[Thảo luận]Bằng cấp khi thi vào ngân hàng, có quan trọng???

Tình cờ đọc được bài viết này, càng ngày mình càng thấy sự đúng đắn của câu nói:
"Điều quan trọng là phù hợp nhất chứ không phải là giỏi nhất"

Đọc xong mình nghĩ ngay rằng "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Mọi người cùng đọc và cho ý kiến nhé! :)

Cay đắng cử nhân 2 bằng giỏi bán trà đá

Mòn mỏi tìm việc

Tôi gặp T trong một chiều Hà Nội nắng như đổ lửa. Dưới tán cây bên lề đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), cô gái nhỏ nhắn thoăn thoắt rót nước mời khách. Cô tên đầy đủ là Ngô Thị Phương T (23 tuổi, quê Thái Nguyên). Hơn 1 năm nay, T là chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nhưng hiện bán trà đá mới là công việc chính mang lại thu nhập hàng ngày cho cô gái này.


Hỏi ra mới biết, T đã từng đi làm cho một ngân hàng với vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhưng một thời gian sau cô xin nghỉ việc. Phương T giải thích: “Mình thấy công việc đó không phù hợp với bản thân, thiên nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức chuyên môn mà mình đã học”. Nói về sự rủi ro trong nghề, cô thẳng thắn: “Công việc chính là tìm kiếm khách hàng để mở các tài khoản ngân hàng, thường xuyên phải đi lại rất nhiều, bất kể thời tiết. Gặp phải khách hàng tốt thì không sao, nhưng cũng có người luôn tìm cách lôi kéo mình đi uống nước, đi chơi với họ thì mới mở tài khoản”.
Sau thất bại lần đầu, Phương T rà soát lại tất cả các công việc có thể xin được tại các ngân hàng, công ty kiểm toán hiện nay, phần đa đều rơi vào các vị trí: Chuyên viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng, giao dịch viên, trợ lý kiểm toán. Thế nhưng Phương T đã gửi hàng chục hồ sơ đến các ngân hàng, các công ty kiểm toán tại Hà Nội mà vẫn không thấy hồi âm; hoặc cô bị “trượt vỏ chuối” ngay vòng đầu phỏng vấn.
Trong khi chờ đợi được đơn vị tiếp theo phỏng vấn, cô quyết định mở quán bán trà đá vì “những công việc tạm thời thường tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có hợp đồng từ 2-3 tháng trở lên nên có sự ràng buộc, khi mình tìm được việc mới thì không thể nghỉ ngang được”. Ngừng một chút, cô gái xứ chè nói tiếp: “Hơn nữa, bán trà đá mang lại thu nhập khá mà thời gian lại rất linh động, không gò bó”.
Vậy cơ ngơi “kinh doanh” của Phương T là gì? Đó đơn giản là chục chiếc ghế nhựa, phích nước nóng, thùng đựng đá, giỏ đựng cốc kèm vài chai nước ngọt, gói kẹo lạc, kẹo cao su, thuốc lá... Những “dụng cụ” ấy và “nghề” bán trà đá tưởng như không có giá trị gì nhưng nó đã giúp Phương T chi trả được phí sinh hoạt hàng ngày và còn dành dụm ra được một khoản tiền làm vốn liếng sau này.

Tủi thân “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”

T cho biết: “Một số ngân hàng có sự phân biệt ngầm rằng chỉ tuyển duy nhất cử nhân một số trường như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Những hồ sơ của ứng viên tốt nghiệp trường khác nếu có gửi đến, họ cũng không nhận”. Phát hiện này lúc đầu khiến cô sốc thực sự, vì cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng do các trường đại học khác đào tạo sẽ không có cơ hội làm việc tại các ngân hàng lớn, và như vậy, ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học, các sinh viên đã mất đi khả năng ứng tuyển vào những nơi đó.

