Topic tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn vào BIDV

Mạn phép lập topic này vì ngày biết điểm đã cận kề, ai tự tin vào vòng trong hoặc ai đã có kinh nghiệm pv vào BIDV thì chia sẻ cho mọi người nữa. Tự tin để ôn tập trước sẽ có kết quả tốt. Mặc dù m tự tin nhưng kết quả chưa chắc đã như mong muốn nhưng vẫn muốn lập topic này, các bạn đừng ném gạch nha:">
Không chuẩn bị có nghĩa là bạn chuẩn bị cho sự thất bại!!!
 
Cứ xác định như VN đi dự Olympic năm nay thôi, "cọ xát, học hỏi là chính". Đọc list câu hỏi bạn ở trên post mà buồn cười ghê, đường Trường Sơn xây dựng năm nào, tên ban đầu là gì?=)) thực ra thì mình biết câu này, nhưng buồn cười là vì nhân viên ứng tuyển NH chứ có phải ứng tuyển vào...Vinaconex đâu mà hỏi xây dựng năm nào=)) may là ko hỏi "ai là kiến trúc sư, chủ đầu tư là đơn vị nào" đấy:))
Thì nó bao la bát ngát là ở chỗ đấy mà, gặp mấy câu đấy chắc đỡ bằng niềm tin:-??
 
Đi thi bằng niềm tin, chủ yếu học hỏi kinh nghiệm pv ở 1 NH lớn là như thế nào,thật phiêu quá đi mất nhưng tư nhủ vẫnsẽ cố gắng hết sức. Các mem cũng cố lên nha!
 
Hôm nay mình vừa nhận được tin báo từ ngân hàng, điểm nghiệp vụ đựơc 72, tiếng anh được 48. Nghĩ đến việc thứ 7 đi phỏng vấn đã thấy hồi hộp rùi. Bạn nào có kinh nghiệm phỏng vấn BIDV thì chia sẻ cho mình với nhé! thank you very much!
 
bạn nên thử đến gặp chú đó đi, sẽ hỏi được nhiều điều đấy. Hơn nữa cũng nên thực dụng bạn ạ, xã hội giờ đã loạn rồi, mình ko loạn theo thì mình bị đào thải, mãi là kẻ thất bại thui
 
Hôm nay mình vừa nhận được tin báo từ ngân hàng, điểm nghiệp vụ đựơc 72, tiếng anh được 48. Nghĩ đến việc thứ 7 đi phỏng vấn đã thấy hồi hộp rùi. Bạn nào có kinh nghiệm phỏng vấn BIDV thì chia sẻ cho mình với nhé! thank you very much!

wow, điểm bạn cao thế chắc chắn đỗ rồi!
 
Tớ nghĩ không phải CN nào cũng như thế, số lượng gửi gắm cũng chỉ có hạn mà thôi. Ngân hàng vẫn cần rất nhiều người có tài năng thật sự để làm việc chứ. Cố lên các bạn nhé, đừng nản lòng!
 
cái này mình sưu tầm được trên mạng nè, chia sẽ để mọi người cũng cố gắng nào. Ý nghĩa của những câu hỏi trong phỏng vấn?
1.Câu hỏi: Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?

Rất nhiều ứng viên trả lời câu hỏi này trong sự mơ hồ rằng vì đây là công việc đã tìm kiếm lâu nay, vì công việc này sẽ phát huy hết được khả năng, kinh nghiệm bản thân, vì lòng ngưỡng mộ với công ty…Tuy nhiên nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn những thông tin trên.



Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn biết được những gì từ công ty này và tại sao bạn lại hy vọng được làm việc ở đây chứ không phải những công ty khác trong cùng lĩnh vực?”. Chính vì thế khi trả lời những câu hỏi này hãy tập trung làm rõ những ý trên. Bạn có thể nhấn mạnh, chẳng hạn, bạn rất quan tâm đến những nghiên cứu mới của cơ quan, sự sát nhập hoặc những chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội gần đây của công ty…Những thông tin chi tiết như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn tìm hiểu khá kỹ về công ty của họ, bạn quan tâm đến vị trí này không chỉ vì thu nhập. Họ sẽ đánh giá rất cao về tính nghiêm túc của bạn trong cơ hội nghề nghiệp này.

