Tổng hợp kinh nghiệm thi tuyển và phỏng vấn vào MobiFone



Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.

Quy trình tuyển dụng như sau:

Vòng 1: là vòng lọc hồ sơ, hồ sơ nào đạt yêu cầu thì vô vòng 2 thi viết.

Vòng 2: thi viết, cấu trúc đề thi gồm gồm 3 phần:

-Chuyên ngành (90 phút): kiến thức thì vô tận, từ IP, core, cisco, viba số, thông tin quan, GSM,… nói chung là không tóm gọn ở phần nào cả. Cái này thì tuỳ kiến thức tích lũy của từng người. Chuyên ngành hệ số 2, điểm dưới 5 sẽ coi như liệt nhé (chưa nhân hệ số). Sẽ có phần trắc nghiệm networking, bài tập tính toán dung lượng, BTS; 1 câu chung về cấu trúc GSM, 1 câu về chuyển nội vùng, 1 câu so sánh lợi thế giữa VMS với Viettel
-Anh văn: trình độ B trở xuống thôi, hệ số 1, điểm dưới 4 coi như die
-Tin học: tin học văn phòng (Word, excel, Access, Powerpoint, Windows) hệ số 1, không bị điểm liệt nếu trên 4đ
Điểm vòng 2 sẽ lấy từ cao xuống thấp, và thỏa mãn ko môn nào bị liệt

Vòng 3: Hội đồng tuyển dụng gồm Ban giám đốc sẽ hỏi chuyện.



Một vài kinh nghiệm chung khi đi phỏng vấn:

Về kiến thức thì nói chung nó cũng nằm trong đầu mình rồi, có nhồi nhét trước ngày phỏng vấn chắc cũng không được bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu bạn dành khoảng 1 tiếng ngồi xem lại về công ty mình sẽ phỏng vấn, họ đang tìm vị trí nào, đồng thời xem lại quá trình học, làm việc của mình để chọn ra những điểm mạnh, tương ứng cho vị trí họ tuyển thì rất tốt. Việc xem lại CV cũng cần thiết để tránh nói sai với những gì đã ghi trong CV.

Hôm thi tuyển nên đến sớm 5, 10 phút thôi, đến sớm quá lại sốt ruột (nếu chưa biết đường thì có thể tìm trước để tránh đến muộn). Ăn mặc lịch sự, nói năng từ tốn, đừng nói nhanh cũng đừng nói nhiều. Vừa nói, vừa quan sát thái độ người nghe, nếu thấy họ quan tâm điểm gì thì nhấn mạnh, họ không quan tâm thì lướt nhanh.

Chuẩn bị trước cách trả lời cho một vài câu hỏi cổ điển (bên cạnh các câu hỏi về chuyên môn) như:

- Tại sao bạn muốn trở thành 1 kỹ sư viễn thông?
- Tại sao bạn lại thi tuyển vào công ty tôi?
- Tại sao bạn nghĩ bạn thích hợp cho công ty tôi, cho công việc này?
- Tại sao tôi nên chọn bạn mà không chọn người khác?
- Nêu 3 điểm mạnh của bạn. (nên chọn các điểm mạnh có ảnh hưởng tích cực đến việc bạn đang xin)
- Nêu 3 điểm yếu của bạn (Gợi ý trả lời câu này: nói điểm mạnh thì dễ chứ nói điểm yếu thì không dễ tí nào. Vì vậy người ta khuyên là khi nói điểm yếu thì bao giờ cũng nên kết thúc bằng 1 vế “nhưng” một cách tích cực. Vì dụ: “tiếng Anh của tôi không tốt lắm nhưng tôi đang cố gắng để nâng cao”, hay “là người châu Á nên tính tôi nhút nhát nhưng trong thời gian sống ở đây tôi đã cố gằng hoà nhập” …. Nên chọn cái điểm yếu nào không ảnh hưởng nhiều đến công việc bạn đang xin)
- Bạn sẽ (mong muốn/dự định) làm gì trong 3, 5 hay 10 năm tới?
- Điều gì quan trọng với bạn khi chọn một công việc.
Cũng nên chủ động chuẩn bị cho mình vài ba câu hỏi để chủ động hỏi lại họ, vừa tỏ ra là quan tâm đến công việc, vừa kéo giãn không khí của buổi phỏng vấn, chuyển thế “phản công”. Ví dụ như:
- Tình hình phát triển công ty (hay nhóm làm việc) trong thời gian tới?
- Cách đánh giá hiệu quả làm việc của một nhân viên?
- Chính sách lương bổng, đãi ngộ, thăng tiến trong công việc?
- Công ty mong đợi gì ở tôi? (thế nào là một thí sinh lý tưởng cho công việc này?)
- Các câu hỏi khác liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang xin
(cũng không nên hỏi các câu linh tinh quá, qua việc đặt câu hỏi, người tuyển dụng cũng đánh giá bạn được nhiều)
Nói chung là nên trung thực, biết gì thì nói, không nên nói khoác. Tuy nhiên cũng nên tỏ ra tự tin, linh động, biến hoá, sáng tạo và chuyên nghiệp. Luôn đặt mình vào vị trí của người tuyển dụng để trả lời (nghĩ xem họ muốn gì, cần gì?), cố gắng cho họ thấy là mình có thể mang lại nhiều lợi ích cho họ thay vì chỉ đơn thuần thể hiện mình là người giỏi cái này, cái nọ.