“Cơ ngơi” kinh doanh của Phương T
Từ những khó khăn khi đi xin việc của bản thân, T nghiệm ra rằng: “Người ta cứ bảo cầm bằng giỏi thì dễ xin việc nhưng thực tế chưa chắc đã diễn ra như vậy. Bây giờ nhiều người có tư tuởng chỉ cần có tiền thì cái gì cũng có thể “chạy” được. Lại thêm chuyện bằng thật - bằng giả lẫn lộn nên nhà tuyển dụng cũng chẳng nhìn vào bằng cấp của ứng viên nữa”. Thậm chí, tấm bằng giỏi đã có lúc trở thành chướng ngại khi nhà tuyển dụng không muốn tuyển những người như Phương T. Họ cho rằng những người có năng lực sẽ dễ dàng chuyển sang chỗ khác làm khi họ có cơ hội. Vì thế, họ tuyển những người họ cho rằng có khả năng làm việc lâu dài và ổn định tại đơn vị của họ. “Sinh viên bây giờ ra trường, cao thì không với tới mà thấp thì lại không thông, không tuyển” - T đúc rút từ kinh nghiệm bản thân.
Quy trình xin việc hiện nay tại các công ty, ngân hàng về cơ bản đều trải qua hai khâu là thi viết và phỏng vấn. Trong đó, Phương T gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong phỏng vấn xin việc: “Tại nhiều vị trí, thi viết chỉ là hình thức, còn phỏng vấn mới quyết định một người có được tuyển vào làm hay không. Các nhà tuyển dụng tuy có vị trí cao trong công ty, giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc đã là nhà tuyển dụng giỏi. Họ đưa ra quy trình phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp và mang nặng cảm tính”. Cảm tính ở đây trước hết là việc ưu tiên tuyệt đối cho những người có thế mạnh về ngoại hình. Do đó, nhiều người trình độ không cao, thậm chí còn hạn chế nhưng chỉ cần có ngoại hình bắt mắt và khả năng giao tiếp linh hoạt là có thể tìm được những công việc tốt hơn những người sở hữu nhiều chất xám nhưng có phần kém về nhan sắc và không hoạt ngôn.
Bên cạnh đó, những câu hỏi phỏng vấn nhiều khi còn mang nặng tính đánh đố, khó như... tìm đường đi lên giời, thậm chí là những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn như: Có biết uống rượu không? Đã có bạn trai chưa?... Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn tại một ngân hàng, khi gặp kiểu câu hỏi này, T đã “trượt vỏ chuối” và cô cho rằng lần đó mình đã thất bại vì... không biết uống rượu!
Chưa hết, một vấn đề nan giải hơn đối với các sinh viên mới ra trường đó là khi còn ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ được học những lý thuyết xa rời thực tế, không được thực hành, chẳng hạn như học kế toán nhưng chưa bao giờ được cầm vào sổ sách. Chính vì thế, khi gặp phải các câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên môn thực tế, cách giải quyết những rắc rối trong công việc thì họ cũng không trả lời được.

Bài học cay đắng

Bài học đầu đời khi đi xin việc đã khiến Phương T rút ra được kinh nghiệm xương máu, đó là muốn phát triển lâu dài để tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tương lai thì trước hết công việc đó phải phù hợp với chuyên môn, trình độ và năng lực của bản thân. Những công việc mà T mong muốn chính là được làm việc tại các vị trí: Kiểm toán viên, nhân viên phòng nguồn vốn, kinh doanh nguồn vốn, thanh toán... nhưng những vị trí này đều có sự cạnh tranh quá lớn, và ưu thế luôn thuộc về những người có kinh nghiệm chứ không phải là những sinh viên mới ra trường. Thêm vào đó, kinh nghiệm của cô cho thấy, bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.

Sau nhiều lần ứng tuyển không thành, Thảo rút ra kinh nghiệm rằng: “Các kỹ năng “mềm” có vai trò rất quan trọng, nhiều khi nó lại có vai trò còn lớn hơn cả năng lực học tập khi đi xin việc”. Để có được công việc tốt như mong muốn, ngoài các kiến thức cơ bản đã học ở nhà trường, sinh viên nên trang bị thêm cho mình các kiến thức chuyên môn về ngành nghề yêu thích; các kỹ năng “mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày... và vốn kiến thức về tiếng Anh”.

