[Thảo luận]Bằng cấp khi thi vào ngân hàng, có quan trọng???

Tình cờ đọc được bài viết này, càng ngày mình càng thấy sự đúng đắn của câu nói:
"Điều quan trọng là phù hợp nhất chứ không phải là giỏi nhất"

Đọc xong mình nghĩ ngay rằng "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Mọi người cùng đọc và cho ý kiến nhé! :)

Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi bán trà đá

Mòn mỏi tìm việc

Tôi gặp T trong một chiều Hà Nội nắng như đổ lửa. Dưới tán cây bên lề đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), cô gái nhỏ nhắn thoăn thoắt rót nước mời khách. Cô tên đầy đủ là Ngô Thị Phương T (23 tuổi, quê Thái Nguyên). Hơn 1 năm nay, T là chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nhưng hiện bán trà đá mới là công việc chính mang lại thu nhập hàng ngày cho cô gái này.


Hỏi ra mới biết, T đã từng đi làm cho một ngân hàng với vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhưng một thời gian sau cô xin nghỉ việc. Phương T giải thích: “Mình thấy công việc đó không phù hợp với bản thân, thiên nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức chuyên môn mà mình đã học”. Nói về sự rủi ro trong nghề, cô thẳng thắn: “Công việc chính là tìm kiếm khách hàng để mở các tài khoản ngân hàng, thường xuyên phải đi lại rất nhiều, bất kể thời tiết. Gặp phải khách hàng tốt thì không sao, nhưng cũng có người luôn tìm cách lôi kéo mình đi uống nước, đi chơi với họ thì mới mở tài khoản”.
Sau thất bại lần đầu, Phương T rà soát lại tất cả các công việc có thể xin được tại các ngân hàng, công ty kiểm toán hiện nay, phần đa đều rơi vào các vị trí: Chuyên viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng, giao dịch viên, trợ lý kiểm toán. Thế nhưng Phương T đã gửi hàng chục hồ sơ đến các ngân hàng, các công ty kiểm toán tại Hà Nội mà vẫn không thấy hồi âm; hoặc cô bị “trượt vỏ chuối” ngay vòng đầu phỏng vấn.
Trong khi chờ đợi được đơn vị tiếp theo phỏng vấn, cô quyết định mở quán bán trà đá vì “những công việc tạm thời thường tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có hợp đồng từ 2-3 tháng trở lên nên có sự ràng buộc, khi mình tìm được việc mới thì không thể nghỉ ngang được”. Ngừng một chút, cô gái xứ chè nói tiếp: “Hơn nữa, bán trà đá mang lại thu nhập khá mà thời gian lại rất linh động, không gò bó”.
Vậy cơ ngơi “kinh doanh” của Phương T là gì? Đó đơn giản là chục chiếc ghế nhựa, phích nước nóng, thùng đựng đá, giỏ đựng cốc kèm vài chai nước ngọt, gói kẹo lạc, kẹo cao su, thuốc lá... Những “dụng cụ” ấy và “nghề” bán trà đá tưởng như không có giá trị gì nhưng nó đã giúp Phương T chi trả được phí sinh hoạt hàng ngày và còn dành dụm ra được một khoản tiền làm vốn liếng sau này.

Tủi thân “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”

T cho biết: “Một số ngân hàng có sự phân biệt ngầm rằng chỉ tuyển duy nhất cử nhân một số trường như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Những hồ sơ của ứng viên tốt nghiệp trường khác nếu có gửi đến, họ cũng không nhận”. Phát hiện này lúc đầu khiến cô sốc thực sự, vì cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng do các trường đại học khác đào tạo sẽ không có cơ hội làm việc tại các ngân hàng lớn, và như vậy, ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học, các sinh viên đã mất đi khả năng ứng tuyển vào những nơi đó.

