[TƯ VẤN] Định hướng công việc ngân hàng

F_L_Y

^^
Chào cả nhà, trước hết mình xin giới thiệu 1 chút, mình tốt nghiệp HVNH năm 2011 được loại giỏi, sau đó đi làm 1 năm ở 1 công ty về đào tạo kỹ năng, hiện tại thì đang làm tín dụng tại ngân hàng đã được gần 2 năm rồi. Nhưng mình nhận thấy là mình không hợp với công việc tín dụng này lắm, mình không giỏi tạo mối quan hệ kiểu nhậu nhẹt, cafe, hoặc nịnh nọt sếp...do vậy hiện tại mình cảm thấy trong công việc của mình rất bế tắc. Hồi trước mình vẫn cố theo tín dụng vì nghĩ tương lai kinh tế phát triển rồi sẽ lại có nhiều khách hàng vay, tín dụng sẽ lại là nghề kiếm được (như mình nghe các anh/chị cùng phòng nói tín dụng cách đây 3-5 năm kiếm tiền như nước haiz....), nhưng mình không chắc đc điều đó, và cũng thật sự thấy mình không phù hợp.

Nhưng ngoài ra mình cũng nhận thấy mình có 1 số điểm mạnh như khả năng nghiên cứu, phân tích, logic (vì hồi trước mình học khá giỏi các môn về toán), lập chiến lược, dự án (vì mình cũng từng xây dựng 1 CLB).

Mình cũng đã suy nghĩ đến chứng khoán nhưng thấy TTCK VN còn kém phát triển quá, lại bị thao túng với đội cá mập rất nhiều, cảm giác các công cụ phân tích còn chưa hiệu quả. Còn quỹ đầu tư thì cũng thấy khó vì họ thường chọn du học sinh thôi, mà nhu cầu lại ít.

Do vậy mình muốn nhờ các bạn hoặc các anh chị tư vấn giúp mình 1 vị trí phù hợp hơn trong ngân hàng (có thể là 1 vị trí nào đó trên hội sở), hoặc trong lĩnh vực tài chính mà tương lai có hướng phát triển tốt. Có thể mô tả giúp mình công việc cụ thể vị trí đó, yêu cầu, mức lương và hướng phát triển thì càng tốt.

Cám ơn mọi người nhiều lắm^^
 
Bạn nên nghiên cứu kiến thức về Quản lý rủi ro ngân hàng, đó chính là tương lai nghề nghiệp của ngành. Thử bắt đầu bằng việc lên trang của NHNN lấy dự thảo thông tư hệ thống QLRR xuống nghiên cứu xem, biết đâu sẽ có gì đó bạn thấy hứng thú. Mình không nói cụ thể vị trí nào được, còn phải tùy năng lực của bạn. Muốn làm đến nơi đến chốn bạn hãy xác định là phải thật kiên trì, và phải thật xuất sắc.
 
Bạn nên nghiên cứu kiến thức về Quản lý rủi ro ngân hàng, đó chính là tương lai nghề nghiệp của ngành. Thử bắt đầu bằng việc lên trang của NHNN lấy dự thảo thông tư hệ thống QLRR xuống nghiên cứu xem, biết đâu sẽ có gì đó bạn thấy hứng thú. Mình không nói cụ thể vị trí nào được, còn phải tùy năng lực của bạn. Muốn làm đến nơi đến chốn bạn hãy xác định là phải thật kiên trì, và phải thật xuất sắc.
Cám ơn bạn, mình đang tìm để nghiên cứu, mình thì không sợ những thứ lý thuyết phức tạp, thậm chí còn rất hào hứng trong việc nghiên cứu nó rồi vận dụng vào thực tiễn. Bạn có biết nhìn chung về QLRR trong các ngân hàng ở VN đang ở mức nào so với thế giới ko? Cũng như tầm quan trọng của nó như thế nào trong tương lai?
 
Câu hỏi của bạn thuộc về phạm trù vĩ mô rồi. "Nhìn chung" thì mình ko có thời gian và tâm sức để tìm hiểu và cho ra một báo cáo đánh giá cái này. Thế nên trả lời một cách đơn giản và vĩ mô thế này: nhìn chung là yếu, là ngổn ngang, bề bộn, là còn quá nhiều việc phải làm...
Quan trọng là "có nhiều việc để làm", mình chỉ nhìn thấy thế, đó là cơ hội, đúng ko? Còn làm như thế nào thì phải lăn lộn mới biết dc, chứ lý thuyết, sách vở, luận án chắc chắn ko ăn thua.
 
Theo mình thì bạn thử nghiên cứu bộ phận phát triển mạng lưới của các Ngân hàng xem. Nó sẽ phát huy được khả năng tư duy và khả năng phân tích của bạn mà không phải cầu cạnh ai cũng như không phải nịnh nọt ai cả.
 
Theo mình thì bạn thử nghiên cứu bộ phận phát triển mạng lưới của các Ngân hàng xem. Nó sẽ phát huy được khả năng tư duy và khả năng phân tích của bạn mà không phải cầu cạnh ai cũng như không phải nịnh nọt ai cả.
Vị trí này chắc ở các ngân hàng lớn cho chi nhánh nước ngoài như kiểu BIDV nhỉ, hoabeo có biết tầm mức lương của vị trí này so với tín dụng hay các vị trí trên hội sở như thế nào không? con đường thăng tiến thế nào?
 
Rất mong các anh/chị/bạn có kinh nghiệm tư vấn giúp em/mình với hixx....dạo này cũng đang hơi stress:(
 
Công việc chuyên về nghiên cứu có thể là : Pháp chế, Quản lý rủi ro, Phát triển mạng lưới.
 
Công việc chuyên về nghiên cứu có thể là : Pháp chế, Quản lý rủi ro, Phát triển mạng lưới.
 
Back
Bên trên