2. Câu hỏi: Thế mạnh của bạn là gì?

Câu trả lời thường là: Tôi có thể làm việc ăn ý với những đồng nghiệp khác, tôi nhiệt tình, tôi có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc…Những câu trả lời chung chung như vậy thường ít đem đến sự khác biệt của bạn với những ứng viên khác.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: "Làm thế nào bạn có thể biến thế mạnh của mình thành lợi nhuận của công ty?”. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ phát huy những thế mạnh của mình như thế nào trong công việc sắp tới, những thế mạnh này có phù hợp với yêu cầu công việc không. Hãy tập trung làm rõ những thế mạnh của bạn có thể đáp ứng như cầu cụ thể của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn: Kinh nghiệm của bạn có thể phát huy trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng, bạn có thể sáng tạo những ý tưởng mới và lãnh đạo một nhóm làm việc triển khai những ý tưởng này.

3. Câu hỏi: Đâu là điểm yếu của bạn?

Các ứng viên thường cố gắng liệt kê ra những điểm yếu của mình tương tự như kể ra những điểm mạnh cho dù là thành thật hay không thành thật như: “Tôi là một người quá cầu toàn” hoặc “Tôi là người không thể nói không khi có người yêu cầu giúp đỡ”…Những câu trả lời kiểu này gần như là được “đóng hộp” như nhau. Nhà tuyển dụng đã “chán ngấy” những câu trả lời giống nhau như thế và họ có cảm giác rằng bạn đang lẩn tránh những điểm yếu thực sự của mình.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Tôi muốn biết mức độ trung thực và tự đánh giá bản thân của bạn” và “Làm thế nào bạn giải quyết thành công những thách thức trong công việc của mình?”, “Bạn đã khắc phục những điểm yếu của mình như thế nào trong những công việc đã qua?”. Tất cả mọi người đều có điểm yếu, nhưng không phải tất cả mọi người đều dám thừa nhận nó. Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên biết nhận ra những điểm yếu của mình và từng bước khắc phục, vượt qua những điểm yếu ấy. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng làm được cả hai điều đó. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng biết bạn thường không tự tin nói trước đám đông. Và giải pháp của bạn là: trình bày ý tưởng dự án của mình trước đồng nghiệp, sau đó là tập thế lãnh đạo công ty trước khi trình bày trước một tập thể rộng lớn hơn. Khẳng định với nhà tuyển dụng rằng dần dần những điểm yếu này đã được khắc phục.

4. Câu hỏi: “Bạn muốn làm việc độc lập hay làm việc theo một nhóm?”

Đây là một trong những câu hỏi khó trả lời, vì hiếm có ứng viên nào dám mạnh dạn đề xuất mình làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm khi “chân ướt chân ráo” bước vào công ty.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn có định hướng gì cho công việc sắp tới của mình không”, “Bạn có thể kể lại một kinh nghiệm đã từng làm việc với một hoặc một nhóm đồng nghiệp để giải quyết một khó khăn, thách thức nào đó trong công việc không?” Với câu hỏi trên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một ứng viên biết phải làm thế nào để công việc đạt kết quả cao nhất. Họ sẽ không phải mất thời gian để giải thích, hướng dẫn cho nhân viên của mình từng bước đi, ứng viên đó có thể tự chủ và đề xuất ra những giải pháp của riêng mình.

Biết được mục đích thực sự của nhà tuyển dụng đằng sau những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản và quen thuộc là một lợi thế. Bằng việc cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin thực sự họ muốn biết, đồng thời tạo ra sự khác biệt so với những ứng viên khác là một cách tạo ấn tượng hiệu quả với nhà tuyển dụng và là cách nâng cao khả năng được tuyển dụng của bạn.

Lan Tường

Theo Careerbuilder
Nguồn : http://www.tin247.com
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,483
Thành viên mới nhất
mokatamtamcz
Back
Bên trên