Vòng phỏng vấn chính là cơ hội các ứng viên thể hiện mình rõ nhất trước các nhà tuyển dụng, quyết định đến 80% khả năng trúng tuyển. Để chuẩn bị tốt cho vòng này, các ứng viên cần chuẩn bị trước những câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đề cập đến. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng dành riêng cho các ứng viên ứng tuyển vào ngành tài chính, ngân hàng.
1. Các vị trí việc làm ngành ngân hàng
Ngành Ngân hàng là một trong những ngành “hot” nhất, thu hút rất nhiều lao động với tính chất công việc văn phòng và mức lương thưởng khá hấp dẫn. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng. Bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Teller (Giao Dịch Viên)
- Sales Executive (Nhân Viên Kinh Doanh)/Telesales
- Operations Officer (Nhân Viên Vận Hành)
- Risk Management Officer (Nhân Viên Quản Lý Rủi Ro)
- Credit Approval Officer (Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng)
- Chuyên Viên Thanh Toán Quốc Tế
- Financial Analyst (Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính)
- Wealth Specialist (Chuyên Viên Tư Vấn Đầu Tư)
2. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng
Một trong những cách trau dồi kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công là tập luyện trước các câu hỏi nhà tuyển dụng có thể hỏi tới. Việc chuẩn bị trước này không chỉ giúp bạn tự tin chủ động trong buổi phỏng vấn, tránh tình trạng “không biết nói gì” mà còn giúp bạn có thể suy nghĩ trước những câu trả lời ấn tượng, mang dấu ấn cá nhân, từ đó gia tăng khả năng trúng tuyển của bạn.
2.1. Bộ các câu hỏi phỏng vấn chung
Dù bạn phỏng vấn xin việc cho bất cứ ngành nghề nào bao gồm cả ngành ngân hàng thì các nhà tuyển dụng sẽ luôn có một số câu hỏi mang tính chất như là khuôn mẫu. Trong một buổi phỏng vấn xin việc, thông thường người phỏng vấn sẽ hỏi ứng viên một số câu hỏi sau:
Giới thiệu về bản thân
Đây là câu hỏi đầu tiên nhà tuyển dụng hỏi bạn mỗi khi bước vào phòng phỏng vấn. Câu hỏi này có tính chất giống như trailer một bộ phim. Bạn cần gây ấn tượng, cho thấy những điểm tốt nhất của bạn để nhà tuyển dụng cảm thấy có hứng thú tiếp tục tìm hiểu về bạn. Có nhiều bí quyết giới thiệu bản thân hạ gục nhà tuyển dụng tùy thuộc vào phong cách cá nhân của bạn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo một số nội dung sau:
- Thông tin cá nhân: tên, tuổi
- Những điểm mạnh, mặt tự tin
- Khái quát ngắn gọn kinh nghiệm làm việc
- Thái độ với công việc ứng tuyển, bạn đến ứng tuyển với mục đích gì
Một lưu ý dành cho bạn là hãy trả lời thật ngắn gọn tất cả các ý trên trong vòng 1-2 phút. Bạn sẽ thấy nhà tuyển dụng sẽ đi sâu vào những câu hỏi trùng lặp với những ý trên và bạn sẽ có cơ hội thể hiện rõ hơn bản thân ở những câu hỏi tiếp theo của buổi phỏng vấn.
Chuẩn bị trước các câu hỏi chung để tự tin khi đi phỏng vấn
Điểm mạnh điểm yếu của bạn
Câu hỏi này chính là câu hỏi mở rộng ra từ phần giới thiệu bản thân. Để trả lời câu hỏi này, ứng viên cần rất linh hoạt và khéo léo. Phải nói về điểm mạnh sao cho vừa ấn tượng, vừa không khoa trương, “khoe” một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển. Hãy chú ý tông giọng khi nói về điểm mạnh, sử dụng tông trung tính, tránh lên cao giọng tạo cảm giác khó chịu cho người nghe về một người tự phụ. Về phần điểm yếu, bạn có thể có những cách như biến điểm yếu thành điểm mạnh hoặc thẳng thắn thừa nhận điểm yếu và đề xuất cách sửa chữa, cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang trong quá trình tự hoàn thiện như thế nào. Ví dụ: “Tôi có một điểm yếu là quá cầu toàn, người làm việc cùng tôi thường cảm thấy tôi hơi khắt khe. Tuy vậy, tôi tin rằng chất lượng công việc sẽ được đảm bảo hơn nếu chúng ta hơi “khó tính” một chút” (Cười)
Bạn kỳ vọng gì vào công việc này?
