nghe hội đồng hỏi và ứng viên cân nhắc, đưa ra trả lời.
- Phỏng vấn theo tình huống: Đặt vấn đề, buộc ứng viên giải quyết.
- Phỏng vấn theo mục tiêu: Dựa vào tính chất của công việc ứng tuyển, hội đồng yêu cầu ứng viên trả lời theo mục tiêu xác định từ trước.
- Phỏng vấn căng thẳng: Dồn dập hỏi ứng viên, ứng viên phải giải trình ngắn gọn và đối đầu với áp lực thời gian.
Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn:
- Gặp trực tiếp ứng viên. Bước đầu đánh giá về bề ngoài, tính cách, ngôn ngữ cơ thể. “Trăm nghe không bằng một thấy”
- Thấy được khả năng giao tiếp cũng như kĩ năng nghiệp vụ của ứng viên khi giải quyết tình huống đưa ra.
Nhược điểm của phương pháp này:
- Phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của người phỏng vấn lẫn ứng viên.
- “Chín người mười ý”, Hội đồng có những ý kiến không thống nhất về ứng viên.
- “Trăm thấy không bằng một làm”, những gì ứng viên nói chỉ là trong cấp bách, chưa được tận mắt nhìn thấy kết quả do chính ứng viên thực hiện.
1.4 Thẩm tra thông tin có được :
Sau các bước trên, bộ phận nhân sự, hay bộ phận tuyển dụng của Vietcombank đã có lượng thông tin khá dồi dào, cùng những đánh giá sơ bộ, cả khách quan lẫn chủ quan về ứng viên. Công việc cần thiết lúc này là thẩm tra toàn bộ các thông tin ấy, thường áp dụng nhất là cách trao đổi thông tin với nơi làm việc trước kia của ứng viên và những nơi đã cung cấp chứng chỉ cho ứng viên đó, để xác thực thông tin.
Ưu điểm:
- Thu thập thêm thông tin lẫn đánh giá về ứng viên trước khi ứng tuyển vị trí của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Có thể có sự thay đổi đáng kể của ứng viên về năng lực, kĩ năng, kiến thức, tâm lí trong khoảng thời gian chênh nhau từ lúc còn học tập nơi trung tâm đào tạo, hoặc nơi làm việc cũ, so với thời gian hiện tại.
- Thông tin thu được dù nhiều, song các đánh giá vẫn mang tính chủ quan, mang giá trị tạm thời, thậm chí có nơi còn đưa ra thông tin đánh lạc hướng doanh nghiệp.
1.5 Ra quyết định tuyển dụng:
Ở bước cuối cùng này, Bộ phận tuyển dụng nhân sự cùng Bộ phận của Vietcombank mà ứng viên thi vào, sau khi cân nhắc, cho điểm và đánh giá ứng viên theo từng bước trên, sẽ đưa ra danh sách những ứng viên được tuyển dụng. Các ứng viên này sẽ được thông báo bằng thư (gửi qua đường bưu điện). Nếu đồng ý làm việc cho Ngân hàng, ứng viên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng lao động với Vietcombank.
Tất nhiên, khi mới tuyển vào làm tại vị trí ứng tuyển, ứng viên sẽ được thử việc với điều khoản được quy định trong hợp đồng lao động, cùng các chế độ đãi ngộ riêng biệt. Sau khi hoàn thành giai đoạn thử việc (tập sự), nếu bản đánh giá tập sự lập bởi người giám sát cho thấy ứng viên đạt yêu cầu, ứng viên –lúc này là nhân viên tập sự - sẽ được cất lên làm nhân viên chính thức (lúc này sẽ kí hợp đồng lao động chính thức với Vietcombank). Nếu không đáp ứng đủ yêu cầu khi thử việc, ứng viên có thể bị sa thải.View attachment 7233
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: