Kính gửi:Các Tổ chức Tín dụng
Căn cứ Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Quyết định479/2004/QĐ-NHNNngày 29/4/2004; Quyết định807/2005/QĐ-NHNNngày 01/6/2005; Quyết định29/2006/QĐ-NHNNngày 10/7/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước);
Căn cứ Quyết định số1452/2004/QĐ-NHNNngày 10/11/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giao dịch hối đoái của các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ như sau:
A/ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN
I. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
1. Khi thực hiện một Hợp đồng nghiệp vụ kỳ hạn ngoại tệ, Hợp đồng này đã tạo ra trạng thái mở về ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng, do đó Tổ chức tín dụng sẽ đối diện với rủi ro tỷ giá. Để ghi nhận kịp thời lãi/ lỗ do biến động tỷ giá vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng cần phải ghi nhận ngay trạng thái mở về ngoại tệ sau mỗi nghiệp vụ mua/ bán ngoại tệ kỳ hạn, trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng, thường xuyên (định kỳ ngày, tháng hoặc quý - thời điểm lập Báo cáo tài chính) phải xác định lại giá trị hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ theo giá trị hợp lý thị trường để ghi nhận Lãi/ Lỗ phát sinh nhưng chưa thực hiện trên Bảng cân đối kế toán đối ứng vào tài khoản 633 "chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh"/ Tiểu khoản giao dịch kỳ hạn tiền tệ. Cuối năm, số dư tài khoản 633 được kết chuyển vào tài khoản thu/ tài khoản chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
2. Phương pháp đánh giá lại giá trị Hợp đồng giao dịch kỳ hạn như sau:
a. Xác định và ghi nhận ngay chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn của Hợp đồng và tỷ giá thực tế giao ngay tại ngày ký Hợp đồng để theo dõi và phân bổ tuyến tính vào tài khoản thu từ các công cụ phái sinh tiền tệ/ tài khoản chi từ các công cụ phái sinh tiền tệ - giao dịch kỳ hạn (tài khoản 723 và tài khoản 823).
b. Trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng, số lượng ngoại tệ mua vào/ bán ra theo hợp đồng kỳ hạn sẽ thường xuyên (định kỳ ngày, tháng hoặc quý) được đánh giá lại theo tỷ giá chính thức NHNN công bố hoặc (
tỷ giá mua giao ngay của tổ chức tín dụng đó khi cơ chế nhà nước cho phép)
3. Tài khoản 486 “Thanh toán đối với các công cụ phái sinh” (phái sinh tiền tệ) về thực chất là theo dõi luồng tiền phải thanh toán với đối tác khi đến hạn tất toán Hợp đồng sẽ hạch toán theo tỷ giá kỳ hạn của Hợp đồng.
4. Để phân định riêng biệt hiệu quả của các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Tổ chức tín dụng, Thu nhập/ Chi phí về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ được hạch toán riêng tài khoản 723/ tài khoản 823.
5. Đến hạn thực hiện Hợp đồng:
- Tổ chức tín dụng có thể thực hiện nhất quán việc ghi nhận ngay tác động của biến động tỷ giá từ ngày đánh giá lần cuối đến ngày thực hiện hợp đồng vào tài khoản 633 theo từng hợp đồng tất toán hoặc ghi nhận khi đánh giá lại giá trị VNĐ quy đổi số dư ngoại tệ mua vào/bán ra của các giao dịch kỳ hạn theo tại tiết b khoản 2 mục này.
- Tất toán số tiền ngoại tệ giao dịch của hợp đồng đang ghi nhận trên tài khoản 4741, chuyển sang ghi nhận vào tài khoản 4711, đồng thời kết chuyển giá trị VNĐ quy đổi số lượng ngoại tệ của Hợp đồng theo tỷ giá mua/ bán giao ngay của ngày tất toán Hợp đồng từ tài khoản 4742 chuyển sang ghi nhận vào tài khoản 4712.
II/ NỘI DUNG KẾ TOÁN
1. Giao dịch kỳ hạn mua ngoại tệ, thanh toán VND:
1.1. Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn
Căn cứ Hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ, bảng kê chi tiết hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn (theo mẫu 01-PL01PSTT), hạch toán:
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ cam kết mua vào:
Nợ TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ thích hợp
Có TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ thích hợp
- Ghi nhận số tiền VND cam kết chi trả tương ứng
Nợ TK 4742 - Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
(Số tiền VND theo
tỷ giá mua giao ngaycủa ngày hiệu lực Hợp đồng)
Nợ TK 3962- Lãi phải thu / Có TK 4962- Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn
(Số tiền VND chênh lệch giữa tỷ giá mua kỳ hạn và tỷ giá mua giao ngay tại ngày hiệu lực Hợp đồng của ngoại tệ mua vào)
Có TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn
Số tiền VND theo
tỷ giá mua kỳ hạn)
1.2. Trong thời gian hiệu lực hợp đồng
1.2.1. Định kỳ (Cuối ngày/ cuối tháng/ cuối quý) phân bổ chênh lệch giữa tỷ giá hạn và tỷ giá giao ngay theo phương pháp đường thẳng
Kế toán lập Bảng kê phân bổ
lãi phải thucác Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ (
theo mẫu 04-PL01PSTT) và (hoặc) Bảng kê phân bổ
lãi phải trảcác Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ (
theo mẫu 05-PL01PSTT).
Căn cứ Bảng kê (
mẫu 04-PL01PSTT)hạch toán:
Nợ TK 823 - Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
Có TK 3962- Lãi phải thu từ giao dịch kỳ hạn
HoặcCăn cứ Bảng kê (
mẫu 05-PL01PSTT) hạch toán:
Nợ TK 4962 - Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn
Có TK 723 - Thu về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
Ghi chú:Đến ngày tất toán hợp đồng số dư TK 3962/ TK 4962 liên quan đến Hợp đồng giao dịch kỳ hạn sẽ bằng không (0).
1.2.2. Định kỳ (cuối ngày/ cuối tháng/cuối quý), đánh giá lại giá trị VND của sốdư ngoại tệ mua/ bán kỳ hạn theo tỷ giá giao ngaytại ngày đánh giá lại.
Phương pháp đánh giá lại giá trị VND của số dư ngoại tệ Mua/ Bán kỳ hạn (TK 474 / & TK 4742) tương tự như đánh giá lại giá trị VND của số dư Mua/ Bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711 & TK 4712). Căn cứ vào kết quả đánh giá, điều chỉnh số dư TK 4742, hạch toán:
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
(Số tiền VND điều chỉnh:
phát sinh lỗ chưa thực hiện) Hoặc
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
(Số tiền VND điều chỉnh:
phát sinh lãi chưa thực hiện)
Cuối năm số dư TK 633 được kết chuyển vào TK 723/ TK 823- Thu hoặc chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
1.3. Đến ngày tất toán hợp đồng
1.3.1. Hạch toán mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký với đối tác
- Ghi nhận số ngoại tệ mua vào
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031, TK Tiền gửi Ngoại tệ khách hàng...)
Có TK 4862 "thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn"/ngoại tệ thích hợp
- Ghi nhận số VND thanh toán theo tỷ giá mua kỳ hạn
Nợ TK 4862 "Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn"/VND
Có TK VND thích hợp (TK 1011, TK Tiền gửi VND khách hàng...)
1.3.2. Đánh giá lại giá trị VND/số lượng ngoại tệ trong Hợp đồng mua kỳ hạntheo tỷ giá mua giao ngaytại ngày đáo hạn.
Kế toán lập bảng kê đánh giá lại giá trị VND /số lượng ngoại tệ của Hợp đồng mua kỳ hạn ngày đáo hạn (
theo mẫu 06-PL01PSTT). Căn cứ kết quả bảng kê, hạch toán:
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
Hoặc
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn.
Ghi chú: TCTD có thể không thực hiện bước đánh giá này, khi đó việc ghi nhận tác động của biến động tỷ giá từ ngày đánh giá lần cuối đến ngày đáo hạn hợp đồng được ẩn vào kết quả chung ở kỳ đánh giá tiếp theo về giá trị VND quy đổi của số dư trên tài khoản ngoại tệ 47
1.3.3. Kết chuyển giao dịch của hợp đồng mua kỳ hạn trên các tài khoản 4741, 4742 sang ghi nhận trên các TK Mua/ Bán ngoại tệ giao ngay (TK 4711, 4712)
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ mua vào:
Nợ TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ
Có TK 4711 - Mua, bán ngoại tệ kinh doanh
- Ghi nhận số tiền VND thanh toán:
Nợ TK 4712- Thanh toán Mua, bán ngoại tệ kinh doanh
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ (theo tỷ giá mua giao ngay)
2. Giao dịch kỳ hạn bán ngoại tệ, thanh toán VND:
ở giai đoạn (1) và giai đoạn (3) nội dung hạch toán ngược lại so với các bút toán của nghiệp vụ mua ngoại tệ kỳ hạn, còn ở giai đoạn (2) nội dung hạch toán tương tự như nghiệp vụ mua ngoại tệ kỳ hạn, cụ thể:
2.1. Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng bán ngoại tệ có kỳ hạn
Căn cứ Hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn, bảng kê chi tiết hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn (theo mẫu 02-PL01PSTT), hạch toán:
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ cam kết bán ra:
Nợ TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ thích hợp
Có TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn/ngoại tệ thích hợp
- Ghi nhận số tiền VND cam kết thu về tương ứng:
Nợ TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn /VND
Số tiền VND theo
tỷ giá bán kỳ hạn.
Có TK 4742 - Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
Số tiền VND theo
tỷ giá bán giao ngaytại ngày hiệu lực Hợp đồng
Nợ TK 3962- Lãi phải thu/ Có TK 4962- Lãi phải trả
(Số tiền VND chênh lệch giữa tỷ giá bán kỳ hạn và tỷ giá bán giao ngay tại ngày hiệu lực Hợp đồng của ngoại tệ bán ra)
2.2. Trong thời gian hiệu lực hợp đồng
Xử lý và hạch toán tương tự như nghiệp vụ mua ngoại tệ có kỳ hạn.
2.3. Đến ngày tất toán hợp đồng
2.3.1. Hạch toán bán ngoại tệ theo hợp đồng đã ký
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ bán ra:
Nợ TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn/ ngoại tệ thích hợp
Có TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031, Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng...)
- Ghi nhận số tiền VND thanh toán thu về theo tỷ giá bán kỳ hạn của hợp đồng
Nợ TK VND thích hợp (TK 1011, TK Tiền gửi VND khách hàng...)
Có TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn/VND
2.3.2. Đánh giá lại giá trị VND/ số lượng ngoại tệ bántrong Hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn theotỷ giá bán giao ngaytại ngày đáo hạn (theo mẫu 07-PL01PSTT). Căn cứ kết quả bảng kê hạch toán:
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/Giao dịch kỳ hạn
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
Hoặc
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
Có TK 6332 - Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn.
Ghi chú: TCTD có thể không thực hiện bước đánh giá này, khi đó việc ghi nhận tác động của biến động tỷ giá từ ngày đánh giá lần cuối đến ngày đáo hạn hợp đồng được ẩn vào kết quả chung ở kỳ đánh giá tiếp theo về giá trị VND quy đổi của số dư trên tài khoản ngoại tệ 47.
2.3.3. Kết chuyển giao dịch của Hợp đồng bán kỳ hạn trên các tài khoản 4741, 4742 sang ghi nhận trên các TK Mua/ Bán ngoại tệ giao ngay (TK 4711, 4712).
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ bán ra:
Nợ TK 4711 - Mua, bán ngoại tệ kinh doanh
Có TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ
- Ghi nhận số tiền VND thanh toán:
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ (theo tỷ giá bán giao ngay)
Có TK 4712 - Thanh toán Mua, bán ngoại tệ kinh doanh
3. Giao dịch chuyển đổi kỳ hạn giữa 2 đồng ngoại tệ
- Đối với nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn: Số tiền VND chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay phải xác định để phân bổ vào Thu nhập hoặc Chi phí trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng được thực hiện cụ thể như sau:
+ Xác định số tiền quy đổi VND của số lượng ngoại tệ cần chuyển đổi (ngoại tệ mua vào) khi đến hạn theo tỷ giá mua giao ngay tại ngày ký Hợp đồng;
+ Xác định số tiền quy đổi VND của số lượng ngoại tệ dùng để thanh toán khi đến hạn (ngoại tệ bán ra) theo tỷ giá bán giao ngay tại ngày ký Hợp đồng.
+ Số chênh lệch của số tiền VND quy đổi ngoại tệ mua vào kỳ hạn và số tiền VND quy đổi của ngoại tệ bán ra kỳ hạn nói trên sẽ được hạch toán riêng ở TK 3962/TK 4962 để phân bổ theo đường thẳng, kết chuyển dần vào Thu nhập/ Chi phí về các công cụ tài chính phái sinh (TK 723/ TK 823) trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng.
- Đối với nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn: Chỉ thay đổi nội dung hạch toán ở giai đoạn (1) và giai đoạn (3), còn nội dung hạch toán ở giai đoạn (2) tương tự như nghiệp vụ mua/ bán ngoại tệ kỳ hạn nói trên.
3.1. Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn
Căn cứ Hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn, bảng kê chi tiết hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn
(theo mẫu 03-PL01PSTT), hạch toán:
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ cam kết mua vào kỳ hạn:
Nợ TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ mua vào
Có TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ mua vào
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ cam kết dùng để thanh toán
Nợ TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ bán ra
Có TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ ngoại tệ bán ra
- Đồng thời, ghi nhận giá trị VND của giao dịch chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn.
Nợ TK 4742 - Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ mua vào
Tỷ giá mua giao ngay tại ngày ký kết HĐ của ngoại tệ sẽ mua
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ thanh toán VND cho ngoại tệ bán ra
Tỷ giá bán giao ngay tại ngày ký kết HĐ của ngoại tệ sẽ bán
Nợ TK 3962- Lãi phải thu/ Có TK 4962- Lãi phải trả
Chênh lệch số tiền VND hạch toán ở 2 TK trên
3.2. Trong thời gian hiệu lực hợp đồng
Xử lý và hạch toán tương tự như nghiệp vụ Mua/Bán ngoại tệ có kỳ hạn
3.3. Đến ngày tất toán hợp đồng
3.3.1. Ghi nhận giao dịch thanh toán cho đối tác số lượng ngoại tệ đã thỏa thuận của hợp đồng kỳ hạn
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ mua vào
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031/ tiền gửi ngoại tệ của khách hàng):
Có TK 4862 "Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn" / ngoại tệ thích hợp
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ thanh toán (bán ra)
Nợ TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn/ ngoại tệ thích hợp
Có TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031, Tiền gửi ngoại tệ khách hàng...)
3.3.2. Đánh giá lại giá trị VND/ số dư ngoại tệ trong Hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn theo tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn (Đánh giá riêng đối với ngoại tệ mua vào theo mẫu 06-PL01PST, và đối với ngoại tệ thanh toán (ngoại tệ bán ra) theo mẫu 07-PL01PSTT):
- Đánh giá lại đối với ngoại tệ mua vào
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
Có TK 4742 Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ mua vào Hoặc
Nợ TK 4742 Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ mua vào
Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
- Đánh giá lại đối với ngoại tệ phải thanh toán (ngoại tệ bán ra)
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phát sinh/giao dịch kỳ hạn
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ bán ra
Hoặc
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ bán ra
Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
Ghi chú: TCTD có thể không thực hiện bước đánh giá này, khi đó việc ghi nhận tác động của biến động tỷ giá từ ngày đánh giá lần cuối đến ngày đáo hạn hợp đồng được ẩn vào kết quả chung ở kỳ đánh giá tiếp theo về giá trị VND quy đổi của số dư trên tài khoản ngoại tệ 47
3.3.3. Kết chuyển giao dịch của Hợp đồng chuyển đổi kỳ hạn trên các TK 4741, 4742 sang ghi nhận trên các TK Mua/ Bán ngoại tệ giao ngay (TK 4711, 4712)
- Ghi nhận ngoại tệ bán ra:
Nợ TK 4711 - Mua, bán ngoại tệ kinh doanh/ ngoại tệ bán ra
Có TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ ngoại tệ bán ra
- Ghi nhận ngoại tệ mua vào:
Nợ TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ ngoại tệ mua vào
Có TK 4711 - Mua, bán ngoại tệ kinh doanh/ ngoại tệ mua vào
- Kết chuyển số tiền VND tương ứng của hợp đồng theo tỷ giá giao ngay trên TK 4742, và ghi nhận trên các TK 4712 về VND tương ứng:
+ Ghi nhận số tiền VND tương ứng của Ngoại tệ mua vào
Nợ TK 4712- Thanh toán Mua, Bán ngoại tệ kinh doanh/ ngoại tệ mua vào
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
(Theo tỷ giá mua giao ngay)
+ Ghi nhận số tiền VND tương ứng của Ngoại tệ bán ra:
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
(Theo tỷ giá bán giao ngay)
Có TK 4712 - Thanh toán Mua, Bán (ngoại tệ kinh doanh/ ngoại tệ bán ra
B/ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ
I. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ không tạo trạng thái mở về ngoại tệ, nên không có rủi ro tỷ giá, do đó Tổ chức tín dụng không cần phải thường xuyên đánh giá lại giá trị thị trường của ngoại tệ Mua/ Bán giao ngay theo tỷ giá giao ngay, đồng thời không phải đánh giá lại giá trị thị trường của ngoại tệ Bán/ Mua kỳ hạn. Ngoài việc hạch toán các luồng tiền thanh toán với đối tác, TCTD không cần phải hạch toán số tiền hoán đổi ngoại tệ lượt đi tại thời điểm bắt đầu khi ký hợp đồng, ngoại tệ hoán đổi ngược lại tại thời điểm tất toán Hợp đồng ở các TK Mua/ Bán ngoại tệ trong nội bảng. TCTD phải ghi nhận các số tiền gốc chuyển đổi lượt đi trong thỏa thuận hoán đổi ở các tài khoản ngoại bảng để theo dõi thực hiện khi đến hạn.
Số tiền ban đầu phụ trội hoặc chiết khấu(do chênh lệch tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn) sẽ được ghi nhận vào TK 3961 Lãi phải thu/ TK 4961 Lãi phải trả về giao dịch hoán đổi và phân bổ đều trong suốt thời hạn của Hợp đồng giao dịch hoán đổi tiền tệ.
II. NỘI DUNG KẾ TOÁN
1.1. Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng:
Căn cứ Hợp đồng hoán đổi tiền tệ, Bảng kê chi tiết hợp đồng hoán đổi tiền tệ (theo mẫu 01-PL03PSTT), hạch toán:
- Hạch toán ngoại bảng theo dõi số tiền hoán đổi tại thời điểm khởi đầu hợp đồng:
Nhập TKNB 9235 “Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ"/ Số tiền hoán đổi tại thời điểm đầu hợp đồng (Tổ chức tín dụng phải mở các tiểu khoản chi tiết để phản ánh số tiền hoán đổi đi, số tiền hoán đổi đến)
- Hạch toán nội bảng đối với số tiền ngoại tệ/ VND hoán đổi đi, và ngoại tệ/VND hoán đổi đến nhận về trên các TK 4861 "Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi” và ghi nhận số tiền chênh lệch phụ trội hoặc chiết khấu ban đầu vào TK 3961 Lãi phải thu/ TK 4961 Lãi phải trả.
+ Ghi nhận số tiền ngoại tệ/ VND hoán đổi đến
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp/ TK VND thích hợp
Số tiền thực tế nhận được tại thời điểm khởi đầu của HĐ
Có TK 4861 - Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi/ Ngoại tệ (hoặc VND)
Số tiền sẽ phải trả tại thời điểm tất toán hợp đồng
Nợ TK 3961 Lãi phải thu/ Có TK 4961 Lãi phải trả (nếu có)
Chênh lệch giữa số tiền nhận và số tiền sẽ trả lại
+ Ghi nhận số tiền ngoại tệ/ VND hoán đổi đi
Nợ TK 4861 - Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi/ Ngoại tệ (hoặc VND)
Số tiền sẽ nhận lại khi tất toán Hợp đồng
Có TK Ngoại tệ/ TK VND thích hợp
Số tiền thực phải hoán đổi đi tại thời điểm khởi đầu của HĐ
Nợ TK 3961 Lãi phải thu/ Có TK 496 / Lãi phải trả (nếu có)
Chênh lệch giữa số tiền hoán đổi đi và số tiền sẽ nhận lại
1.2. Trong thời gian hiệu lực hợp đồng
Thực hiện phân bổ số dư của TK 3961/ số dư TK 4961 và Thu nhập hoặc chi phí về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ-TK 723/ TK 823. Nếu số tiền chênh lệch ở luồng tiền thanh toán đi và ở luồng tiền thanh toán đến là ngoại tệ thì khi phân bổ sẽ thông qua TK Mua, Bán ngoại tệ để hạch toán VND vào thu nhập/ chi phí
Kế toán lập bảng kê (
theo mẫu 02-PL03PSTT và mẫu 03-PL03PSTT).
Căn cứ Bảng kê (
mẫu 02-PL03PSTT) hạch toán:
Nợ TK 823- Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
Có TK 3961 - Lãi phải thu
HoặcCăn cứ Bảng kê (
mẫu 03-PL03PSTT) hạch toán:
Nợ TK 4961 - Lãi phải trả
Có TK 723 - Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
1.3. Khi tất toán hợp đồng
- Xuất TKNB 9235 “Cam kết giao địch hoán đổi tiền tệ" (các tiểu khoản chi tiết đã mở): Hạch toán theo số tiền giao dịch tại thời điểm khởi đầu hợp đồng
- Hạch toán tất toán ngoại tệ/VND đã hoán đổi đi,
nay nhận lại
Nợ TK Ngoại tệ/ TK VND thích hợp
Số tiền thực tế được nhận lại
Có TK 4861 - Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi
- Hạch toán tất toán ngoại tệ (VND) đã nhận,
nay phải trảra
Nợ TK 486 / Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi
Số tiền thực tế phải trả ra
Có TK Ngoại tệ/ Tài khoản VND thích hợp
C/ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN:
I. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA QUYỀN LỰA CHỌN
(quyền lựa chọn mua, quyền lựa chọn bán)
1/ Nguyên tắc kế toán
- Phí đã trả được ghi nhận là tài sản do khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai và có thể được xác định một cách đáng tin cậy.
- Phí đã trả của giao dịch mua quyền lựa chọn sẽ được phân bổ theo đường thẳng vào chi phí (TK 823) trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hiệu lực hợp đồng đến ngày tất toán hợp đồng. Nếu ngày tất toán hợp đồng được quy định trong một khoảng thời gian thì ngày tất toán hợp đồng được coi là ngày đầu tiên của khoảng thời gian đó.
- Ngoại trừ phí đã trả, giao dịch mua quyền lựa chọn
chỉ có thể phát sinh lãi. Số lãi phát sinh nhưng chưa thực hiện sẽ được xác định lại liên tục (định kỳ ngày, tháng, quý) trên cơ sở: giá thị trường, giá gốc của đối tượng quyền chọn và khối lượng giao dịch, thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Lãi phát sinh chưa thực hiện sẽ được ghi nhận trên BCĐKT.
2/ Nội dung kế toán
2.1. Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng
Căn cứ Hợp đồng mua quyền chọn, Bảng kê chi tiết hợp đồng mua quyền chọn mua/ chọn bán tiền tệ (
Theo mẫu 01/02-PL04PSTT), hạch toán:
- Ghi nhận chi phí từ việc mua quyền mua, quyền bán:
Nợ TK 388 "Chi phí chờ phân bổ"/ tiểu khoản phí Mua quyền chọn
Có TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi...)
- Ghi nhận cam kết mua quyền mua, mua quyền bán:
Nhập TK 9236- Cam kết giao dịch quyền chọn mua tiền tệ /
Tiểu khoản mua quyền chọn Mua tiền tệ
hoặcNhập TK 9237- Cam kết giao dịch quyền chọn Bán tiền tệ/
Tiểu khoản Mua quyền chọn Bán tiền tệ
2.2. Trong thời gian hiệu lực hợp đồng Mua quyền chọn
Định kỳ(cuối ngày/cuối tháng/ cuối quý), thực hiện:
2.2.1. Tính và phân bổ phí mua quyền chọn vào chi phí của kỳ kế toán
Kế toán lập bảng phân bổ phí mua quyền chọn (
theo mẫu 11-PL04PSTT), hạch toán:
Nợ TK 823 "Chi về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ”.
