Agribank [Very HOT] Agribank thông báo tuyển dụng 823 nhân sự ở nhiều vị trí (Tín dụng, Kế toán, GDV, TTQT..)

Tiện thể anh LieuTo vs các bạn thảo luận luôn chỗ này
Ví dụ từ 25/4-27/5 là 32 ngày (tháng 4 có 30 ngày)
Thế từ ngày 25/5-27/6 là bn ngày thế ??? (tháng 5 có 31 ngày)
Còn 1 chỗ nữa: ví dụ ngày 1/5 Kh A tới gửi tiết kiệm kỳ hạn 3th, số tiềm 50tr, lãi suất 0,9%/thg. Lãi không kỳ hạn là 0,3%/thang. Ngày 16/7 khách tới rút tiền
Mình tương đối băn khoăn chỗ tính lãi, có 2 luồng tính thế này
Do tới rút trc hạn nên hưởng lãi ko kỳ hạn 0,3%/tháng
Tính lãi trả
Cách 1: 50Tr x 0,3% x 2 tháng + 50trd x 0,3% x 15/30
Cách 2: 50tr x (0,3%/30) x 76ngayf
Như bt bài tập sẽ cho lãi không kỳ hạn theo tháng mặc định là 30 ngày, ví dụ tính theo cách 2 sẽ bao gồm tháng 5 có 31 ngày nên ra 76 ngày mình thấy ko ổn, mình vẫn nghiêng về cách 1
Chả lẽ như trên í chỗ 25/4-27/5 mọi người là 32 ngày thì tính lãi không kì hạn = Số tiền x (lãi suât/30ngày) x 32 ngày chăng ????
1. từ 25/5 -27/6 sẽ tính 33 ngày bạn à.
2. cách tính lãi thì theo cách 2. khi tính lãi suất KKH thì đều tính ra ngày hết chứ ko để nửa tháng nửa ngày như vậy. còn tính 1 tháng mặc định 30 ngày là để cho thuận tiện trong tính toán thôi ấy( theo mình là như vậy, cũng như kiểu 1 năm tính 360 ngày ấy?)
 
hôm nay mùng 9 rồi mà ko thông báo
thông tin này do mình suy luận thôi. vì phỏng vấn ngày 3, thì nghe nói ngày 10 thi vòng 2 nhưng giờ chưa có kết quả. sau đó có thông tin ngày 14 thi nhưng lại trúng thứ 7 thì không có cán bộ nào làm. nên chắc chắc sẽ dời vào tuần sau và ngày gần nhất sẽ là thứ 2 ngày 16 :))
Mình thi CNTT
mình cũng thi CNTT nè, ôn đc nhiều chưa bạn? :)
 
Bạn "Tể tướng" có hỏi riêng, mình copy trả lời cho các bạn tham khảo:
1/ Trước kia thì CBTD trực tiếp giải ngân và trực tiếp hạch toán các khoản cho vay. Hiện tại Agribank đã tạch bạch khâu hạch toán kế toán: Chỉ có GDV kế toán được giao nhiệm vụ hạch toán giải ngân thu nợ mới được hạch toán từ nội bảng đến ngoại bảng, CBTD sau khi hoàn tất các thủ tục thẩm định, kiểm tra lập HĐTD, HĐTC, Gia6y1 nhận nợ, vv... trình lãnh đạo phòng và giám đốc phê duyệt thì mang toàn bộ hồ sơ đã được phê duyệt xuống bàn giao cho nhân viên kế toán phụ trách công việc giải nân, công việc từ đây là của kế toán, CBTD chỉ còn nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc, nhắc nợ vay, vvv
2/ Hệ thống tài khoản kế toán của Agribank không còn theo doi phân loại nợ theo nhóm nữa, việc theo dõi này đã có chương trình phần mềm riêng, trên tài khoản chỉ con theo doi 2 loia5i nợ: VD : 211 Cho vay ngắn hạn, 2111 Nợ trong hạn cho vay ngắn hạn, 2112 Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn.
Muốn tìm kiếm nhóm nợ trên menu "Loan" co phần mềm riêng
Việc hạch toán : chuyển nhóm nợ từ nhóm 1 sang nhóm 2, sang nhóm 3,4,5 gần như tự động hoàn toàn, tuy nhiên khi đi thi vẫn phải hạch toán theo lý thuyết được học.
Trên thực tế: chuyển nhóm nợ thủ công có xảy ra nhưng rất ít do các NHTM rất ít khi chủ động chuyển nhóm, vì các tiêu chí đánh giá chất lượng khoản nợ đều phải ghi nhận trên hệ thống hàng ngày, khi tích hợp đầy đủ các yếu tố xấu thì hệ thống tự động chuyển nhóm nợ, và ngươc lại.
Anh cho em hỏi ạ, hệ thống tài khoản theo thông tư mới không phân thành 5 nhóm nợ mà chỉ phân ra nợ trong hạn và nợ quá hạn, vậy thì dù KH quá hạn bao nhiêu ngày mình cũng chỉ hạch toán chuyển nhóm nợ vào lần đầu thôi ạ?
 
Bạn nào còn giữ QĐ 666 Argribank gửi giúp mình qua mail phamnguyentrongnhan@gmail
Cám ơn các bạn nhiều.
 
Tiện thể anh LieuTo vs các bạn thảo luận luôn chỗ này
Ví dụ từ 25/4-27/5 là 32 ngày (tháng 4 có 30 ngày)
Thế từ ngày 25/5-27/6 là bn ngày thế ??? (tháng 5 có 31 ngày)
Còn 1 chỗ nữa: ví dụ ngày 1/5 Kh A tới gửi tiết kiệm kỳ hạn 3th, số tiềm 50tr, lãi suất 0,9%/thg. Lãi không kỳ hạn là 0,3%/thang. Ngày 16/7 khách tới rút tiền
Mình tương đối băn khoăn chỗ tính lãi, có 2 luồng tính thế này
Do tới rút trc hạn nên hưởng lãi ko kỳ hạn 0,3%/tháng
Tính lãi trả
Cách 1: 50Tr x 0,3% x 2 tháng + 50trd x 0,3% x 15/30
Cách 2: 50tr x (0,3%/30) x 76ngayf
Như bt bài tập sẽ cho lãi không kỳ hạn theo tháng mặc định là 30 ngày, ví dụ tính theo cách 2 sẽ bao gồm tháng 5 có 31 ngày nên ra 76 ngày mình thấy ko ổn, mình vẫn nghiêng về cách 1
Chả lẽ như trên í chỗ 25/4-27/5 mọi người là 32 ngày thì tính lãi không kì hạn = Số tiền x (lãi suât/30ngày) x 32 ngày chăng ????