“Tâm lý sinh viên ra trường là sợ thất nghiệp nên áp lực tìm việc rất lớn, nhưng quá sốt sắng sẽ dễ sai lầm. Mình trước đây cứ cắm đầu vào làm rồi mới nhận ra công việc đó không phù hợp, lại mất thời gian tìm việc khác” - T nói. Vì vậy, sinh viên mới ra trường cần tìm hiểu rõ ràng về công việc mình sắp đăng ký, cũng như môi trường làm việc xem có thực sự phù hợp với bản thân hay không để tránh việc đi đường vòng và lại trở về điểm xuất phát.
(Theo Pháp luật VN)
 
Theo mình thấy, bằng cấp là điều kiện cần, điều kiện đủ còn nhiều thứ khác nữa (kỹ năng mềm, tiếng anh...). Nếu đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng, họ sẽ tuyển người có thể làm việc cho họ , tạo ra lợi nhuận cho họ, chưa chắc đã là những người "tài giỏi" mà lại ko biết áp dụng vào thực tế (cái này mình thấy trong ngành nghiên cứu có lẽ hợp hơn)...
Bản thân m mới ra trường cũng thấy rất nhiều bỡ ngỡ, từ khi viết CV, ứng tuyển, cho tới Phỏng vấn... Thấy bạn trong lớp đi làm, cũng sốt ruột lắm, nhưng... cũng phải tiếp tục học hỏi và đợi chờ cơ hội thôi. Mình tin cơ hội sẽ tới với những ai biết cố gắng hết mình, ko sớm thì muộn ! :)
(Chưa nhắc tới những người là con em trong ngành, ra trường ko phải lo chỗ xin việc.)

Thiếu kỹ năng mềm, đây có lẽ là thực trạng chung hiện nay của sinh viên VN!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Theo mình, bằng cấp là cần thiết khi đi xin việc, bởi vì đây cũng là cơ sở đánh giá của các NTD. Không phải họ không có lý khi xét đến bằng cấp để tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, đúng như bạn Nhoc2512 nói, bằng cấp chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ và sinh viên VN hiện nay không chỉ thiếu kỹ năng mềm đâu, kiến thức học trong trường thực tế là cũng chỉ áp dụng được ít nhiều trong công việc của các bạn. Thế nên, tình trạng sv ra trường làm trái ngành là phổ biến.

Mình cũng vừa mới ra trường và hiện tại vẫn đang thất nghiệp. Khi kết thúc đời sv rồi, mình mới ngẫm ra được rất nhiều điều và muốn chia sẻ với mọi người, đặc biệt các bạn vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường:
- Các bạn nên xác định cho mình mục tiêu rõ ràng cả trong học tập và công việc mình muốn theo sau này (hầu hết các bạn sv hiện nay chỉ biết học là học thôi, cũng chẳng care xem sau ra trường sẽ làm gì, mình cũng không ngoại lệ T_T). Điều này sẽ quyết định rất nhiều tới các bạn trong suốt 4 năm học tập.

- Hãy tham gia các hoạt động ngoại khóa, ít nhất là một. Tuy nhiên, không nên ôm đồm quá. Các hoạt động ngoại khóa (hoạt động trong CLB, tham gia chương trình tình nguyện, event...) sẽ giúp các bạn phát triển kỹ năng mềm rất nhiều và giúp các bạn bạo dạn hơn trong giao tiếp.

- Nếu có thể thì hãy đi làm thêm part - time, các công việc càng liên quan đến lĩnh vực mình đi làm sau này thì càng tốt ;)

- Chú ý cân bằng giữa học và làm. Nếu các bạn đã đi làm và tham gia hoạt động ngoại khóa thì việc học xuất sắc là rất khó (trừ khi các bạn là người quá xuất sắc =) ) tuy nhiên, cũng đừng quá ham làm hoặc hoạt động mà để cái bằng nó xấu xí --> trở ngại cho các bạn khi xin việc đấy. Học kinh tế thì bằng Khá là ok rồi ;)

- Nên có đôi lần đi các hội thảo lớn định hướng nghề nghiệp hay các Hội chợ việc làm để lấy kinh nghiệm ;)

- Bỏ ngay tâm lý ngại và lười. Tuổi trẻ thì phải xông pha, dám làm, dám sai, dám thất bại. Có như thế, bạn mới học được nhiều thứ ;)

Mình xin mạn phép có vài ý kiến nhỏ nhỏ, mong cả nhà ủng hộ và đóng góp ý kiến hí hí

Chúc các UBers thành công !
 