Buổi phỏng vấn về bản chất là một cuộc hẹn gặp để ứng viên và nhà tuyển dụng tìm hiểu về nhau. Nhà tuyển dụng mong muốn biết được kỳ vọng của bạn vào công việc để xem xét xem phía công ty họ có đáp ứng được không, liệu rằng ứng viên và công ty có phải sự lựa chọn phù hợp của nhau. Vì thế, hãy thẳng thắn bày tỏ kỳ vọng, mong muốn của mình nhưng tránh cách nói “thô”. Ví dụ: nếu bạn mong muốn vào công ty họ vì mức lương cao, bạn có thể nói như sau; Khi ứng tuyển vào công ty, tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp với mức đãi ngộ xứng đáng.”
Bạn kỳ vọng gì khi ứng tuyển vào các ngân hàng?
2.2.Bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và cách trả lời
Tại sao bạn lại chọn ngân hàng chúng tôi?
Thực chất, đây là câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu biết của ứng viên về ngân hàng ứng tuyển. Để trả lời được câu hỏi này bạn cần tìm hiểu trước thông tin về ngân hàng, từ lịch sử, văn hóa cho tới báo cáo tài chính… Một trong số những thông tin này có thể trở thành lý do bạn lựa chọn ngân hàng này thay vì ngân hàng khác. Sau đây là gợi ý câu trả lời:
Theo như tìm hiểu của tôi, ngân hàng mình tuy mới thành lập chưa lâu, chỉ từ năm 2010, tuy nhiên trải qua một thời gian không dài nhưng chứng kiến sự phát triển, mở rộng của ngân hàng mình,tôi rất muốn trở thành một phần của các bạn. Hơn nữa, tôi cũng tìm hiểu được văn hóa làm việc ở đây rất đề cao sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân. Vì vậy, tôi nghĩ đây sẽ là một môi trường đầy hứa hẹn và phù hợp với mong muốn phát triển bản thân của tôi.
Theo như tìm hiểu của tôi, ngân hàng mình tuy mới thành lập chưa lâu, chỉ từ năm 2010, tuy nhiên trải qua một thời gian không dài nhưng chứng kiến sự phát triển, mở rộng của ngân hàng mình,tôi rất muốn trở thành một phần của các bạn. Hơn nữa, tôi cũng tìm hiểu được văn hóa làm việc ở đây rất đề cao sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân. Vì vậy, tôi nghĩ đây sẽ là một môi trường đầy hứa hẹn và phù hợp với mong muốn phát triển bản thân của tôi.
Bạn biết gì về vị trí bạn đang ứng tuyển?
Đây là một câu hỏi quá quen thuộc trong bộ những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng nhưng để trả lời tốt bạn cũng cần có sự chuẩn bị từ trước. Hãy đọc kỹ bản mô tả công việc (job description) để nắm vững được những đầu việc, nhiệm vụ của công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hơn nữa, để gây ấn tượng hơn, hãy thể hiện quan điểm cá nhân của bạn về vị trí ứng tuyển. Ví dụ nếu bạn ứng tuyển vị trí teller (giao dịch viên), bạn có thể nêu cách hiểu về bản chất vị trí này: “Theo tôi thì vị trí giao dịch viên chính là bộ mặt của ngân hàng, là đại diện cho ngân hàng giao dịch, tiếp xúc với khách hàng. Giao dịch viên có chuyên nghiệp thì hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng mới tích cực, tốt đẹp.” Đây là một kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng mà bạn có thể vận dụng nếu ứng tuyển vào vị trí này.
Tìm hiểu thông tin để nắm rõ về vị trí bạn ứng tuyển
Câu hỏi tình huống
Khi phỏng vấn vào ngân hàng, bên cạnh những câu hỏi mang tính chất công thức, bạn sẽ được hỏi thêm về các câu hỏi tình huống. Đây chính là những câu hỏi nhà tuyển dụng kiểm tra khả năng ứng biến, xử lý vấn đề của ứng viên. Bài viết xin đưa ra một vài ví dụ về câu hỏi tình huống để bạn tham khảo:
Câu 1: Khách hàng đến nộp tiền vào tài khoản và trong quá trình kiểm đếm số tiền thì vị khách đó không theo dõi. Bạn phát hiện ra bị thiếu 1 tờ tiền so với số tiền khách hàng khai báo. Vị khách đó khăng khăng họ đã đếm rất kỹ và không có chuyện nhầm lẫn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trước hết, tôi cho rằng lỗi ở đây là do người giao dịch viên đã không thông báo và yêu cầu khách hàng cần nhìn vào máy kiểm đếm. Tôi sẽ hạn chế bản thân mắc phải lỗi này, tuy nhiên nếu như sự việc không may vẫn xảy ra. Khi đó, tôi sẽ xin lỗi khách vì trải nghiệm dịch vụ chưa tốt và mời khách vào phòng làm việc riêng để giải quyết, tránh ảnh hưởng tới khách hàng khác. Sau đó trích xuất camera ở quầy giao dịch cho khách xem, giải thích rằng có thể do trong quá trình khách đếm đã bị kẹp díp tiền hoặc trong quá trình mang tới đây đã xảy ra lỗi nào đó khiến khách bị sót tiền.