“Cơ ngơi” kinh doanh của Phương T
Từ những khó khăn khi đi xin việc của bản thân, T nghiệm ra rằng: “Người ta cứ bảo cầm bằng giỏi thì dễ xin việc nhưng thực tế chưa chắc đã diễn ra như vậy. Bây giờ nhiều người có tư tuởng chỉ cần có tiền thì cái gì cũng có thể “chạy” được. Lại thêm chuyện bằng thật - bằng giả lẫn lộn nên nhà tuyển dụng cũng chẳng nhìn vào bằng cấp của ứng viên nữa”. Thậm chí, tấm bằng giỏi đã có lúc trở thành chướng ngại khi nhà tuyển dụng không muốn tuyển những người như Phương T. Họ cho rằng những người có năng lực sẽ dễ dàng chuyển sang chỗ khác làm khi họ có cơ hội. Vì thế, họ tuyển những người họ cho rằng có khả năng làm việc lâu dài và ổn định tại đơn vị của họ. “Sinh viên bây giờ ra trường, cao thì không với tới mà thấp thì lại không thông, không tuyển” - T đúc rút từ kinh nghiệm bản thân.
Quy trình xin việc hiện nay tại các công ty, ngân hàng về cơ bản đều trải qua hai khâu là thi viết và phỏng vấn. Trong đó, Phương T gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong phỏng vấn xin việc: “Tại nhiều vị trí, thi viết chỉ là hình thức, còn phỏng vấn mới quyết định một người có được tuyển vào làm hay không. Các nhà tuyển dụng tuy có vị trí cao trong công ty, giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc đã là nhà tuyển dụng giỏi. Họ đưa ra quy trình phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp và mang nặng cảm tính”. Cảm tính ở đây trước hết là việc ưu tiên tuyệt đối cho những người có thế mạnh về ngoại hình. Do đó, nhiều người trình độ không cao, thậm chí còn hạn chế nhưng chỉ cần có ngoại hình bắt mắt và khả năng giao tiếp linh hoạt là có thể tìm được những công việc tốt hơn những người sở hữu nhiều chất xám nhưng có phần kém về nhan sắc và không hoạt ngôn.
Bên cạnh đó, những câu hỏi phỏng vấn nhiều khi còn mang nặng tính đánh đố, khó như... tìm đường đi lên giời, thậm chí là những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn như: Có biết uống rượu không? Đã có bạn trai chưa?... Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn tại một ngân hàng, khi gặp kiểu câu hỏi này, T đã “trượt vỏ chuối” và cô cho rằng lần đó mình đã thất bại vì... không biết uống rượu!
Chưa hết, một vấn đề nan giải hơn đối với các sinh viên mới ra trường đó là khi còn ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ được học những lý thuyết xa rời thực tế, không được thực hành, chẳng hạn như học kế toán nhưng chưa bao giờ được cầm vào sổ sách. Chính vì thế, khi gặp phải các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn thực tế, cách giải quyết những rắc rối trong công việc thì họ cũng không trả lời được.

Bài học cay đắng

Bài học đầu đời khi đi xin việc đã khiến Phương T rút ra được kinh nghiệm xương máu, đó là muốn phát triển lâu dài để tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tương lai thì trước hết công việc đó phải phù hợp với chuyên môn, trình độ và năng lực của bản thân. Những công việc mà T mong muốn chính là được làm việc tại các vị trí: Kiểm toán viên, nhân viên phòng nguồn vốn, kinh doanh nguồn vốn, thanh toán... nhưng những vị trí này đều có sự cạnh tranh quá lớn, và ưu thế luôn thuộc về những người có kinh nghiệm chứ không phải là những sinh viên mới ra trường. Thêm vào đó, kinh nghiệm của cô cho thấy, bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Sau nhiều lần ứng tuyển không thành, Thảo rút ra kinh nghiệm rằng: “Các kỹ năng “mềm” có vai trò rất quan trọng, nhiều khi nó lại có vai trò còn lớn hơn cả năng lực học tập khi đi xin việc”. Để có được công việc tốt như mong muốn, ngoài các kiến thức cơ bản đã học ở nhà trường, sinh viên nên trang bị thêm cho mình các kiến thức chuyên môn về ngành nghề yêu thích; các kỹ năng “mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày... và vốn kiến thức về tiếng Anh”.

“Tâm lý sinh viên ra trường là sợ thất nghiệp nên áp lực tìm việc rất lớn, nhưng quá sốt sắng sẽ dễ sai lầm. Mình trước đây cứ cắm đầu vào làm rồi mới nhận ra công việc đó không phù hợp, lại mất thời gian tìm việc khác” - T nói. Vì vậy, sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu rõ ràng về công việc mình sắp đăng ký, cũng như môi trường làm việc xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không để tránh việc đi đường vòng và lại trở về điểm xuất phát.
(Theo Pháp luật VN)
 