Đọc xong bài viết của bạn Hoàng Thái mình thấy có 2 ý kiến trái chiều nhau:
Một là: “Một số ngân hàng có sự phân biệt ngầm rằng chỉ tuyển duy nhất cử nhân một số trường như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Những hồ sơ của ứng viên tốt nghiệp trường khác nếu có gửi đến, họ cũng không nhận”.
Hai là: Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà " tiền và mối quan hệ " mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái.
Liệu cả 2 ý kiến trên đều là tiêu cực trong ngành ngân hàng? tại sao NTD lại chỉ nhận bằng của những trường lớn, họ không nghĩ rằng sinh viên những trường nhỏ cũng có năng lực ? nếu như vậy, cái NTD cần là gì? Không pải là năng lực của nhân viên à? Còn về " nhận tiền " thì không pải nói rùi. Chẳng hỉu có cơ hội nào cho sinh viên mới ra trường, " không có bằng cấp của những trường mà NTD yêu cầu, không tiền, không mối quan hệ" ?!?
 
Các nhà tuyển dụng tuy có vị trí cao trong công ty, giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc đã là nhà tuyển dụng giỏi. Họ đưa ra quy trình phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp và mang nặng cảm tính”. Cảm tính ở đây trước hết là việc ưu tiên tuyệt đối cho những người có thế mạnh về ngoại hình. Do đó, nhiều người trình độ không cao, thậm chí còn hạn chế nhưng chỉ cần có ngoại hình bắt mắt và khả năng giao tiếp linh hoạt là có thể tìm được những công việc tốt hơn những người sở hữu nhiều chất xám nhưng có phần kém về nhan sắc và không hoạt ngôn.
Bên cạnh đó, những câu hỏi phỏng vấn nhiều khi còn mang nặng tính đánh đố, khó như... tìm đường đi lên giời, thậm chí là những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn như: Có biết uống rượu không? Đã có bạn trai chưa?... Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn tại một ngân hàng, khi gặp kiểu câu hỏi này, T đã “trượt vỏ chuối” và cô cho rằng lần đó mình đã thất bại vì... không biết uống rượu!


-> Đúng là nếu suy nghĩ thực sự của bạn ấy như vậy, dù có bằng giỏi, cũng khó có thể được tuyển dụng. Đây không phải là những câu hỏi không liên quan; mà đòi hỏi cao khả năng nhận thức và nhạy bén của ứng viên. Nếu bạn ấy nhìn nhận ra được mấu chốt của vấn đề, hiển nhiên, chẳng ai không trọng người tài.
Có bạn nào biết về bạn này không nhỉ? Mình muốn gặp, trao đổi và tư vấn giúp bạn ấy
 
Trên group Banker mọi người bàn luận vấn đề này sôi nổi quá, copy lại cho mọi người trên diễn đàn cùng theo dõi nhé! ;)

còn đây là link: http://www.facebook.com/home.php?sk=group_219008821461554&id=232836106745492&notif_t=group_activity

Kim Thanh Bài viết này rất hay, bằng cấp chỉ là điều kiện cần, ko phải là điều kiện đủ khi đi xin việc :)
Hôm qua lúc 2:14 chiều · Thích

Vu Viet Hung Ai cũng nói "phù hợp" là quan trọng nhất! Vậy, làm thế nào để biết phù hợp hay không? Khi biết rồi thì lại làm thế nào để biến "chưa phù hợp" thành "phù hợp"? :p
Hôm qua lúc 2:16 chiều · Thích · 2 người

Hoang Thu Phuong nghe kinh nghiệm ghê nhỉ? ko có bằng thì phù hợp hay không không quan trọng :D
Hôm qua lúc 2:21 chiều · Thích · 1 người

Vu Viet Hung đang nói chuyện "người lớn" Hoang Thu Phuong ạh, nếu không có bằng thì ... chả lẽ lại nằm mơ =))
Hôm qua lúc 2:25 chiều · Thích

Hoang Thu Phuong ặc, thía thì em chưa đủ tuổi rùi, ko dám bon chen :p
Hôm qua lúc 2:27 chiều · Thích

Bùi Hải Anh ‎"Lợi ích ứng viên mang lại có vượt quá chi phí không? Và sẽ có thể vượt đến đâu?"
Thế nên bằng giỏi là tốt, nhưng thể hiện ra cũng phải giỏi, suy nghĩ sâu sắc, thấu đáo, cẩn thận. Thái độ tự tin mà không kiêu ngạo, tạo được cảm giác thân th...
Xem thêm
Hôm qua lúc 2:30 chiều · Thích · 3 người

