Thủ tục thế chấp Tài sản của bên thứ 3 như thế này liệu đúng k ????

manhtien0712

Verified Banker
Vợ chồng ông A muốn vay vốn NH nhưng tài sản đảm bảo là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà B (bà B là mẹ ruột của ông A). Vợ chồng ông A và bà B là 2 hộ gia đình riêng biệt.
Thửa đất thế chấp đứng tên "bà B" là chủ sử dụng được UBND huyện cấp năm 1991. Bà B ly dị chồng năm 1996. Đến năm 2006 bà B lấy ông C (là cha dượng của ông A hiện nay). Trong bản trích lục của TAND thì bố đẻ của ông A đồng ý để bà B sở hữu toàn bộ tài sản và nuôi ông A ( đảm bảo không có tranh chấp về tài sản sau này).
Hỏi: trong hợp đồng thế chấp để ông C (cha dượng của ông A) được đứng tên và ký vào bên thế chấp cùng với bà B có sai sót không?

p/s: quan điểm của mình là ông C sẽ ko có tên trong HĐTC và cũng ko liên quan j đến việc vay vốn này cả. Tuy nhiên sếp mình thì cứ khẳng định là ông C phải có tên và phải ký @@. Các banker vào cho mình ý kiến với. Thanks all.
 
Theo hồ sơ tài sản thì tài sản này là tài sản hình thành trước hôn nhân giữa bà B và ông C. Bà B sở hữu toàn bộ tài sản nên trên hợp đồng thế chấp ba bên thì chỉ có bà B và ông A ký tên, ông C không có quyền ký tên bạn ạ. Ban ra phòng công chứng nhà nước hỏi thì sẽ được tư vấn kỹ hơn, vì nếu hợp đồng thế chấp mà sai quy định thì phòng công chứng sẽ không công chứng hợp đồng thế chấp đâu ( trừ mấy phòng công chứng tư nhân đôi khi làm việc khá lộn xộn )
 
tài sản hinh thành truoc hôn nhân nên theo quy định thi ông C ko cần có tên trong HĐTC , nhưng để chắc chắn sau này k có tranh cãi j thì theo mình vẫn cho ông C có tên trong HĐTC :) ý kiến của mình là thế :d
 
Tài sản hình thành trước hôn nhân nên ông C không có quyền sở hữu căn nhà trên, không cần có tên trong HĐTC với điều kiện bà B phải xác nhận đó là tài sản riêng và có chữ ký xác nhận của ông C. Vì lòng người đa đoan, đối với những người có chủ ý lừa đảo thì rất có thể bà B và ông C ngấm ngầm ra phòng công chứng nhập tài sản trên vào khối tài sản chung của 2VC, khi xảy ra tranh chấp giữa NH và KH, rất có thể tòa chỉ thừa nhận 50% giá trị tài sản dùng để đảm bảo thanh toán nợ cho NH. Thừa còn còn hơn thiếu bạn ạ, nhưng phải đúng luật, vì vậy bạn nên nhờ phòng pháp chế hỗ trợ để hạn chế tối đa rủi ro nha.
 
Xét về thực tế và tình trạng hôn nhân của bà B thì nên làm theo ý kiến của "sếp" bạn, nghĩa là HĐTC vẫn có tên của ông C; tuy nhiên bạn cần giải thích cho khách hàng (đặc biệt là bà B) là trên phương diện sở hữu tài sản thì tài sản đó vẫn hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của bà B (theo trích lục của Tòa án - vì là tài sản hình thành trước hôn nhân). Ý kiến của mình là vậy. :)
 
Đây là tài sản hình thành trước hôn nhân của bà B với ông C nên ông C không có quyền trong tài sản này. Nhưng khi đi ký công chứng ở phòng công chứng, họ sẽ yêu cầu ký thêm Văn bản cam đoan xác định tài sản riêng của bà B, cái này ông C phải ký, cam đoan. Cái này sẽ chắc chắn cho bạn sau này khi khởi kiện ra tòa. Và nhiều nơi khi đăng ký gddb họ cũng yêu cầu có thêm văn bản này để xác định quyền sở hữu tài sản.
 
- Căn cứ HS pháp lý về tài sản như sau :
Đã ly hôn (photo công chứng bản quyết định ly hôn- trong đó quy định rõ tài sản phân chia có quyền sử dụng đất trên k ?
- sau khi qđ ly hôn thì ts trên dược chuyển quyền sang toàn bộ cho bà vợ
- TS hình thành trước hôn nhân : photo công chứng bản đăng ký kết hôn mới.
- Khồng cần ông chồng ký.
 
Quan điểm của mình về việc này như sau:
Hồ sơ đi công chứng nên có Trích lục bản án, Cam kết của ông bố dượng về việc tài sản là tài sản của riêng bà vợ và không có khiếu nại khiếu kiện hay tranh chấp gì.
Còn trong Hợp đồng thế chấp không có ông bố dượng ký.
 
Theo em thì đây là tài sản hình thành truớc hôn nhân nên ông C sẽ không cần có tên trong hồ sơ thế chấp và ký tên, nhưng phải đề nghị ông C làm cái giấy cam đoan không liên quan gì đến TS này vì tài sản này hình thành truớc hôn nhân do.....Em vừa làm 1 món TS hình thành do cho tặng riêng nguời chồng thì làm dư thế ạ.
P/s: nhưng cái này để cho chắc thì nên hỏi pháp chế ợ, vì chú em làm chánh án TAND tỉnh bảo theo luật mới thì TS hình thành truớc hôn nhân sau 10 năm sẽ thành TS chung nếu không có thỏa thuận j khác, mà từ năm 1996 đến zừ gần 20 năm ùi @@
 
trường hợp này khi kí HĐTC thì ông C không được ký ( Vì tài sản này hình thành trước hôn nhân ). Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho ngân hàng thì ông C sẽ phải ký trên HĐTD và cam kết cùng trả nợ với bà B.
 
Back
Bên trên