Trả lời:
GÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 652/2001/QĐ-NHNNHà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2001
[TBODY] [/TBODY]
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 652/2001/QĐ-NHNN NGÀY 17 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠNH TOÁN THU, TRẢ LÃI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12 1997
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính Phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này ''Quy định phương pháp tính và hạnh toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng''.
Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2001.
Điều 3:Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nguyễn Thị Kim Phụng
(Đã ký)
[TBODY] [/TBODY]
QUY ĐỊNH
PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HOẠCH TOÁN THU, TRẢ LÃI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phương pháp tính và hạch toán các khoản thu, trả lãi phát sinh trong hoạt động của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam
Điều 2.Giải thích từ ngữ
Trong qui định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Lãi: Là khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi xuất.
2- Hạch toán dự thu: Là việc thực hiện tính và hạch toán vào tài khoản thu nhập theo định kỳ những khoản lãi sẽ thu được tại một thời điểm nhất định trong tương lai (lãi phải thu), không phụ thuộc việc tại thời điểm tính và hạch toán, lãi vẫn chưa được thu.
3- Hạch toán dự chi: Là việc thực hiện tính và hạch toán dần vào tài khoản chi phí theo định kỳ những khoản lãi sẽ phải trả tại một thời điểm nhất định trong tương lai, không phụ thuộc việc tại thời điểm tính và hạch toán, lãi vẫn chưa được chi trả.
4- Hạch toán được thu - thực chi: Là việc hạch toán vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí theo số tiền thực tế đã thu vào hoặc đã chi ra.
5- Hạch toán phân bổ: Là việc thực hiện tính và chuyển dần (phân bổ) vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí theo từng định kỳ đối với những khoản lãi đã thu trước hoặc đã chi trả trước.
Điều 3.Nguyên tắc chung về việc tính thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng đối với khách hàng
1- Việc tính thu, trả lãi phụ thuộc vào hình thức huy động vốn, hình thức cho vay hay đầu tư do Ngân hàng nhà nước và Tổ chức tín dụng quy định hoặc thoả thuận vơí khách hàng (nếu có). Có 3 cách tính thu, trả lãi:
a) Tính thu, trả lãi theo định kỳ;
b) Tính thu, trả lãi trước;
c) Tính thu, trả lãi sau.
2- Trong một số trường hợp đặc biệt, việc tính thu, trả lãi được thực hiện như sau:
a) Nếu khoản tiền vay đã có quyết định khoanh nợ của cấp có thẩm quyền thì không tính và thu lãi cho vay trong thời gian được khoanh (kể từ ngày được khoanh đến hết thời hạn khoanh hoặc đến khi khoản tiền vay được xử lý).
b) Nếu khách hàng vay là doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, chia, tách, sát nhập, hợp nhất hay được giao, bán, khoán kinh doanh theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc tính thu, trả lãi được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
c) Nếu khách hàng vay là cá nhân chết hay bị Toà án tuyên bố là mất tích, đã chết mà không có người thừa kế trả nợ thay thì ngừng tính lãi cho vay kể từ ngày chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú xác nhận khách hàng vay chết hoặc kể từ ngày quyết định của Toà án tuyên bố khách hàng vay mất tích, đã chết có hiệu lực pháp luật.
d) Trong trường hợp khách hàng vay còn số dư nợ quá hạn thì Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng sẽ thu gốc trước và tận thu lãi khi khách hàng có tiền.
Điều 4.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện phương pháp hạch toán thực thu - thực chi đối với các khoản thu, trả lãi phát sinh trong hoạt động của mình.
Điều 5.
Tổ chức tín dụng phải xác định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng phương pháp tính và hạch toán các khoản thu, trả lãi (phương pháp dự thu; dự chi; thực thu - thực chi; và phân bổ) phát sinh trong hoạt động của tổ chức mình phù hợp với quy định hiện hành của chế độ tài chính và của các cơ chế về huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động nghiệp vụ khác có liên quan.
Điều 6.
Định kỳ tính và hạch toán thu, trả lãi áp dụng đối với Tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng quy định định kỳ tính và hạch toán thu, trả lãi phù hợp với đặc thù hoạt động và yêu cầu quản lý của tổ chức mình nhưng phải đảm bảo toàn bộ các khoản lãi dự thu, dự chi, thực thu - thực chi và phân bổ được tính, hạch toán đầy đủ, chính xác vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí trong tháng cuối quý, cuối năm tài chính.
Điều 7.
Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng phải lập đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp; tính và hạch toán kịp thời, chính xác các khoản thu, trả lãi và có trách nhiệm báo nợ, báo có cho khách hàng theo đúng quy định hiện hành.
Điều 8.
Đối với các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng thực hiện thu, trả lãi theo loại ngoại tệ đã huy động, cho vay hoặc đầu tư. Trường hợp thu, trả lãi bằng ngoại tệ khác hay bằng đồng Việt Nam thì thực hiện theo thoả thuận giữa Ngân hàng Nhà nước hoặc Tổ chức tín dụng với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
Điều 9.Các yếu tố để tính lãi tiền gửi, tiền vay
Lãi tiền gửi, tiền vay được tính theo các yếu tố sau:
1- Lãi xuất: Căn cứ vào mức lãi suất cụ thể của từng đợt huy động vốn hay loại cho vay được ghi trong sổ tiền gửi hoặc hợp đồng tín dụng;
2- Số tiền: Số tiền làm căn cứ để tính lãi là số tiền thực tế đã huy động của khách hàng hoặc số tiền thực tế đã cho khách hàng vay:
a) Trường hợp tính lãi theo phương pháp tích số: Số tiền để tính lãi là số ngày thực tế dư Có của tài khoản tiền gửi hoặc số ngày thực tế dư Nợ của tài khoản cho vay của từng ngày trong tháng. Những ngày nghỉ (ngày lễ, ngày nghỉ hàng tuần) thì lấy số dư cuối của ngày làm việc trước ngày đó.
b) Trường hợp tính lãi theo món: Căn cứ vào số tiền (gốc) gửi vào hoặc trả nợ.
3- Thời gian: Thời gian để tính lãi tiền gửi, tiền vay có thể là ngày, tháng, quý, hoặc năm và có loại tính theo giờ.
Thời gian chuẩn tính theo lãi năm, tháng, ngày, giờ quy ước như sau:
+ Một năm có 360 ngày;
+ Một năm có 12 tháng;
+ Một tháng có 30 ngày;
(không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày)
+ Một ngày là 24 giờ.
a) Nếu ngày thu lãi, trả lãi trùng vào ngày lễ hay ngày nghỉ hàng tuần thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
b) Đối với những khoản tiền gửi hoặc tiền vay có thời hạn từ một ngày trở lên thì thời gian tính lãi được tính từ ngày gửi tiền hoặc ngày vay mà không tính ngày rút tiền hoặc ngày trả nợ.
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 10.
Phương pháp tính lãi
Có 2 phương pháp tính lãi:
- Tính theo tích số.
- Tính theo món.
1- Tính theo tích số: Phương pháp này áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn. Việc tính lãi được thực hiện vào những ngày cuối tháng (ngày cụ thể do từng Ngân hàng quy định riêng) và lấy tổng tích số cả tháng nhân (x) lãi suất tháng, chia :)) cho 30 ngày, theo công thức:
Số
tiền
lãi =
Tổng tích số tính Lãi suất
lãi trong tháng X (tháng)
__________________________________
30 ngày
[TBODY] [/TBODY]
Trong đó:

Tổng tích
số tính
lãi trong tháng


=


Σ
image001.gif

Số dư
Nợ hay
dư có


X
Số ngày dư
Nợ hay dư
Có thực tế
trong tháng
image002.gif
[TBODY] [/TBODY]
2- Tính theo món: Phương pháp này áp dụng đối với hình thức tiền gửi có kỳ hạn hoặc các khoản vay ngắn, trung, dài hạn theo món đã thoả thuận khi cho vay. Khi tính lãi theo món phải căn cứ vào số tiền gửi vào hay số tiền trả nợ, thời gian gửi tiền hoặc sử dụng tiền vay và mức lãi suất cụ thể áp dụng cho thời gian gửi tiền hoặc vay tiền. Công thức tính như sau:
Số
tiền
lãi
=Số tiền gửi
vào hay
số tiền trả
nợ
xThời
gian
gửi hay
vay tiền
xMức lãi suất
áp dụng cho
thời gian gửi
hay vay tiền
[TBODY] [/TBODY]
Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi hay vay tiền do Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng xác định hoặc thoả thuận với khách hàng theo quy định hiện hành, gồm có:
+ Lãi suất năm;
+ Lãi suất tháng;
+ Lãi suất ngày;
+ Lãi suất giờ.
Điều 11.Các yếu tố để tính lãi nợ quá hạn
1- Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn: Tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày đến kỳ hạn trả nợ (nếu không được gia hạn nợ hoặc không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) ghi trên Hợp đồng tín dụng.
2- Lãi suất nợ quá hạn: Tính theo quy định hiện hành
3- Số tiền nợ quá hạn: là số dư trên tài khoản Nợ quá hạn.
Điều 12.Kiểm soát tính thu, trả lãi
1- Người kiểm soát (Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng kế toán hoặc người được uỷ quyền) phải đối chiếu và kiểm tra các yếu tố tính lãi:
+ Mức lãi suất;
+ Số tiền để tính lãi;
+ Thời gian tính lãi;
+ Phương pháp tính toán được áp dụng;
+ Tính chuẩn xác, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ thu, trả lãi được lập ra.
2- Trên chứng từ thu lãi, trả lãi, gửi cho khách hàng phải có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng kế toán; và Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền.
Điều 13.Hạch toán thu lãi
1- Hạch toán thu lãi theo phương pháp thực thu - thực chi: Khi thu lãi, Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng....)
Có TK thu lãi thích hợp (thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay...)
2- Hạch toán thu lãi theo phương pháp phân bổ:
- Khi thu lãi trước, Tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền
gửi của khách hàng...)
Có TK các khoản phải trả khác
(TK chi tiết: Lãi tiền gửi thu trước
chờ phân bổ; lãi tiền vay thu trước chờ phân bổ...)

