Tỷ số nào cho biết DN đầu tư sai mục đích?

  • Bắt đầu Bắt đầu tanmafia
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

tanmafia

Kẻ mà ai cũng biết là ai
Có một người hỏi mình "tỷ số nào cho biết DN đầu tư sai mục đích???". Mình suy nghĩ mãi vẫn thấy không có câu trả lời nào chính xác, bạn nào biết giúp mình với :-/:-/:-/:-/:-/:-/
 
Làm gì có chỉ số này chứ. Đầu tư sai mục đích là đầu tư vào những dự án không giống với những dự án đã hoạch định và lựa chọn lúc ban đầu. Chỉ có thể xác minh bằng cách thu thập các chứng cứ (cụ thể là giấy tờ liên quan). Không thể nào ngồi nhà mà tính tính toán toán có thể biết được, nếu có thì cũng tùy từng tình huống cụ thể. Ko có 1 công thức chung chung nào cho vấn đề bạn nêu đâu.
 
Thực ra thì cũng không phải là không có cách tìm ra chỉ số này trong báo cáo tài chính... căn cứ vào mục đích và phương châm hoạt động chính của công ty chúng ta có thể tìm ra được số tiền đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính của công ty/tổng đầu tư(tổng tài sản) j đó...
 
Chỉ số gì ư ? Chỉ số này bao gồm "những ngành nghề mà DN đã được cấp đăng kí kinh doanh" và "danh mục những khoản đầu tư của doanh nghiệp". Hai chỉ số này thông thường đều thể hiện trên Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp.

Chỉ số thứ nhất, bạn có thể tìm thấy ở giấy phép đăng kí kinh doanh lần mới nhất của DN (Bởi vì trong quá trình hoạt động, DN có quyền được xin điều chỉnh giấy phép kinh doanh mừ); hoặc là phần khái quát chung, mục BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC trong BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

Chỉ số thứ 2 thường sẽ được nêu rõ ràng và cụ thể trong Thuyết minh Báo cáo tài chính đi kèm. So sánh (1) và (2) ta sẽ được câu trả lời.

Tuy nhiên, còn 1 trường hợp nữa xảy ra nếu xét ở góc độ Ngân hàng. Đó là việc DN vay vốn ngân hàng nhưng lại đầu tư sai so với mục đích đăng kí vay vốn. Khi đó thì 2 yếu tố tham chiếu sẽ là "Hồ sơ vay vốn_Hồ sơ khoản vay" và sự theo dõi việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng.

Trên đây là ngu ý của mình, mình nhất thời cũng nghĩ là chắc cái tỷ số này ko phải là 1 công thức cụ thể đâu.
 
Có một cách mà mình cho là nó cũng chỉ tương đối thôi, nhưng một cách linh hoạt mà có thể áp dụng để xác định là doanh nghiệp có đi quá xa so với những thông tin được đưa ra trong MD&A hay không ?!
trong một giai đoạn nhất định, trên một số phân tích ngành hoặc là commercial classification hoặc journal chuyên về một báo cáo ngành nghề để cho ra một bộ các chỉ số của các công ty trong ngành, đó là mẫu họ sẽ tiến hành phân phối xác suất tính mean hoặc độ lệch chuẩn trong các nhóm chỉ số của ngành của ngành. Theo đó sẽ có một cái gọi là bộ chỉ số vòng quay bình quân của tất cả các tiêu chí, bạn sẽ tiến hành so sánh vòng quay của công ty với cái bình quân ngành đấy sẽ có cái nhìn sơ lược thôi, nhưng mình cho là sẽ phần nào trả lời được câu hỏi của bạn :)
Mình nói là tương đối chứ ko tuyệt đối nhé và nó sẽ có mức độ tin cậy cao hơn nếu công ty tuân thủ một cách chuẩn mực các tiêu chuẩn kế toán!
 