Hoàng Minh Thanh Trong tuyển dụng, theo luật công chức, viên chức bằng cấp là tiêu chuẩn cứng không thể thiếu. đồng thời ứng viên phải có các tiêu chuẩn khác phù hợp với vị trí công việc như :ngoại ngữ, tin học, thuyết trình hay giao tiếp, khã năng đáp ứng, xu hướng phát triển, văn hóa công ty(theo nghĩa rộng); ngoài ra, súc khỏe, giới tính, ngoại hình,năng khiếu về văn hóa, thể thao. Nói tóm lại là có TÂM- TẦM.
Hôm qua lúc 2:34 chiều · Không thích · 8 người

Kim Thanh Nhưng tại sao "con cháu của sếp lớn, tập đoàn" lại được nhận ngay?
Liệu có phải NH sẽ có thêm một khách VIP chính là tập đoàn đó, các mối quan hệ dây mơ rễ mái, hay họ tin tưởng là con các sếp được dạy dỗ trong môi trường tốt hơn người khác?
Chắc có lẽ đều đúng cả.
E còn thắc mắc ko biết chỉ tiêu doanh số họ giao cho những người này ntn nữa?
Hôm qua lúc 5:01 chiều · Thích

Hùng Việt Kiều Bài viết của Hoàng Thái rất tâm huyết, tuy nhiên, mình xin góp ý một số điều như sau
Hôm qua lúc 5:07 chiều · Thích

Hùng Việt Kiều ‎1. Xin đừng nói bằng cấp không quan trọng, mọi lãnh đạo cấp cao trong ngành ngân hàng đều là những người có bằng cấp, chứng chỉ loại ưu.
2. Mọi người đừng quá lạm dụng cụm từ kỹ năng mềm, kỹ năng mềm là quan trọng, nhưng ko thể tách rời kỹ năng cứng đâu. Có cứng phải có mềm chứ :))
3. Mới ban đầu sinh viên, hầu hết các bạn đều chỉ làm chuyên viên quan hệ khách hàng mà thôi, chứ có cho việc khác cũng ko làm dc đâu.
Hôm qua lúc 5:16 chiều · Thích · 3 người

Hùng Việt Kiều Mình cứ tưởng tượng giống như hồi bé mình chuẩn bị cơm cùng bố mẹ ấy, lúc đầu mình chỉ dc làm những công việc như nhặt hành, bóc tỏi, nói chung là linh tinh, nhưng khi lớn rồi, có kinh nghiệm, chúng ta sẽ làm nhiều việc quan trọng hơn như nấu cơm, làm gà, cá,... :D. Ví dụ của mình có thể hơi thô một chút nhưng mình nghĩ nó diễn tả đúng về việc làm của sinh viên mình đấy.
Hôm qua lúc 5:18 chiều · Thích

Temüjin Borjigin Trong NH, nhieu khi bang cap lai khong quan trong. Cai nay phai noi la thuc trang cua xa hoi Vn moi dung...
Hôm qua lúc 6:07 chiều · Thích · 1 người

Nguyen Manh Tuan cái gì cũng quan trọng, không bằng cấp thì loại từ vòng gửi xe, không kỹ năng mềm thì sao giao tiếp hoàn thành công việc hiệu quả được. Chỉ chú trọng vào một cái mà bỏ hẳn cái còn lại thì ko được rồi.
Hôm qua lúc 8:34 chiều · Thích · 3 người

Quách Tĩnh Nếu bạn có mối quan hệ, cứ tận dụng. Đèn nhà ai nhà nấy rạng. Đặt bạn vào vị trí trưởng 1 phòng chẳng hạn, team của bạn có 6 người, 3 người nghỉ đẻ, áp lực công việc dồn sang 3 người còn lại. Cấp thiết bạn phải tuyển mới 3 người làm việc tr...
Xem thêm
9 tiếng trước · Không thích · 2 người

Quách Tĩnh Còn mối quan hệ theo kiểu " con cháu các cụ cả " : 1. Không phải cứ con ông cháu cha là kém, là đua đòi, rất nhiều người là " hổ phụ sinh hổ tử " 2. Nếu đặt bạn là lãnh đạo của 1 ngân hàng, nếu đối tác có con cháu muốn xin vào ngân hàng làm...
Xem thêm
8 tiếng trước · Không thích · 3 người

Linh Pham mình cũng đã đọc bài viết này cách đây mấy hôm. Và sau khi đọc xong thì có một vài suy nghĩ như sau:
5 tiếng trước · Thích