Một số đề thi tuyển vào MobiFone 2012 các bạn có thể tham khảo

*Đề thi Mobifone KV I

Chuyên ngành
1. Một vùng dân cư diện tích 20Km2, dung lượng 164E. Mỗi BTS phủ sóng dt 4Km2. Hỏi cần bn BTS để phủ sóng khu vực trên và BTS cấu hình như thế nào. Biết BTS có số sóng mang mỗi cell như nhau và mối cell sử dụng 2 Time slot cho báo hiệu điều khiển
2. Nêu cấu trúc GSM?
3. Trong chuyển vùng trong nước Mobi có lợi thế hơn so với Viettel. Hãy cho biết chuyển vùng trong nước là gì? Khi thực hiện chuyển vùng trong nước thuê bao MobiGold có thể gọi đến các số sau không tại sao: 1080, 113, 18001090, 18001091, 9756, ***x.

Gợi ý trả lời:

Câu 1 : S= 20km2 ; Dung lượng cả vùng = 164 E ; S (bts) = 4km2. Số lượng BTS = ? , cấu hình BTS
a/ Số trạm BTS = S/ S ( bts) = 20/4 = 5 site
b/ Lưu lượng trên site = 164 E / 5 = 32.8 E
–> Lưu lượng trên Cell = 32.8E/3 = 10.933E
Dựa vào bảng Erlang B ta chỉ có thể chọn 1 Cell có 2f với n (TCH) = 14 TCH/cell ( sử dụng loại combined BCCH + SDCCH ).–> dung lượng 1 cell chọn là 11.473E –> số Cell cần là = 164E / 11.473 E = 14.3 Cell –> 15 cell 5site 15 cell –> cấu hình trạm BTS là 2/2/2
Câu 2 : CBT GSM, hoặc sách về di động GSM
Câu 3 : Chuyển vùng trong nước Mobi có lợi thế hơn viettel vì bắt tay với Vinaphone. Chuyển vùng trong nước là chuyển vùng sử dụng giữa các nhà mạng, ví dụ khi thuê bao Mobi mất sóng sẽ được chuyển sang sử dụng mạng Vina và ngược lại . ”
Từ ngày 15/7/2009, các thuê bao trả trước của hai mạng Vinaphone và Mobifone được hỗ trợ chuyển vùng GSM trong nước đối với các loại hình dịch vụ: thoại, nhắn tin ngắn SMS, nạp tiền vào tài khoản.
Dịch vụ chuyển vùng GSM trong nước đối với các thuê bao trả trước được áp dụng tại tất cả các tỉnh, thành phố trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (tại Hà Nội dịch vụ chuyển vùng GSM trong nước đối với các thuê bao trả trước được sử dụng tại cùng khu vực có sử dụng dịch vụ chuyển vùng đối với các thuê bao trả sau). ”
Khi thuê bao Mobi chuyển vùng sang Vinaphone thì theo mình gọi được hoàn toàn đến các dịch vụ của Vinaphone như 1080 1088 1089