Có một cách mà mình cho là nó cũng chỉ tương đối thôi, nhưng một cách linh hoạt mà có thể áp dụng để xác định là doanh nghiệp có đi quá xa so với những thông tin được đưa ra trong MD&A hay không ?!
trong một giai đoạn nhất định, trên một số phân tích ngành hoặc là commercial classification hoặc journal chuyên về một báo cáo ngành nghề để cho ra một bộ các chỉ số của các công ty trong ngành, đó là mẫu họ sẽ tiến hành phân phối xác suất tính mean hoặc độ lệch chuẩn trong các nhóm chỉ số của ngành của ngành. Theo đó sẽ có một cái gọi là bộ chỉ số vòng quay bình quân của tất cả các tiêu chí, bạn sẽ tiến hành so sánh vòng quay của công ty với cái bình quân ngành đấy sẽ có cái nhìn sơ lược thôi, nhưng mình cho là sẽ phần nào trả lời được câu hỏi của bạn
Mình nói là tương đối chứ ko tuyệt đối nhé và nó sẽ có mức độ tin cậy cao hơn nếu công ty tuân thủ một cách chuẩn mực các tiêu chuẩn kế toán!

Mình nghĩ sự so sánh bình quân của công ty với chỉ số bình quân chung của toàn ngành sẽ thích hợp trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN hơn là trả lời cho câu hỏi này bạn ạ. Mình nghĩ ở đây hình như có sự "phức tạp hóa vấn đề" rồi. DN tuân thủ 1 cách nghiêm túc các chuẩn mực và chế độ kế toán thì đã ko xảy ra việc "DN đầu tư sai mục đích". Bởi việc tuân thủ những chuẩn mực này giúp cho DN có được 1 báo cáo tài chính được phản ánh trung thực, hợp pháp và hợp lý rồi.

P.S: bạn có thể vui lòng cho mình biết những kiến thức trên thuộc môn học gì và chương trình học nào được ko ??? Mình thực sự rất muốn tìm hiểu để hiểu rõ hơn những điều bạn nói.
 
Mình nghĩ sự so sánh bình quân của công ty với chỉ số bình quân chung của toàn ngành sẽ thích hợp trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN hơn là trả lời cho câu hỏi này bạn ạ. Mình nghĩ ở đây hình như có sự "phức tạp hóa vấn đề" rồi. DN tuân thủ 1 cách nghiêm túc các chuẩn mực và chế độ kế toán thì đã ko xảy ra việc "DN đầu tư sai mục đích". Bởi việc tuân thủ những chuẩn mực này giúp cho DN có được 1 báo cáo tài chính được phản ánh trung thực, hợp pháp và hợp lý rồi.

P.S: bạn có thể vui lòng cho mình biết những kiến thức trên thuộc môn học gì và chương trình học nào được ko ??? Mình thực sự rất muốn tìm hiểu để hiểu rõ hơn những điều bạn nói.

Có một điều mà mình nhận thấy ở đây là cái chuyện " definitely you dont see what I see" :)
Mình nói ở đây là tương đối và nó linh hoạt ở khả năng áp dụng ở bạn thôi !
Hiệu quả, có thể bạn đúng ở một số bộ chỉ số nhất định nhưng có những con số không chỉ thể hiện tính hiệu quả mà nó sẽ thể hiện tính đặc trưng của ngành.
Ví dụ nhé bình quân ngành vòng xoay hàng tồn kho la 30days chẳng hạn, nhưng công ty của bạn 10days, nó không chỉ thể hiện hiệu quả đâu, nó có thực sự tốt ko ??, nhiều vấn đề đấy :)
Một ví dụ khác như là lương vốn cố định đầu tư trong một số ngành về infrastructure chằng hạn như telecom,elec,... sẽ rất lớn, còn công ty bạn thì sao ??
Hoặc khi bạn nhìn báo cáo các cty về smartphone như apple chẳng hạn thì short-term loans của họ gần như bằng 0. Nó rất đặc trưng ! :)
Mình nhìn cái "đầu tư sai mục đích" ở đây có thể là chủ trương một đằng, thực hiên một nẻo khiến tính hiệu quả của đồng vốn bị bóp méo.
Còn về chuẩn mực kế toán, có thể có nhiều cách ghi chép cho cùng 1 nghiệp vụ, điều này chắc bạn biết và một lẽ chắc chắn có thể giấu hoặc manipulate rất khéo :)
Hi vọng trả lời được câu hỏi của bạn :)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình nhìn cái "đầu tư sai mục đích" ở đây có thể là chủ trương một đằng, thực hiên một nẻo khiến tính hiệu quả của đồng vốn bị bóp méo.

