Thủ tục thế chấp Tài sản của bên thứ 3 như thế này liệu đúng k ????

manhtien0712

Verified Banker
Vợ chồng ông A muốn vay vốn NH nhưng tài sản đảm bảo là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà B (bà B là mẹ ruột của ông A). Vợ chồng ông A và bà B là 2 hộ gia đình riêng biệt.
Thửa đất thế chấp đứng tên "bà B" là chủ sử dụng được UBND huyện cấp năm 1991. Bà B ly dị chồng năm 1996. Đến năm 2006 bà B lấy ông C (là cha dượng của ông A hiện nay). Trong bản trích lục của TAND thì bố đẻ của ông A đồng ý để bà B sở hữu toàn bộ tài sản và nuôi ông A ( đảm bảo không có tranh chấp về tài sản sau này).
Hỏi: trong hợp đồng thế chấp để ông C (cha dượng của ông A) được đứng tên và ký vào bên thế chấp cùng với bà B có sai sót không?

p/s: quan điểm của mình là ông C sẽ ko có tên trong HĐTC và cũng ko liên quan j đến việc vay vốn này cả. Tuy nhiên sếp mình thì cứ khẳng định là ông C phải có tên và phải ký @@. Các banker vào cho mình ý kiến với. Thanks all.
 
Cảm ơn tất cả các bạn đã có ý kiến góp ý. Mình đã thông qua ý kiến của 1 số cán bộ có kinh nghiệm thì vẫn phải có giấy cam đoan có xác nhận chính quyền địa phương của ông bố dượng là không liên quan j đến tài sản thế chấp này , khi đi công chứng có kèm theo giấy đăng ký kết hôn mới và trích lục bản ản ly hôn của tòa án, đồng thời HĐTC sẽ vẫn cho ông bố dượng ký để có nghĩa vụ cùng trả nợ nếu 2 vợ chồng người con không trả được nợ :).

- - - Updated - - -

trường hợp này khi kí HĐTC thì ông C không được ký ( Vì tài sản này hình thành trước hôn nhân ). Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho ngân hàng thì ông C sẽ phải ký trên HĐTD và cam kết cùng trả nợ với bà B.

trên hợp đồng tín dụng thì chỉ có người vay và ngân hàng ký bạn ạ. người thế chấp thì không liên quan gì đến ký kết trên HĐTD mà họ chỉ liên quan đến HĐTC thôi :)
 
Đây là tài sản riêng của B rồi.

Nhưng do Sếp bạn sợ, sau này có chuyện gì, thì còn có thể "lôi đầu" ông C vào chịu trận, nên muốn ông C đồng đứng bảo lãnh đó thôi!

Nên mình sẽ phân biệt 2 mục đích rõ ràng trên hồ sơ là ok. Mình làm 1 giấy cam kết cho ông C và B kí cam kết với ngân hàng là được!
 
Đất: thuộc quyền sử dụng của bà B
Tài sản trên đất: Có thể sau năm 2006 hoặc là tương lai, bà B và ông C xây nhà hoặc sửa chữa trên miếng đất đó thì quyền sở hữu là của ông C và bà B.
Mặc dù, trên HĐTC có thể có điều khoản tài sản hình thành trên đất đương nhiên cũng thuộc là tài sản thế chấp. Tuy nhiên nếu ông C chứng minh được nhà được hình thành từ một phần tiền của ông C thì bạn có dám đập nhà của ông C khixử lý tài sản không ?

Nói chung để tránh rắc rối pháp lý khi ông C và bà B cơm không lành canh không ngọt thì nên cho ông C ký HĐTC
 
Theo quan điểm của mình để tránh tình trạng khiếu kiện và thiệt hại cho Ngân hàng thì nên để ông C ký thêm vào! Có rất nhiều trường hợp tài sản hình thành trước hôn nhân nhưng sau đó 2 bên thống nhất thỏa thuận ra nhập khối tài sản chung qua công chứng theo Nghị định 70 và không xuất trình khi thế chấp! Còn rất nhiều tình huống khác, như vậy có phải Ngân hàng đã tự đặt mình vào thế khó và vào các tình huống có thể vô hiệu ko! Luật Việt Nam ko chỉ đơn thuần là luật :D Tôi ủng hộ quan điểm của sếp bạn! Trường hợp mọi người ký thỏa thuận ngoài hợp đồng cũng ko thể chặt chẽ bằng việc nó được phản ánh ngay trong chính hợp đồng đó!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Nếu đã có cơ sở là tài sản riêng của bà B rùi và tài sản hình thành trước hôn nhân thì cũng chả cần ông C ký. Tuy nhiên nếu có thể để ông C ký được thì càng tốt chứ sao. Cẩn tắc vô áy náy mà, hơn nữa nếu mình làm theo ý sếp mà công chứng ko đồng ý thì lúc đấy sếp càng phục mình chứ sao!;))
 
Đây là tài sản hình thành trước hôn nhân, do đó để tránh đêm dài lắm mộng bạn phải yêu cầu C làm cam kết là tài sản riêng của B và không có tranh chấp gì nếu có phát sinh.
 
Back
Bên trên