Toàn
bộ số
lãi đã
thu
trước
[TBODY] [/TBODY]
- Theo từng định kỳ, tổ chức tín dụng tính và phân bổ dần vào thu nhập, hạch toán:
Nợ TK Các khoản phải trả khác (TK chi tiết nêu trên)
Có TK Thu lãi thích hợp (Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay...)
Nếu có quy định hoặc thoả thuận về việc Tổ chức tín dụng trả lại cho khách hàng phần chênh lệch giữa số lãi đã thu trước và số lãi thực tế được hưởng (do khách hàng trả tiền vay trước thời hạn v.v...), khi phát sinh trường hợp này, Tổ chức tín dụng hạch toán.
Nợ TK Các khoản phải trả
khác (TK chi tiết nêu trên)
Có TK Thích hợp (tiền mặt,
tiền gửi của khách hàng....)
Số tiền lãi tổ
chức tín dụng
trả lại cho
khách hàng
[TBODY] [/TBODY]
3- Hạch toán thu lãi theo phương thức dự thu:
- Định kỳ, Tổ chức tín dụng tính số lãi phải thu trong kỳ và hạch toán:
Nợ TK Tiền lãi cộng dồn dự thu
thích hợp (tiền lãi cộng dồn dự
thu trên tiền gửi; tiền lãi cộng
dồn dự thu trên tiền vay...)
Có TK Thu lãi thích hợp
Số lãi
phải thu
trong kỳ
[TBODY] [/TBODY]
- Đến hạn thu lãi, khi đã thu được tiền thì hạch toán:
Nợ TK Thích hợp (tiền mặt,
tiền gửi của khách hàng...)
Có TK Tiền lãi cộng dồn dự thu thích hợp
Số lãi
đã thu
được
[TBODY] [/TBODY]
4- Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng được ghi giảm thu theo chế độ quy định, xử lý hoạch toán:
Nợ TK Thu lãi thích hợp
Có TK tiền lãi cộng dồn dự
thu thích hợp
Số lãi
chưa thu
được
[TBODY] [/TBODY]
Đồng thời hạch toán theo dõi ngoại bảng:
Nhập TK - Lãi chưa thu được - Số lãi chưa thu được
Điều 14.Hạch toán trả lãi
1- Hạch toán trả lãi theo phương pháp thực thu - thực chi: Khi trả lãi, Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK Trả lãi thích hợp (trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay...)
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng...)
2- Hạch toán trả lãi theo phương pháp phân bổ:
- Khi chi trả lãi trước, Tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK Chi phí chờ phân bổ (TK
chi tiết theo từng loại: Lãi tiền gửi
trả trước, lãi tiền vay trả trước....)
Có TK Thích hợp (tiền mặt, tiền
gửi của khách hàng...)
Toàn bộ
số lãi
đã trả
trước
[TBODY] [/TBODY]
- Theo từng định kỳ, Tổ chức tín dụng tính và phân bổ dần số lãi đã chi trả trước vào chi phí và hạch toán:
Nợ TK Trả lãi thích hợp
Có TK Chi phí chờ phân bổ (TK chi tiết nêu trên)
-Nếu có quy định hoặc thoả thuận về việc Tổ chức tín dụng được thu lại phần chênh lệch giữa số lãi đã chi trả trước và số lãi thực tế phải chi trả (do khách hàng rút tiền gửi trước kỳ hạn v.v...), khi phát sinh trường hợp này, Tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt,
tiền gửi của khách hàng...)
Có TK Chi phí chờ phân bổ (TK chi tiết nói trên)
Số lãi khách
hàng trả lại
cho tổ chức
tín dụng
[TBODY] [/TBODY]
3. Hạch toán trả lãi theo phương pháp dự chi:
- Định kỳ, Tổ chức tín dụng tính số lãi phải trả trong kỳ và hạch toán:
Nợ TK Trả lãi thích hợp (trả lãi
tiền gửi, trả lãi tiền vay...)
Có TK Tiền lãi cộng dồn dự trả
thích hợp (tiền lãi cộng dồn dự trả
trên tiền gửi, tiền lãi cộng dồn dự
trả trên tiền vay,...)
Số lãi
phải
trả
trong
kỳ
[TBODY] [/TBODY]
- Đến hạn trả lãi, khi đã chi trả cho người hưởng lãi, hạch toán:
Nợ TK Tiền lãi cộng dồn dự
trả thích hợp
Có TK Thích hợp (Tiền mặt, tiền
gửi của khách hàng...)
Số lãi đã
chi trả
cho
khách
hàng
[TBODY] [/TBODY]
4. Trường hợp số lãi phải trả đã hạch toán chi phí nhưng không còn phải chi trả nữa hoặc được miễn lãi, giảm lãi theo quy định, Tổ chức tín dụng xử lý hạch toán:
Nợ TK Tiền lãi cộng dồn dự trả
thích hợp (tiền lãi cộng dồn dự
trả trên tiền gửi, tiền lãi cộng
dồn dự trả trên tiền vay,...)
Có TK Trả lãi thích hợp
Số lãi
không
phải trả
[TBODY] [/TBODY]
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,484
Thành viên mới nhất
Steely Dan Merc
Back
Bên trên