Vậy bạn lý giải thế nào nếu trong trường hợp 1 DN sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng đem lại hiệu quả ? Ở đây, bạn có phân biệt rõ được khái niệm "sai mục đích" và "không hiệu quả" hay ko ???

Mình có VD cho bạn luôn đây: Một DN được ngân hàng phê duyệt vay 1 khoản tín dụng 10 tỷ để đem đi góp vốn liên doanh, liên kết theo mục đích được ghi rõ trong hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên, DN lại sử dụng 10 tỷ để đầu tư vào chứng khoán (mua cổ phiếu trên sàn CK chẳng hạn, và tại thời điểm lập BCTC của DN thì giá CP này cũng đang ở mức cao). Mặc khác, các hệ số đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhưng đánh giá khả năng tài chính của DN vẫn đảm bảo ở mức có thể chấp nhận được so với chỉ số bình quân chung của ngành. Vậy theo bạn cần phải phân tích các chỉ số vòng quay gì ở đây để có thể chứng tỏ được đồng vốn vay đã bị đầu tư "sai mục đích" ???

Một vấn đề khác tớ muốn hỏi bạn là: Khi thiết lập công thức và tính toán những hệ số như bạn nói, bạn sẽ lấy số liệu ở đâu ??? Phải chăng là ở 1 bản BCTC đã được "ngụy trang" số liệu ở 1 số khoản mục hết sức khéo léo bằng các bút toán Nợ_Có ??? Và sau đó, không quan tâm tìm hiểu đến nội dung của nó được thể hiện qua các chứng từ kế toán gốc, bạn lại lấy chính những số liệu đã được "ngụy trang để che giấu nội dung thực sự của nó" này để tính hệ số và phân tích nó ??? Bạn ko cảm thấy có gì ko ổn ở đây à ???

Ở Comment phía trên bạn có nói 1 câu " các hệ số này có mức độ tin cập cao hơn khi BCTC tuân thủ một cách chuẩn mực các tiêu chuẩn kế toán". Mình cũng đã nói rồi, nếu 1 DN tuân thủ 1 cách nghiêm túc các chuẩn mực và chế độ kế toán thì BCTC của họ sẽ không tồn tại các sai phạm trọng yếu nữa. Vậy thì việc phân tích các hệ số như bạn nói nó sẽ đáng tin cậy. Tuy nhiên lật ngược lại vấn đề, nếu BCTC còn tồn tại nhiều sai phạm trọng yếu mà ko được phát hiện ra, các hệ số phân tích cũng sẽ ko còn đáng tin cậy. Vậy thì khi đó hệ số đó có phản ánh được nội dung và bản chất của các khoản mục trên BCTC hay ko ???

Có lẽ mình đã hiểu 1 chút về ý mà bạn đang nói. Nhưng mình nghĩ có lẽ bạn đang nói đến vấn đề "cơ cấu vốn chưa hợp lý" hơn là vấn đề "1 khoản đầu tư sai mục đích". VD như 1 DN sản xuất sử dụng đồng vốn của mình để đầu tư quá nhiều vào TSDH nhưng lại chưa chú trọng nhiều đến TSNH, nhất là khoản mục HTK khiến cho việc TSDN có giá trị quá lớn nhưng TSNH lại chiếm tỷ trọng thấp. Trong khi đặc điểm chung của các DNSX thường chú trọng đến TSNH hơn TSDN. Điều này dẫn đến sự khác biệt giữa cơ cấu TSNH/Tổng TS của DN này với cơ cấu chung của toàn ngành => Theo ý bạn thì DN này đã sử dụng vốn "sai mục đích". Nhưng có lẽ cái "sai mục đích" thiên về "tính hiệu quả" và "cơ cấu hợp lý" hơn là bản chất và nội dung của các nghiệp vụ cụ thể_ điều mà topic này đang nói tới.
 
Back
Bên trên