Những câu hỏi tình huống là những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng
Câu 2: Khách hàng đến mở tài khoản nhưng chứng minh thư của vị khách này có dấu hiệu bị bong tróc, bạn sẽ làm thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ bong hở tôi sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Nếu chứng minh thư của vị khách không có dấu hiệu bị chỉnh sửa hay là số bị nhòe mờ thì tôi sẽ giải quyết mở tài khoản cho khách. Nếu tình trạng bong hở nặng, số không còn rõ ràng tôi sẽ gợi ý khách sử dụng hộ chiếu theo quy định của ngân hàng chúng ta. Nếu khách không đồng ý và bản thân tôi còn nghi ngờ về tính xác thực của chứng minh thư, tôi sẽ mời cấp trên xuống xử lý để khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với lãnh đạo dù khả năng cao là họ không thể mở được tài khoản.
Câu 3: Có một khách hàng rút tiền ở ATM thì bị cây “nuốt” thẻ, họ đến phòng giao dịch và rút tiền bằng chứng minh thư. Tuy nhiên, chứng minh thư người này xuất trình ra là chứng minh mới được làm lại trong khi chứng minh thư mở tài khoản là chứng minh cũ. Về nguyên tắc, bạn không thể thực hiện giao dịch này, khách hàng rất tức giận vì tiền của họ mà họ lại không rút được, có phải ngân hàng định “ăn chặn” của họ không. Bạn sẽ giải quyết thế nào?
Trong trường hợp này, tôi sẽ nhỏ nhẹ để tránh làm khách hàng thêm tức giận. Tôi sẽ nhẹ nhàng yêu cầu khách xuất trình giấy điều chỉnh thông tin trên chứng minh thư do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tôi sẽ nói như sau: “Cháu rất xin lỗi bác về sự cố ở ATM. Hiện giờ, 2 bản chứng minh thư đang khác nhau, về nguyên tắc, chúng cháu không thể thực hiện giao dịch cho bác được. Bác làm ơn xuất trình giúp chúng cháu giấy chứng nhận thay đổi thông tin trên chứng minh thư do công an cấp. Như vậy thì chúng cháu có thể giải quyết giao dịch cho bác. Cháu rất tiếc vì trải nghiệm dịch vụ chưa tốt nhưng mong bác thông cảm vì điều này cũng là một phần trong chính sách bảo mật nhằm bảo vệ tài sản cho khách hàng.”
Bạn sẽ làm gì để xử lý những trường hợp “khó nhằn” này?
3. Một số kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc ngân hàng
Cần mang theo những gì?
- In sẵn CV và mang theo
- Mang theo báo cáo tài chính của ngân hàng nếu có
- Bản mô tả công việc
- Nước uống
- Bút và giấy hoặc sổ để ghi chép
Chú ý cách ăn mặc
Bạn đang ứng tuyển vào ngân hàng, một môi trường công sở điển hình. Vì vậy, hãy ăn mặc nghiêm túc và lịch sự. Bạn nên mặc sơ mi kiểu cách đơn giản kết hợp cùng quần âu hoặc chân váy dài ít nhất là cách đầu gối 5cm. Nam đi kèm giày tây, nữ đi giày cao gót khoảng 5-7 cm.
Ngành tài chính ngân hàng luôn là một cái tên đầy sức hút trên thị trường lao động. Nhu cầu tìm việc làm ngành ngân hàng tài chính cũng rất cao vì vậy tỷ lệ cạnh tranh cũng rất gay gắt. Hy vọng rằng bộ những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng chúng tôi đưa ra sẽ trở thành hành trang giúp bạn tiến gần hơn tới công việc
Link gốc: TOPCV
Ứng viên có nhu cầu nhận thông báo việc làm ngân hàng mới nhất có thể gửi hồ sơ, thông tin vị trí và khu vực bạn muốn ứng tuyển về mail tuyendung@ubgroup.vn hoặc điền thông tin Tại đây.
Ngành tài chính ngân hàng luôn là một cái tên đầy sức hút trên thị trường lao động. Nhu cầu tìm việc làm ngành ngân hàng tài chính cũng rất cao vì vậy tỷ lệ cạnh tranh cũng rất gay gắt. Hy vọng rằng bộ những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng chúng tôi đưa ra sẽ trở thành hành trang giúp bạn tiến gần hơn tới công việc
Link gốc: TOPCV
Ứng viên có nhu cầu nhận thông báo việc làm ngân hàng mới nhất có thể gửi hồ sơ, thông tin vị trí và khu vực bạn muốn ứng tuyển về mail tuyendung@ubgroup.vn hoặc điền thông tin Tại đây.
- Group Dành riêng cho Luyện thi Ngân hàng Nhà nước
- Fanpage: U&Bank | UB Academy
- Forum: Cộng đồng ngành Ngân hàng