Có TK 388 “Chi phí chờ phân bổ”/ Tiểu khoản phí mua quyền chọn
2.2.2. Xác định và ghi nhận lại giá trị mới của Hợp đồng Mua quyền chọn
Căn cứ vào hợp đồng mua quyền chọn, lãi ghi nhận kỳ trước, lập bảng kê xác định lại lãi phát sinh nhưng chưa thực hiện cho các giao dịch mua quyền lựa chọn của TCTD (
theo mẫu 13/14-PL03PSTT- lập bảng kê riêng đối với Mua quyền chọn Mua, Mua quyền chọn Bán)
Căn cứ vào các bảng kê xác định
Lãigiao dịch mua quyền lựa chọn, kế toán xác định được số lãi phát sinh thêm hoặc số giảm lãi để thực hiện hạch toán điều chỉnh số lãi chưa thực hiện, kế toán hạch toán:
- Trường hợp số chênh lệch (xxx) là số dương: (Tăng lãi chưa thực hiện).
Nợ TK 3964 - Lãi phải thu về Giao dịch quyền chọn
Có TK 6334 - Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ.
- Trường hợp số chênh lệch (xxx) là số âm: (Giảm lãi chưa thực hiện):
Nợ TK 6334 - Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ
Có TK 3964 - Lãi phải thu về Giao dịch quyền chọn
2.3. Tại thời điểm hợp đồng đến hạn thanh toán:
2.3.1. Nếu TCTD không thực hiện quyền chọn
Thực hiện lập chứng từ về
không thực hiện nghiệp vụ Mua quyền chọn (theo mẫu 05-PL03PSTT), hạch toán:
- Hạch toán xuất tài khoản ngoại bảng:
Xuất TK 9236- Cam kết giao dịch quyền chọn mua tiền tệ/Tiểu khoản đã mở
hoặc Xuất TK 9237- Cam kết giao dịch quyền chọn Bán tiền tệ/Tiểu khoản đã mở
- Tất toán số lãi chưa thực hiện được ghi nhận tại thời điểm đánh giá lần cuối (nếu có):
Nợ TK 6334 - Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh.
Có TK 3964 - Lãi phải thu về Giao dịch quyền chọn
2.3.2. Nếu TCTD thực hiện quyền chọn
Thực hiện lập bảng kê về thực hiện nghiệp vụ Mua quyền chọn (
theo mẫu 07/08-PL03PSTT), hạch toán:
a-Kế toán thực hiện xuất tài khoản ngoại bảng:
Xuất TK 9236- Cam kết giao dịch quyền chọn mua tiền tệ/tiểu khoản đã mở
hoặc Xuất TK 9237- Cam kết giao dịch quyền chọn Bán tiền tệ/Tiểu khoản đã mở
b-Ghi nhận nghiệp vụ Mua quyền lựa chọn
- Nếu Hợp đồng Mua quyền lựa chọn mua (Mua ngoại tệ):
+ Hạch toán số ngoại tệ mua vào:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt ngoại tệ, tiền gửi,...)
Có TK 4711 - Mua bán ngoại tệ kinh doanh
+ Đồng thời phản ánh số tiền VND chi ra để thanh toán.
Nợ TK 4712 - Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
Theo tỷ giá mua giao ngay ngày tất toán hợp đồng
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, ...)
Theo tỷ giá gốc hợp đồng
Có TK 3964: Số dư hiện có (Tất toán số lãi chưa thực hiện được ghi nhận kỳ đánh giá lần cuối)
Có/ Nợ TK 6334:
Số chênh lệch giữa số tiền hạch toán vào 3 TK trên
(Thực chất là số lãi tăng thêm hoặc số giảm lãi so với kỳ đánh giá lần cuối).
- Nếu Hợp đồng Mua quyền lựa chọn Bán (Bán ngoại tệ)
+ Hạch toán số ngoại tệ bán ra.
Nợ TK 4711 - Mua bán ngoại tệ kinh doanh
Có TK thích hợp (tiền mặt ngoại tệ, tiền gửi,...)
+ Đồng thời phản ánh số tiền VND thanh toán thu về.
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, ...)
Theo tỷ giá gốc hợp đồng
Có TK 4712 - Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
Theo tỷ giá bán giao ngay ngày tất toán hợp đồng
Có TK 3964: Số dư hiện có (Tất toán số lãi chưa thực hiện được ghi nhận kỳ đánh giá lần cuối)
Có/ Nợ TK 6334:
Số chênh lệch giữa số tiền hạch toán vào 3 TK trên
(Thực chất là số lãi tăng thêm hoặc số giảm lãi so với kỳ đánh giá lần cuối)
II. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN QUYỀN LỰA CHỌN
(Bán quyền lựa chọn mua, bán quyền lựa chọn bán)
1/ Nguyên tắc kế toán
Phí đã nhận được ghi nhận là Nợ phải trả do khả năng phải thực hiện nghĩa vụ: thiệt hại lợi ích kinh tế trong tương lai và có thể được xác định một cách đáng tin cậy.
- Phí đã nhận của giao dịch bán quyền lựa chọn sẽ được phân bổ theo đường thẳng vào thu nhập (TK 723) trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hiệu lực hợp đồng đến ngày tất toán hợp đồng. Nếu ngày tất toán hợp đồng được quy định trong một khoảng thời gian thì ngày tất toán hợp đồng được coi là ngày cuối cùng đến hạn thực hiện hợp đồng.