Những gì bạn trong bài báo này đang làm hoàn toàn là do bạn ý chọn. Cho dù bạn ý chỉ tốt nghiệp một trường ĐH dân lập nhưng nếu bạn ý thực sự xuất sắc thì chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ không bỏ lỡ nhân tài. Cái không xuất sắc của bạn ý thể hiện ở chính lối tư duy và cách trả lời trong bài báo này. Đến khi ra trường mới ngớ người ra là công việc là sự kết hợ của kiến thức và kĩ năng mềm thì ko hiểu bạn ý đã học được gì ở giảng đường ĐH. Chính người đọc còn nhận ra được những lập luận buồn cười thì đương nhiên các chuyên gia tuyển dụng là những người lâu năm trong nghề sẽ thấy không khó gì để phát hiện ra những điểm yếu đó. Nhà tuyển dụng đặt ra yêu cầu về bằng cấp cũng là dễ hiểu thôi. Hàng năm có biết bao nhiêu cử nhân tốt nghiệp ra trường, họ là doanh nghiệp công ty lớn thì họ phải tuyển những người xứng đáng với công ty của họ. Nếu như bạn chưa có một kết quả thực sự ấn tượng ở Đại học thì nên đi làm ở các công ty nhỏ để tích luỹ kinh nghiệm chứ ko nên ở đó mà than thân trách phận làm gì. Các Ngân hàng lớn bây giờ cũng tuyển chuyên viên có kinh nghiệm 2 - 5 năm ở các Ngân hàng khác mà!

---------- Post added 07-11-2011 at 05:54 PM ----------

Về Tiếng Anh thì mình thấy hầu hết các DN ở Việt Nam bây giờ hay tính theo chuẩn TOEIC. TOEIC là tiếng Anh phù hợp với môi trường làm việc công sở và giao tiếp hàng ngày, còn TOEFL và IELTS thiên về tiếng Anh học thuật hơn nghĩa là phù hợp với các bạn đi du học. Đối với những bạn bây giờ mới bắt đầu học tiếng Anh thì đúng là nên lựa chọn IELTS và TOEFL vì cùng một công học, còn đối với các bạn vốn tiếng Anh đã khá rồi nhưng chưa thực sự giỏi, giờ chỉ muốn có một chứng chỉ chứng nhận khả năng của mình để đi làm, thì TOEIC là đủ. Hoặc các bạn có thể thi BULATS, là chứng chỉ chuyên về tiếng anh thương mại mà hiện nay các công ty, tập đoàn lớn cũng áp dụng khi chiêu mộ nhân tài.
 
Đi xin việc bây giờ thì phải có bằng tiếng Anh chứ. Mình thấy đa số yêu cầu IELTS nhiều hơn. Có cái bằng IELTS cái CV nó nhìn sáng lạng hẳn. Mình cũng mới đi học IELTS ở trung tâm GLN về đây. Chuẩn bị thi IELTS.
 
mình đọc bài này và thấy bạn T đưa ra nhiều lý do nhưng cũng có 1 ý kiến là việc thích nghi với nghề ngân hàng
nghề ngân hàng không hề thú vị như tưởng tượng . đây là một nghề đòi hỏi sự chính xác , tỉ mỉ và cẩn thẩn chứ không phải là sự sáng tạo và đầu óc thông minh.

Làm ngân hàng đặt sự chính xác lên cao nhât , do đó nhân viên ngân hàng có những khi làm việc như một cái máy tính toán và nhập số liệu.Vì vậy nhiều bạn vào ngân hàng cứ tưởng tưởng đây là một nghề phát huy hết năng lực bản thân nhưng lại thất vọng khi làm việc thực tế

Bạn T đây là một trường hợp như thế ,T đã từng làm ở ngân hàng nhưng không thể thích nghi với công việc ở đó, thiết nghĩ là bên cạnh bằng cấp hay là kinh nghiệm , bạn phải có sự thích nghi nhanh chóng với công việc hiện tại nếu không muốn như trường hợp trên đấy ,
"không thích hợp thì sẽ bị loại bỏ"
 
Mình đồng ý với ý kiến của Hải. Nhà tuyển dụng họ hơn mình cả 1 cái đầu, không thể nhận xét cảm tính như thế được, vả lại không phải ai ra trường bằng giỏi cũng đều giỏi nghiệp vụ cả, chỉ cần nắm chắc nghiệp vụ và hiểu bản chất của vấn đề, giờ rất nhiều trường đại học tạo điều kiện đầu ra cho sinh viên nên điểm ra dễ dãi, đặc biệt là KDCN, không biết bạn T ấy tốt nghiệp trường gì nữa, nếu học những 2 ngành mà bằng giỏi thì quả là bạn ấy rất2 giỏi, thế thì ngịa gì mội trường trong ngân hàng? mọi thứ đều phải bắt đầu từ2, chưa gì bạn ấy đã kỳ vọng vào được những vị trí như thế thì quả là quá tự tin vào bản thân, sv mới ra trường, kinh nghiệm chưa có, chưa thể đảm nhiệm những vị trí nhưu thế được, bản thân nhà mình rất nhiều người làm ngân hàng, mọi người cũng hay ngồi giảng giải cho mình về các vị trí nên mình hiểu,
Còn về kỹ nằng mềm thì quả thật là bất kỳ công việc nào cũng cần, không riêng gì ngành TC-NH đâu, trong cuộc sống cũng thế thôi, giỏi kiến thức chuyên môn thôi chưa đủ.
 
