Tranh chấp Tài sản đảm bảo

thanhdatbn2007

Verified Banker
Mọi người cho em hỏi 1 việc.
Hiện tại em đang làm tín dụng cá nhân tại ngân hàng. Trường hợp của em như sau ạ.
Tài sản đảm bảo là của người A rồi sang tên cho người B với mục đích để người B đi vay ngân hàng. Giữa người A và B có 1 thỏa thuận là tài sản này chỉ dùng để vay vốn ngân hàng. Người B mang tài sản đến ngân hàng vay vốn. Sau đó thì món vay đó quá hạn luôn. Khoảng vài tháng sau, người A đến ngân hàng em tự nhận mình là chủ tài sản và đòi ngân hàng trả sổ đỏ. Nếu không người A sẽ gọi công an xử lý.
Theo anh chị thì trường hợp này xử lý sao ạ? thanks all.
 
Theo mình thì trương hợp này bên B có dấu hiệu lừa đảo, các hợp đồng mua bán, sang tên đã được thực hiện, có công chứng thì sẽ có hiệu lực và bên A không còn quyền lợi gì trên tài sản này, trừ khi trên hợp đồng mua bán có quy định khác. Cam kết viết tay giữa A và B không có công chứng hay người làm chứng này khi ra tòa theo mình sẽ vô hiệu, thời điểm ký cam kết giữa A và B không xác định được trước hay sau khi có hợp đồng thế chấp, vì chỉ có 2 bên A và B làm cam kết. Nếu tòa tuyên cam kết trên có hiệu lực thì chẳng nhẽ sau này bất cứ tài sản nào thế chấp NH, mà Kh ko trả được nợ lại gọi một bên đến làm cam kết để ko thực hiện nghĩa vụ trả nợ với NH với NH
 
Khi tài sản bảo đảm được công nhận thì bên ngân hàng trong trường hợp này thường yêu cầu các bên tham gia phải ký kết giao dịch bảo đảm có công chứng k thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm khi bên đi vay, hay bên được bảo đảm để vay quá hạn hoặc mất khả năng trả nợ. Bên thứ ba khi đó có mà đòi bằng trời, mặc dù vẫn đứng tên là chủ sở hữu tài sản
 
Khi tài sản bảo đảm được công nhận thì bên ngân hàng trong trường hợp này thường yêu cầu các bên tham gia phải ký kết giao dịch bảo đảm có công chứng k thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm khi bên đi vay, hay bên được bảo đảm để vay quá hạn hoặc mất khả năng trả nợ. Bên thứ ba khi đó có mà đòi bằng trời, mặc dù vẫn đứng tên là chủ sở hữu tài sản
Bạn này nhầm sang TH đảm bảo bằng TS của bên thứ 3 rồi. Trên hồ sơ thì món vay này đang đảm bảo bằng TS chính chủ (vì bên A đã sang tên cho bên B rồi, ở đây có lẽ đã đổi cả tên trên sổ đỏ rồi) mà.
TH này : Tất cả các loại giấy tờ liên quan đến việc sang tên, chuyển nhượng TS ...đều yêu cầu phải công chứng, do đó giấy tờ mà ông A đưa ra không có ý nghĩa về mặt pháp lý gì cả --> ông A chả có quyền gì mà đòi kiện ngân hàng cả. Món này thì chủ thớt xác định KH tư cách không tốt, có dấu hiệu lừa đảo, cố gắng xử lý nợ càng nhanh càng tốt thôi, tuy nhiên, ông A không hợp tác (ông B chắc cũng thế) như này là đau đầu rồi :)
Còn về TH xử lý TS thế chấp của bên thứ 3: Theo đúng hồ sơ giấy tờ thì trong TH bên vay không có khả năng trả nợ, ngân hàng tiến hành xử lý TS thì bên thứ 3 phải hoàn toàn tuân thủ hợp đồng thế chấp mà đưa TS ra. Nhưng, thực tế thì không có đúng, ngoài TH bên thứ 3 cũng có nhập nhằng vay ké, vay hộ còn không hầu hết chả có bên thứ 3 nào tình nguyện giao TS cả, nhẹ thì NH phải đến dàn xếp đôi ba lần cả 3 bên để thống nhất PA xử lý, nặng thì kiện nhau ra tòa mới đòi được TS về mà xử lý (kiện thì xdinh 1,2 năm là chuyện bình thường luôn :D)
 