- Ngoại trừ phí đã nhận, giao dịch bán quyền lựa chọn chỉ có thể phát sinh lỗ. Số lỗ phát sinh nhưng chưa thực hiện sẽ được xác định lại liên tục (định kỳ ngày/tháng/quý) trên cơ sở: giá thị trường, giá gốc của đối tượng quyền chọn và khối lượng giao dịch, thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
2/ Nội dung kế toán
2.1. Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng
Căn cứ Hợp đồng Bán quyền chọn tiền tệ, Bảng kê chi tiết hợp đồng bán quyền chọn mua/ chọn bán tiền tệ (
Theo mẫu 03/04-PL04PSTT), hạch toán:
- Hạch toán thu phí từ việc bán quyền chọn mua/ bán quyền chọn bán:
Nợ TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi...)
Có TK 488 - Doanh thu chờ phân bổ/ Tiểu khoản phí bán quyền chọn
- Ghi nhận cam kết bán quyền chọn mua/ bán quyền chọn bán:
Nhập TK 9236- Cam kết giao dịch quyền chọn mua tiền tệ /
Tiểu khoản bán quyền chọn Mua tiền tệ
hoặc Nhập TK 9237- Cam kết giao dịch quyền chọn Bán tiền tệ/
Tiểu khoản bán quyền chọn Bán tiền tệ
2.2. Định kỳ (cuối ngày/cuối tháng/ cuối quý)
2.2.1. Tính và phân bổ phí bán quyền chọn vào thu nhập trong kỳ
Kế toán lập bảng kê phân bổ phí bán quyền chọn (theo mẫu 12-PL04PSTT), hạch toán:
Nợ 488 - Doanh thu chờ phân bổ/ Tiểu khoản phí bán quyền chọn
Có TK 723 - Thu về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
2.2.2. Xác định và ghi nhận lại giá trị mới của Hợp đồng Bán quyền chọn tiền tệ
Kế toán lập bảng kê xác định lại lỗ phát sinh nhưng chưa thực hiện cho các giao dịch
bán quyền lựa chọncủa TCTD (
theo mẫu 15/16-PL04PSTT)- lập bảng kê riêng đối với Bán quyền chọn Mua, Bán quyền chọn Bán).
Căn cứ vào các bảng kê xác định
Lỗ giao dịch Bán quyền chọn, kế toán xác định được số lỗ phát sinh thêm hoặc số giảm lỗ để thực hiện xác định số lỗ chưa thực hiện tại thời điểm đánh giá, kế toán hạch toán điều chỉnh:
- Trường hợp số chênh lệch (xxx) là số dương (số lỗ phát sinh hoặc phát sinh tăng thêm), hạch toán:
Nợ TK 6334 Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/ Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ
Có TK 4964 Lãi phải trả (lỗ) về giao dịch quyền chọn
- Trường hợp số chênh lệch (xxx) là số âm (
giảm số lỗ đã ghi nhận ở kỳ đánh giá trước):
Nợ TK 4964 - Lãi phải trả về Giao dịch quyền lựa chọn
Có TK 6334 - Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ.
2.3. Tại thời điểm hợp đồng đến hạn thanh toán:
2.3.1. Nếu khách hàng không thực hiện quyền chọn
Thực hiện lập bảng kê về không thực hiện nghiệp vụ Bán quyền chọn (theo mẫu 06-PL03PSTT), hạch toán:
- Kế toán xuất tài khoản ngoại bảng:
Xuất TK 9236- Cam kết giao dịch quyền chọn mua tiền tệ/tiểu khoản đã mở
hoặc Xuất TK 9237- Cam kết giao dịch quyền chọn Bán tiền tệ/Tiểu khoản đã mở
- Hạch toán
tất toán số lỗ chưa thực hiệnghi nhận tại thời điểm đánh giá lần cuối:
Nợ TK 4964 - Lãi phải trả (lỗ) về Giao dịch quyền lựa chọn
Có TK 6334 - Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ.
2.3.2. Nếu khách hàng thực hiện quyền chọn:
Kế toán lập chứng từ (
theo mẫu 09/10-PL04PSTT), hạch toán:
a-Kế toán thực hiện xuất tài khoản ngoại bảng:
Xuất TK 9236- Cam kết giao dịch quyền chọn mua tiền tệ/tiểu khoản đã mở
hoặc Xuất TK 9237- Cam kết giao dịch quyền chọn Bán tiền tệ/ Tiểu khoản đã mở
b-Ghi nhận nghiệp vụ Bán quyền chọn được thực hiện theo yêu cầu của đối tác:
- Nếu là Hợp đồng Bán quyền chọn mua: TCTD
Phải bán ra ngoại tệ
+ Hạch toán số ngoại tệ bán ra:
Nợ TK 4711 - Mua bán ngoại tệ kinh doanh
Có TK thích hợp (tiền mặt ngoại tệ, tiền gửi,...)