Linh Pham ‎1. Đối với sinh viên mới ra trường các vị trí dễ được nhận vào hơn 1 chút là chuyên viên quan hệ khách hàng, GDV nhưng không phải ai cũng phù hợp với những vị trí trên
5 tiếng trước · Thích

Linh Pham ‎2. Những công việc phù hợp với khả năng và mình có thể làm tốt hơn thì lại tuyển ít và khó nhận vào hơn. VD mình với bạn cùng ứng tuyển vào Maritime, vị trí ứng tuyển có khác nhau. Về mặt bằng cấp và điểm thì không có nhiều khác biệt. ngân...
Xem thêm
5 tiếng trước · Thích

Linh Pham ‎Quách Tĩnh: thích câu "đèn nhà ai nhà nấy rạng". Mình cũng tự lực cánh sinh xin việc nhưng chẳng bao giờ để ý và quan tâm tới vẫn đề con ông cháu cha. Thay vì ngồi than vãn và suy nghĩ ,gây ảnh hưởng tới tinh thần và sự lạc quan của bản thân thì nên tìm hiểu kinh nghiệm đi xin việc để thi cho tốt thì hơn.
5 tiếng trước · Thích

Quách Tĩnh tình huống của Linh Pham cũng rất phổ biến. Trước đây mình cũng đã gặp những tình huống thế này, một đàn chị tại Talentpool đã khuyên mình: Em có nhiều cây cầu để đi tới đảo mục tiêu, cầu do em tự xây và cầu do người ta xây cho em. Tốt nhất, em nên tự chặt đi các cây cầu khác và đi trên cây cầu của em.
4 tiếng trước · Thích

Quách Tĩnh theo một trường hợp khác, VD: Linh Pham được gọi đi phỏng vấn cho vị trí Chuyên viên cải tiến quy trình, nhưng chị quản lý nhân sự nói: Vị trí này em chưa phù hợp, em làm ở vị trí khác được không? 6 tháng sau chị nghĩ có thể vị trí cải tiến quy trình sẽ thiếu người. Lúc này bạn sẽ chọn thế nào? Tớ thấy có mấy câu hỏi thế này: 1. Bạn có thật sự thấy mình phù hợp với vị trí Chuyên Viên Cải Tiến Quy Trình không? 2. Bạn có thật sự đam mê vị trí này tới mức có thể từ bỏ các lựa chọn khác và chờ đợi nó, hay là làm các vị trí khác để chờ cơ hội được làm vị trí này không? 3. Các vị trí khác có "hợp" với bạn không? "hợp" theo nghĩa là làm vị trí đó vẫn phục vụ tốt cho các mục tiêu của bạn.
4 tiếng trước · Không thích · 1 người
Thai Hoang Anh Quách Tĩnh nói quá đúng, thực sự với một sinh viên mới ra trường là nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ ko tuyển bạn vào vị trí đó :D bởi bạn chưa đủ trải nghiệm để viết nên 1 quy trình :D thật sự đấy, chứ t cũng thích vị trí đó lắm Linh Pham ah :D
16 phút trước · Thích
 
em có 1 câu hỏi nho nhỏ là... muốn làm ở các vị trí tốt trong NH (ko phải nhân viên nhàm nhàm thôi ý) thì tiếng Anh cần có n~ bằng cấp ở trình độ nào ạ?
....em muốn có 1 cái mốc để cố gắng nhưng cũng ko thể cao quá vì khả năng và thời gian cũng có hạn, 1 năm nữa là em ra trường rồi, nhanh chóng mặt :((
 
em có 1 câu hỏi nho nhỏ là... muốn làm ở các vị trí tốt trong NH (ko phải nhân viên nhàm nhàm thôi ý) thì tiếng Anh cần có n~ bằng cấp ở trình độ nào ạ?
....em muốn có 1 cái mốc để cố gắng nhưng cũng ko thể cao quá vì khả năng và thời gian cũng có hạn, 1 năm nữa là em ra trường rồi, nhanh chóng mặt :((

giờ đa phần phải có ielts, toeic.. bạn ah, như tech phải ít nhất 500 toeic, ko có thì ngày nào cũng trừ lương thì phải :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,581
Số bình luận
528,101
Tổng số thành viên
351,919
Thành viên mới nhất
Đỗ Quang Anh
Back
Bên trên