đọc xong bài này mình thấy bạn T cũng đang mắc phải một quan niệm mà hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang còn ngồi trên Giàng đường như mình cũng mắc phải. Đó là chỉ muốn làm những công việc nhàn hạ như ngồi một chỗ tính toán mà không phải chịu bất kì một áp lực nào. Trước đây mình cũng đã từng nghĩ thế nên mới chọn học khối ngành kinh tế nhưng bh thì mình đã hiểu rằng chả có công việc nào vừa lương cao vừa nhàn hạ cả, cái gì cũng có cái giá của nó cả. Cuộc đời đâu phải lúc nào cũng êm đềm, bạn phải học cách vượt qua từng chướng ngại vật của cuộc sống để đạt đến cái đích mà mình mong muốn. Thiết nghĩ nếu tính cách của bạn không quen chịu áp lực lại cộng thêm 2 tấm bằng đẹp mình gợi ý bạn nên xem xét về việc làm giảng viên đại học
 
theo như mình nghĩ thì điều bạn nói có thể hiểu ntn:
1. nếu bạn có "tay vịn",có ô dù + xiền = quá ổn rồi, bạn học trường j ko quan trọng. tất nhiên nếu trường lớn bằng ngon nữa thì ko còn j để nói.
2. nếu bạn học trường lớn + bằng đẹp + kỹ năng mềm tốt thì cũng ok.
3. nếu bạn học trường nhỏ, chẳng có tiếng tăm j + ko có "quan hệ" j hết thì cơ hội vào các ngân hàng lớn ngay khi mới ra trường (mình nhấn mạnh là vào NH lớn ngay khi vừa ra trường nhé) hầu như = 0. vì họ đã loại CV của bạn từ vòng gửi xe rồi còn đâu!
nói vậy các bạn trường khác đừng tự ti. mình cũng là SV năm cuối 1 trường nhỏ ko có tiếng tăm j. sẽ tìm hướng khác, xin vào mấy chỗ bé bé rùi lấy kinh nghiệm chờ thời vậy. he he. trời ko phụ lòng ng có công!
 
Đọc bài này mình phần nào đoán bạn đã trúng tuyển vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân của MSB. Đúng là vị trí này rất áp lực, ép doanh số khủng khiếp, lương thì trả rẻ mạt. Như một bài viết trên UB "Sự thật về Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân ở Maritime bank".
Mình thấy thế này, hiện tại, các bạn sinh viên mới ra trường đang nghĩ rằng mình ở trên mây trên gió, mình có kỹ năng, có giải thưởng này nọ,... khi ra trường mình sẽ được trọng vọng. Thực sự quan điểm đó ko đúng với ngành ngân hàng hiện nay. Họ tuyển bạn vào, trả lương để bạn làm việc chứ ko phải để bạn chơi. Nếu bạn muốn ngồi chơi mà vẫn có tiền thì may ra một vài cơ quan nhà nước mới có chuyện đấy.
=>Giải pháp: Tự tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, đừng có trách móc, đổ lỗi cho chương trình giáo dục đại học của Việt Nam còn "xa rời thực tiễn". Đây là một câu nói ngụy biện cho những ai không chịu học tập mà thôi.
Về chuyện bằng cấp, các ngân hàng lớn họ có tiêu chuẩn riêng, họ chỉ nhận hồ sơ của một số trường là việc của họ. Nếu bạn thích nộp vào những ngân hàng đó, tại sao bạn lại không thi tuyển vào những trường đại học được liệt kê đó đi.
=> Giải pháp: Bạn nên tìm những vị trí của các ngân hàng (khối CP, khối ngân hàng nước ngoài), thường họ không yêu cầu quá khắt khe trong hồ sơ để mình thi tuyển. Nếu những ngân hàng đó mà bạn cũng không thi tuyển được vào thì nên cân nhắc làm ở các công ty khác không phải ngành ngân hàng. Trời không tuyệt đường sống của con người đâu
Về việc phỏng vấn và ứng tuyển vào ngân hàng: Bạn nó rằng họ đưa ra quy trình tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp, chú trọng vào ngoại hình. :)). Thực sự mình thấy hơi lạ, vì thường ở những vị trí Sales mới yêu cầu về ngoại hình thôi, khối back office của các bạn mình đã ứng tuyển, dù không cao đủ những vẫn trúng tuyển là chuyện bình thường.
Tóm lại, Mình luôn tâm niệm một triết lý rằng: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Hãy làm hết những gì mình có thể trước đã.
 