+ Đồng thời phản ánh số tiền Việt Nam đồng thu về:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, ...):
Theo tỷ giá gốc của hợp đồng
Nợ TK 4964: Số dư hiện có (Tất toán Lỗ chưa thực hiện ghi nhận ở kỳ đánh giá lần cuối)
Có TK 4712 - Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
Theo tỷ giá bán ngoại tệ giao ngày ngày tất toán hợp đồng
Nợ/Có TK 6334Chênh lệch số tiền hạch toán ở 3 TK trên
(Thực chất là số lỗ tăng thêm/số giảm lỗ của hợp đồng bán quyền chọn mua so với kỳ đánh giá lần cuối)
- Nếu là Hợp đồng Bán quyền chọn bán: TCTD phải mua vào ngoại tệ
+ Hạch toán số ngoại tệ mua vào:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt ngoại tệ, tiền gửi,...)
Có TK 4711 - Mua bán ngoại tệ kinh doanh
+ Đồng thời phản ánh số tiền Việt Nam phải thanh toán:
Nợ TK 4964: Số dư hiện có (Tất toán Lỗ chưa thực hiện ghi nhận ở kỳ đánh giá lần cuối)
Nợ TK 4712 - Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
Theo tỷ giá mua ngoại tệ giao ngày ngày tất toán hợp đồng
Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, ...):
Theo tỷ giá gốc của hợp đồng
Nợ/ Có TK 6334Chênh lệch số tiền hạch toán ở 3 TK trên
(Thực chất là số lỗ tăng thêm / số giảm lỗ của hợp đồng bán
quyền chọn bán so với kỳ đánh giá lần cuối)
III. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN GIỮA 2 LOẠI NGOẠI TỆ
Bổ sung một số nguyên tắc hạch toán sau:
- Ghi nhận phí phải thu/ phí phải trả vào nội bảng tại thời điểm giao dịch bằng ngoại tệ.
- Định kỳ tiến hành phân bổ phí để đưa vào thu nhập / chi phí thông qua mua bán ngoại tệ.
- Lãi/lỗ phát sinh chưa thực hiện được ghi nhận vào TK 6334 đối ứng với TK 3964 Lãi phải thu/ hoặc TK 4964 lãi phải trả (lỗ) về quyền chọn: Ghi nhận bằng đồng Việt Nam thông qua việc quy đổi theo tỷ giá mua tại thời điểm ghi nhận trên bảng kê (dòng quy đổi VND trên các
mẫu 13/14/15/16-PL04PSTT).
Nội dung và phương pháp hạch toán kế toán giao dịch quyền chọn giữa 2 loại ngoại tệ được thực hiện tương tự như hướng dẫn tại mục I, II.
D. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN KẾ TOÁN
1. Hướng dẫn này chỉ áp dụng đối với các tổ chức tín dụng được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ phái sinh tiền tệ
2. Nghiệp vụ tương lai về tiền tệ được xử lý và hạch toán tương tự như nghiệp vụ kỳ hạn tiền tệ nhưng sử dụng các tài khoản theo dõi về nghiệp vụ tương lai (
TK 475 - Giao dịch tương lai).
3. Cuối năm tài chính, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, các khoản lãi chưa thực hiện (dư có của tài khoản 63 trước khi kết chuyển) tổ chức tín dụng không được chia lợi nhuận, trả cổ tức trên số lãi này ngay trong năm liền kề, ngoại trừ trường hợp sau 6 tháng đầu năm sau tổ chức tín dụng có số lãi chưa thực hiện lớn hơn 2/3 số lãi năm trước thì được chia sau 6 tháng đầu năm sau.
4. Tuỳ theo điều kiện công nghệ cho phép, các tổ chức tín dụng có thể không lập các bảng kê theo đúng mẫu trong phụ lục đính kèm, nhưng trên chứng từ hạch toán, kế toán phải đảm bảo đúng nội dung kinh tế nghiệp vụ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
5. Nghiệp vụ mua/bán; chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn đã được phản ánh vào các tài khoản nội bảng 474, do đó, các TCTD không cần thực hiện theo dõi trên các tài khoản ngoại bảng (TK 9233, 9234).
6. Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ và nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ đã được thực hiện ghi nhận và theo dõi trên các tài khoản ngoại bảng, do đó, các TCTD không cần thực hiện theo dõi trên các tài khoản nội bảng (
TK 473 - Giao dịch hoán đổi, TK 476 - Giao dịch quyền chọn) vì các giao dịch này không phải thực hiện đánh giá lại giá trị VND tương ứng.
7. Trường hợp ngày thực hiện thanh toán giao dịch quyền lựa chọn có độ trễ (
thông thường là 2 ngày) so với thời gian đáo hạn hợp đồng: TCTD thực hiện tất toán các TK ngoại bảng về cam kết quyền lựa chọn và chuyển sang theo dõi trên các tài khoản cam kết giao dịch ngoại tệ trao ngay (mở tiểu khoản theo dõi về quyền chọn) và chưa thực hiện xử lý và hạch toán trên các tài khoản nội bảng về quyền chọn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức tín dụng phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ kế toán - Tài chính) để có hướng dẫn, giải quyết.