-=================================-​
* KV I thi đợt khác

Chuyên ngành gồm có 4 câu tự luận, mình chỉ nhớ mang máng viết ra cho bạn tham khảo nhé:
Câu 1. Nêu bản chất kỹ thuật của hệ thông thông tin di động GSM.
Câu 2. Nêu chất lượng phủ sóng thông tin di động thì phải.
Câu 3. Phân tích khả năng cạnh tranh của Mobifone hiện nay.
Câu 4. Nêu các đặc điểm kỹ thuật của công nghệ 3 G.
Với một đề chuyên ngành như thế này thì chăng biết viết thế nào là đủ, thế nào là trình bày một cách khoa học. Ai đi thi thì cũng sẽ bảo là làm được nhưng kết quả thì chẳng biết thế nào. Tỷ lệ được lọt vào vòng trong thì cũng chảng biết ra sao, anh em thi tuyển đợt này lại được dịp đoán già đoán non…
Còn bài tiếng anh thì mình không nhớ rõ lắm cụ thể như thế nào, nhưng nội dung của nó kiểu như thế này:
Câu 1: Chọn từ thích hợp vào trỗ trống để hoàn thành một câu hoàn chỉnh (có 10 câu nhỏ)
Câu 2: Dạng bài như một đoạn Reading Comprehension nhưng nọi dung thì gần gũi hơn nhiều, hình như là về internet thì phải.
Câu 3: Dịch một đoạn văn sang tiếng việt. Nói đoạn văn thì hơi quá, thực ra đoạn văn chỉ có 4 câu thoai.
Câu 4: Kiểu như là viết essay ấy. Đề bài như thế này: Mobile phone sometime troubles with life of people. Do you agree with saying. What is Your opinion ?

-=================================-​
* Đề thi Mobifone KV III

1. Trình bày khái niệm về báo hiệu kênh chung (CCS) và báo hiệu kênh kết hợp (CAS). Cho VD. Vẽ sơ đồ mô hình báo hiệu SS7 theo OSI.
2. Trình bày khái niệm và nguyên lý làm việc của bộ ghép kênh TDM và FDM.
3. Trình bày khái niệm, đặc tính và ưu, nhược điểm của kỹ thuật chuyển mạch ATM.
4. Tại răng phải điều khiển công suất trong WCDMA? Có mấy loại điều khiển công suất?
5. Sóng điện từ là gì? Các đặc tính của sóng điện từ? Các loại phân cực sóng điện từ?
* Tiếng Anh: 10 câu trắc nghiệm, 1 câu đọc hiểu, 1 câu dịch sang tiếng Việt, 1 câu viết đoạn văn (“Self-confidence is an important factor of a success at work”- agree or disagree?)
* Tin học: 20 câu trắc nghiệm về Word và Excel (Không nhớ được đề) và 2 câu tự luận như sau:
Câu 1: (Cấu trúc máy tính)
a/ Nêu và mô tả chức năng của các thành phần cơ bản trong chiếc máy tính cá nhân.
b/ Nếu bật máy mà không nhận được bất kỳ một tín hiệu nào trên màn hình thì anh (chị) hãy nêu các bước kiểm tra trước khi gọi cho nhân viên kỹ thuật xử lý.
Câu 2: (Mạng máy tính)
a/ Mạng LAN và mạng WAN khác nhau như thế nào?
b/ Nếu không truy cập được vào địa chỉ của máy chủ hay một máy tính trong mạng thì có những tình huống nào xảy ra?
-=================================-​
** Đề thi Mobifone KV V

1. Nêu các biện pháp đảm bảo dung lượng và tăng diện tích phủ sóng của Hệ thống thông tin di động GSM
2. Nêu các giai đoạn GSM->3G (WCDMA)
3. Bản chất của thông tin di động GSM
4. Cho cấu hình BTS 2+1+2. Biết số cuộc gọi trong h cao điểm gấp 1,5 h bình thường, thời gian giữ cuộc gọi trung bình là 120s. Biết 14TCH với GoS=5% là x, 7TCH với GoS=5% là y. Tính số MS mà BTS có thể phục vụ

Gợi ý trả lời:

Câu 1 : Các biện pháp đảm bảo dung lượng và diện tích phủ sóng GSM. Để trả lời câu này cần có kiến thức về Cell planning và Network Optimization.
1. Để đảm bảo dung lượng phục vụ đủ cho nhu cầu , và diện tích phủ sóng thì phải đo kiểm bằng các thiết bị đo kiểm các chỉ số KPI xem đạt chuẩn chưa, nếu chỉ số nào không thõa mãn thì phải có hiệu chỉnh bằng cách tái thiết kế mạng tại khu vực đó ví dụ tăng kênh tần số, chia nhỏ vùng phủ sử dụng các Picocell, micro cell bổ sung. Đảm bảo diện tích phủ sóng thì chả có cách nào khác là phải dùng các phần mềm phụ trợ như TEMS, Mapinfo, OSS hỗ trợ để giám sát hoạt động mạng cũng như map được trên bản đồ địa lý sơ đồ mạng lưới vùng đã phủ sóng vùng chưa phủ sóng, ngoài ra kết hợp các phép đo kiểm thực tế để đo các chỉ số như Rxlev, C/I, Rxqual.3 chỉ số đánh giá mức cường độ tín hiệu thu, nhiễu đồng kênh, Mức chất lượng tín hiệu ( dựa vào BER ).
Câu 2 : GSM –> GPRS –> EDGE –> WCDMA
Tóm tắt GPRS : http://vi.wikipedia.org/wiki/GPRS (Một số thay đổi cơ bản như thêm các thành phần mạng SGSN, GGSN phục vụ cho kênh truyền dữ liệu gói , kết hợ p nhiều time slot trong GSM để truyền số liệu , bản tin khởi tạo phiên gói PDP, vẫn sử dụng GMSK…..)
Tóm tắt EDGE : http://vi.wikipedia.org/wiki/Enhanced_D … _Evolution ( Một số thay đổi cơ bản : tốc độ tăng cao do sử dụng điều chế 8PSK ….. )
Tóm tắt WCDMA : hệ thống trải phổ đa truy nhập thế hệ thứ 3 ( Một số đặc điểm : kế thừa SGSN và GGSN từ GPRS, băng thông 5M, tốc độ down 2M, up 384k, hệ số tài sử dụng tần số là 1 , chuyền giao mềm …., băng tần 1920-1980 2110 2170 ( vietnam )

-=================================-​
Đề thi VMS KV5 tháng 12/2012

C1: Dung lượng trạm thu phát di động phụ thuộc vào: a: CS trạm, b: Vùng phủ sóng c: Erlang của trạm
C2: người dùng muốn tránh nghẽn mạng hãy: a: gọi điện nơi trung tâm, b: gọi tại vùng quê, c: nhắn tin
C3: Phân tích khả năng cạnh tranh của MBF
C4: Điều khiển tải của ttdđ 3G
-=================================-​
Phỏng vấn KV V (6/8/2012) cũng không hỏi về chuyên ngành nhiều. Hỏi có 2 câu chuyên ngành:
1. Ở các vùng trũng hay xảy ra ngập lut thì làm gì để đảm bảo thông tin thông suốt.
2. Nếu 1 trạm có sự cố vào 2h đêm thì bạn hãy đưa ra phương án để đến đó khắc phục sự cố đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng.
Và ngồi nói chuyện Eng một lúc nữa. Những câu hỏi như:
1. Trình độ Eng như thế nào?
2. Bạn học Eng từ bao giờ?
3. Blog bạn hay truy nhập là gì?
4. Bạn có thường xuyên truy nhập inter không?
5. Bạn có thường xuyên truy cập các diễn đàn không? Vào đó tìm thông tin gì? Các diễn đàn nói gì về Mobi?
6. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở Mobi?
7. Mức lương bạn muốn?
8. Bạn học trường nào? Học Eng ở đâu.
-=================================-​
Đề thi ĐTVT Mobifone KV2 – tháng 6/2013: Đầu tiên thi chuyên ngành DT-VT 60 câu/75 phút: khoảng 20 câu về Database SQL, tầm 10 câu về Linux và 5 câu về Oracle. 3 hay 4 câu về IN (intelligent network). Chỗ còn lại chúng ta có mặt về viễn thông (GSM, WCDMA) cái này mình biết – mấy câu cũng cơ bản thôi. Tầm 20p thì tập tô xong, ngồi chơi 45p không nộp bài vì ra ngoài sợ nắng :v - Tiếng Anh trình độ B 45c/45p: 20 câu chọn phương án đúng (điền từ), 25 câu dải ra trên khoảng 8 hay 9 bài đọc mình cũng chẳng nhớ. Nói chung là thí sinh cắm mặt vào mà làm, ngâm cứu là chết. Không khó nhưng dài vật.
- Cuối cùng là tin học văn phòng 40c/45p: thi word, excel, power point trên giấy. Cái này ai chịu khó làm thì nhớ, ai làm không nhớ phím tắt với từ tiếng anh hoặc ít làm thì tạch. Cơ bản, nhiều người ra sớm.
Đề thi CNTT Mobifone KV2 – tháng 6/2013: Đề CNTT gồm 2 phần: trắc nghiệm 40 câu + phần tự luận
trắc nghiệm chủ yếu hỏi về lập trình web + kiến thức cơ bản về mạng. Tự luận thì hỏi về lý thuyết cơ sở dữ liệu (dạng chuẩn & phụ thuộc hàm).
Tiếng anh thì gần giống Toeic, nhưng nhỏ gọn hơn. Tự luận chuyên ngành:
Câu 1: Viết tên tiếng anh đầy đủ của ADSL, HDSL, SHDSL.
Cho biết tốc độ và băng tần sử dụng của ADSL, ADSL+, ADSL++ Câu 2:
Cấu hình topo mạng cho các router giả sử các router có hỗ trợ MPLS. Cho 6 router từ R1–> R6, giả sử có hai gói tin A và D đi theo hai hướng Hướng 1: gói D đi từ R6, R4, R1
Hướng 2: gói A R5, R4, R3, R2,R1
Bảng định tuyến có dạng In label out labe Dest true interface Câu 3:
Cho trạm BTS có 4 cell, dùng 60 kênh tần số, bán kính cell 1Km, dung lượng thoại cho 1 thuê bao 0.029erlangs, GOs = 0.05
a. Tính số thuê bao trạm có thể phục vụ trên 1Km2
b. Tính xác suất thuê bao trễ phải đợi hơn 10s.
c. Tính xác suất thuê bao trễ hơn 10s. Gợi ý: Xác suất thuê bao trễ phải đợi sau t s là:
Pr(> ts) = e^-(((N-A)*t)/H)
N: số kênh lưu lượng
A: Dung lượng
t thời gian trễ
H: Thời gian giữ cuộc gọi trung bình.
-=================================-​
Đề thi Điện tử – Viễn thông hôm 13-9-2013

