Thường thì ở các thành phố lớn mới phát sinh nhiều nghiệp vụ này. Khi đó 1.Sẽ có kho bãi riêng của ngân hàng đó cho doanh nghiệp thuê, đương nhiên là bảo vệ của ngân hàng rồi, khi có sự cố, đương nhiên quy trách nhiệm đầu tiên là thằng quản lý kho bãi.
2. Khách hàng "cầm cố hoặc thế chấp" lô hàng, thì ngân hàng phải có bảo vệ của ngân hàng, chịu trách nhiệm cái lô hàng mình đang bảo vệ chứ. Không lẽ những mặt hàng cồng kềnh, cần xe chở đi, thì xe chạy vào kho, không lẽ Bảo vệ không biết.
Nhưng 2 điều mình nói trên, có lẽ là sử dụng khi doanh nghiệp phát sinh nợ xấu. Khi doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ. Ngân hàng buộc phải sử dụng biện pháp bảo vệ tài sản cơ bản được coi là của ngân hàng (chưa phát mãi, chưa thanh lý mà).
Còn trường hợp bạn nêu, theo mình nghĩ là doanh nghiệp hoạt động bình thường, Bảo vệ của ngân hàng vào chỉ hỗ trợ và theo dõi thôi (coi trên phương án kinh doanh, hợp đồng cầm cố số lượng trên giấy và thực tế thế nào). Còn công việc chính vẫn là của Thủ Kho, Bảo vệ của doanh nghiệp đó. Khi có mất mát, thì người chịu trách nhiệm là doanh nghiệp. Mắc mớ gì bảo vệ ngân hàng ở đây. (Có lẽ cái này là chính xác nhất).