Những gì bạn trong bài báo này đang làm hoàn toàn là do bạn ý chọn. Cho dù bạn ý chỉ tốt nghiệp một trường ĐH dân lập nhưng nếu bạn ý thực sự xuất sắc thì chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ không bỏ lỡ nhân tài. Cái không xuất sắc của bạn ý thể hiện ở chính lối tư duy và cách trả lời trong bài báo này. Đến khi ra trường mới ngớ người ra là công việc là sự kết hợ của kiến thức và kĩ năng mềm thì ko hiểu bạn ý đã học được gì ở giảng đường ĐH. Chính người đọc còn nhận ra được những lập luận buồn cười thì đương nhiên các chuyên gia tuyển dụng là những người lâu năm trong nghề sẽ thấy không khó gì để phát hiện ra những điểm yếu đó. Nhà tuyển dụng đặt ra yêu cầu về bằng cấp cũng là dễ hiểu thôi. Hàng năm có biết bao nhiêu cử nhân tốt nghiệp ra trường, họ là doanh nghiệp công ty lớn thì họ phải tuyển những người xứng đáng với công ty của họ. Nếu như bạn chưa có một kết quả thực sự ấn tượng ở Đại học thì nên đi làm ở các công ty nhỏ để tích luỹ kinh nghiệm chứ ko nên ở đó mà than thân trách phận làm gì. Các Ngân hàng lớn bây giờ cũng tuyển chuyên viên có kinh nghiệm 2 - 5 năm ở các Ngân hàng khác mà!

---------- Post added 07-11-2011 at 05:54 PM ----------

Về Tiếng Anh thì mình thấy hầu hết các DN ở Việt Nam bây giờ hay tính theo chuẩn TOEIC. TOEIC là tiếng Anh phù hợp với môi trường làm việc công sở và giao tiếp hàng ngày, còn TOEFL và IELTS thiên về tiếng Anh học thuật hơn nghĩa là phù hợp với các bạn đi du học. Đối với những bạn bây giờ mới bắt đầu học tiếng Anh thì đúng là nên lựa chọn IELTS và TOEFL vì cùng một công học, còn đối với các bạn vốn tiếng Anh đã khá rồi nhưng chưa thực sự giỏi, giờ chỉ muốn có một chứng chỉ chứng nhận khả năng của mình để đi làm, thì TOEIC là đủ. Hoặc các bạn có thể thi BULATS, là chứng chỉ chuyên về tiếng anh thương mại mà hiện nay các công ty, tập đoàn lớn cũng áp dụng khi chiêu mộ nhân tài.

Mình hoàn toàn đồng ý quan điểm với bạn Pinky ở đây.
Không phải là trách móc gì người viết bài "2 bằng giỏi vẫn bán trà đá", nhưng có lẽ bạn nên tự vấn bạn đã mất 4 năm để học làm gì? bạn học vì bằng hay học vì công việc tương lai?
Mình nghĩ có lẽ không phải Nhà tuyển dụng là người coi trọng bằng cấp ở đây, mà cõ lẽ bạn là người đã tự cho rằng bạn có bằng giỏi thì phải có tất cả :))
Tất cả vẫn là thực tế, đừng tự chôn vùi mình trong môi trường phi thực tế dù là gia đình hay nhà trường :D

Vài lời chia sẻ
 
lại một câu hỏi đặt ra nữa là: em chuẩn bị làm sinh viên năm 3, anh văn em cũng khá, em có mong muốn sau này làm việc trong ngân hàng nước ngoài, vậy bây giờ em nên đầu tư cho điểm TOEIC cao hơn hay nên đầu tư cho IELTS ạ? vì theo em biết một số ngân hàng thi tuyển writing thì IELTS cần hơn đúng k ?
Anh/chị nào có kinh nghiệm tư vấn giúp em với
Cám ơn rất nhiều
 
Back
Bên trên