Giả thuyết một thuê bao UMTS sử dụng dịch vụ có tốc độ 480 kbps. Hãy thực hiện các nội dung:
a. Độ dài từ mã trực giao sử dụng để trải phổ tín hiệu là bao nhiêu?
b. Độ tăng xử lý PG (Processing Gain) là bao nhiêu db?
c. Tỷ số sóng mang trên nhiễu CIR cần thiết để có thể khôi phục được tín hiệu khi SNR yêu cầu là 3 db.
d. Nhận xét về chất lượng dịch vụ khi giảm tốc độ từ 480 kbps xuống 128 kbps khi CIR không đổi?
Tổng hợp: GBLG
 
Em chuẩn bị đi pv chuyên viên kinh doanh khu vực 1 ngày 14 or 15/12. Ai có kinh nghiệm gì chia sẻ cho em với ạ :)

Sent from my SM-G531H using U&Bank Mobile app
 
sr. Mình cũng ko rành lắm.

Anh/Chị cho em hỏi xíu ạ, em chuẩn bị tham gia phần thi viết Chuyên viên Luật Ban kiến trúc bên KV2 nè. Anh/Chị có thể chia sẻ với em về yêu cầu công việc được không ạ, hiện giờ em cũng chưa biết nên ôn phần chuyên môn như thế nào vì chưa hình dung được yêu cầu công việc.
Với lại phần tin học sẽ thi tin học theo office 2003 hay office 2007 vậy ạ?
Em cám ơn nhiều lắm.
 
Các bạn trẻ thi vào mobifone nên cân nhắc vì thi vào Mobifone rất mất thời gian và cơ hội. Nói thật nếu các bạn không có quan hệ COCC thì thi vào được cũng không có cơ hội phát triển đâu. Chuyên viên kinh doanh thì về các quận huyện đi bán sim, thẻ cào, bán hàng trực tiếp, phải bỏ tiền ôm hàng. Nếu không quan hệ thì có khi đi các huyện rất xa. Nếu ở Hà Nội thì có thể Mê Linh, Sóc Sơn, Hoài Đức. Đan Phượng, Ba Vì..... Thông thường sẽ không nói rõ khi tuyển dụng đâu. Sau 2 tháng thử việc lúc phân việc mới ngã ngửa ra. Công việc rất chân tay như là hằng ngày đến các điểm bán dán poster quảng cáo mới, thay cái cũ. Hỏi xem họ có lấy hàng không. Lúc rảnh thì ngồi kick sim trả trước, chiều thì tổ chức bán hàng trực tiếp tại các khu đông dân cư. Đó công việc của "chuyên viên kinh doanh" cho các bạn nào tò mò sẽ làm gì
 
Cho em hỏi, mình đậu vòng 3 phỏng vấn rồi là chắc đậu ch ạ. Tại nghe ns chờ khám sk nr
 
Back
Bên trên