Riêng bất động sản thì mua bán giấy tờ trao tay, k công chứng thì ai dám cho vay hả bạn. Trong trường hợp sổ đỏ sang tên r mà vẫn còn tranh chấp thì cũng hủy hồ sơ luôn chứ đừng nghĩ là sơ mú được vài đồng nào của ngân hàng, tất nhiên cũng tùy từng ngân hàng, có bên chấp nhận rủi ro thì sau đó bên Tín dụng, Thẩm định hay Xử lý nợ có nước húp cháo vs uống trà đá mà đi đòi nợ xấu thôi
 
Nếu bạn khẳng định TS đã sang tên cho bên B (thay tên trên sổ đỏ hoặc đính kèm sửa đổi sau sổ đỏ). HĐTC của bạn lập không có sai sót gì, công chứng đầy đủ bên A không có quyền gì cả. Vì để sang tên; giữa bên A và bên B làm đầy đủ các thủ tục với VP đăng ký quyền sử dụng đất (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…)
Việc cần làm bây h là rà soát lại toàn bộ hồ sơ tài sản bảo đảm chuẩn bị ra tòa khi cần :D
 
Em xin trả lời là Tài sản này đã sang tên cho bên B để mang đi vay ngân hàng
Thỏa thuận của bên A và B là tài sản này chỉ dùng để đi vay ngân hàng nhưng không có người làm chứng, có họp đồng mua bán căn nhà, có hợp đồng mua bán công chứng.
Người A không có giấy tờ gì chứng minh ngoài bản cam kết giữa bên A và B là tài sản này chỉ dùng để vay vốn ngân hàng, không dùng vào mục đích gì khác.
Có hợp đồng mua bán có công chứng và đã sang tên cho bên B. thì tài sản đã thuộc quyền sở hữu của bên B. còn giấy tờ cam kết giữa 2 bên, tài sản chỉ dùng để vay vốn ngân hàng ( thi hiện tại Bên B đang vay ngân hàng là gì) và khi có xảy ra pháp lý, kiện tụng thì tài sản đó vẫn xử lý bình thường.
 
Nói thì thế thôi, ngân hàng nào dính vào trường hợp kiện tụng cũng phải né gấp vì khi phát mại gặp vấn đề gì thì ai dám mua, k thanh khoản được thì xem như mất trắng
 
Trường hợp này về nguyên tắc thì Ngân hàng không sai, có thể xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Tuy nhiên thực tế khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng, các tòa án đôi khi xử lý sẽ không hợp lý, đòi hỏi quyền lợi cho bên A nữa.
Ngân hàng mình đã phát sinh trường hợp liên quan đến sổ đỏ đã sang tên do thừa kế và được mang đi thế chấp NH, tuy nhiên sau đó khi xử lý thì bị vướng do thủ tục thừa kế có vấn đề. Đối với trường hợp này, cán bộ NH làm sao có thể thẩm định được nguồn gốc tài sản là như thế nào chứ.
 
Theo mình thì có 2 trường hợp:
1. Người cần vốn là bên A, nhưng A ko đủ tư cách pháp nhân để vay vốn nên đã nhờ B đứng tên vay hộ.
2. Người cần vốn là bên B, nhưng B ko có TSĐB nên đã nhờ A cho mượn TSĐB ( tất nhiên có thể tính phí, lãi). A ham lợi or chỗ thân quen gì đó đã sang tên sổ đỏ cho B nhưng kèm theo cái cam kết là chỉ được dùng để vay vốn NH. Sau đó không ngờ B làm ăn thua lỗ-> A sợ mất TS đến NH đòi.
Dù trường hợp nào thì có 2 điều rõ ràng:
- Giấy cam kết chuyển nhượng TSĐB mục đích vay vốn NH và B đã làm đúng tức là ko vi phạm điều này.
- Bên cạnh đó, chủ quyền hợp pháp của TSĐB là B nên A ko có quyền đòi NH trả TSĐB.
Còn cá nhân CBTD có tiếp tay trong chuyện này hay không khi làm rõ sẽ có mức xử phạt, nếu ko thì chẳng có gì phải lo cả nếu chứng từ pháp lý chuyển nhượng rõ ràng. :)
 
Back
Bên trên