Thắc mắc về các phương pháp cho vay ngắn hạn

yeuanhko

Thành viên
Mình không phân biệt được "cho vay theo hạn mức tín dụng" và "cho vay theo hạn mức thấu chi" khác nhau ở điểm nào, khi nào thì áp dụng mỗi phương pháp. Mong các bạn chỉ giúp :D
 
Mình không phân biệt được "cho vay từng lần" và "chiết khấu thương phiếu" khác nhau ở điểm nào, khi nào thì áp dụng mỗi phương pháp. Mong các bạn chỉ giúp :D
 
Cho vay HMTD và thấu chi đều là NH cung cấp cho KH một hạn mức và KH được chi tiêu trong hạn mức đó nhưng có 1 vài điểm khác nhau mình thấy khá rõ:
- Đối tượng: HMTD thường dùng cho các DN vay bổ sung vốn lưu động trong khi thấu chi dùng cho khách hàng cá nhân.
- Chứng minh mục đích sử dụng vốn: cho vay theo HMTD thường phải chứng minh được mục đích sử dụng vốn còn thấu chi thì không, cứ cho vay, dùng gì kệ KH
- Số tiền cho vay: HMTD phụ thuộc vào nhu cầu KH nên có thể lớn nhỏ tùy TH, còn thấu chi thường hạn mức thấu chi được cấp sẽ thấp hơn, tùy thuộc "đẳng cấp" của KH, thường chỉ vài chục -> vài trăm triệu.
 
Mình không phân biệt được "cho vay theo hạn mức tín dụng" và "cho vay theo hạn mức thấu chi" khác nhau ở điểm nào, khi nào thì áp dụng mỗi phương pháp. Mong các bạn chỉ giúp :D

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng :áp dụng với Khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. Đơn vị kinh doanh và Khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Trong thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, Khách hàng có thể vừa rút vốn vay, vừa trả nợ vay và bảo đảm số dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức thấu chi là việc cho vay mà Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho Khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của Khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Như vậy :
Cho vay theo hạn mức áp dụng với khách hàng là DN , để đáp ứng nhu cầu VLĐ.
Một hạn mức tín dụng có thể áp dụng cho nhiều món vay .
Hạn mức tín dụng = Tài sản lưu động- nợ ngắn hạn phi ngân hàng- vốn chủ sở hữu tham gia- nợ dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên – nợ khác đáp ứng nhu cầu .

Thông thường người ta hay nhầm hạn mức tín dụng với cho vay từng lần thôi . vì đây là hai phương thức cho vay ứng trước của ngân hàng ^^

Còn cho vay theo hạn mức thấu chi áp dụng cho các khách hàng có tài khoản thanh toán và đơn giản là khách hàng được chi nhiều hơn mức tiền có trên tài khoản thanh toán của mình. ( tùy theo quy định )

---------- Post added 07-05-2012 at 01:58 PM ----------

Mình không phân biệt được "cho vay từng lần" và "chiết khấu thương phiếu" khác nhau ở điểm nào, khi nào thì áp dụng mỗi phương pháp. Mong các bạn chỉ giúp :D

hai nghiệp vụ này khác hẳn nhau bạn ạh ^^
Cho vay từng lần :
- dựa trên các chính sách tín dụng của từng đối tượng cho vay cụ thể .
- Khách hàng được cấp một khoản tiển cho mục đích sử dụng vốn cụ thể thể thanh toán tiền hàng hóa, chi phí sxkd hoặc tiêu dùng cá nhân.
- Áp dụng với khách hàng không thường xuyên và không đủ điều kiện vay hạn mức tín dụng.
- Mức cho vay : 70-100% nhu cầu vay ( tùy khách hàng )
- Nợ gốc trả một lần cuối thời hạn vay, tiền trả lãi là lãi đơn . ( thực tế thì tùy ngân hàng, không phải nhất thiết là lãi đơn hay lãi kép )
- Mức cho vay = tổng nhu cầu vón- phần vốn csh- vốn khác đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn .

Ví dụ :
Ngân hàng A có tổng nguồn vốn là 1200 tỷ đồng, vốn tự có là 75 tỷ đồng, Mức vay tối đa theo tài sản thế chấp là 70%, lãi suất cho vay là 16%/năm .

Khách hàng có nhu cầu VLĐ là 20 tỷ, VLĐ tự có là 10.5 tỷ, giá trị tài sản thế chấp là 13 tỷ ?

Tính mức tối đa NH A cho vay khách hàng ? Gốc và lãi dự kiến trả sau 3 tháng là ?

- mức cho vay tối đa theo vốn tự có của ngân hàng là 75%x15% =11.25 tỷ
- mức cho vay tối đa của ngân hàng theo tài sản thế chấp là 13x70%= 9.1 tỷ
- xác định nhu cầu vay vốn Công ty là 20-10.5=9.5 tỷ


Như vậy, ngân hàng sẽ cho vay với khách hàng là 9.1 Tỷ .
Lãi và gốc dự kiến là : 9.1x(1+16%x 3/12)=9464 triệu đồng.


thông thường, người ta phân biệt cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức vì đây là hai phương pháp cho vay ứng trước của cho vay ngắn hạn trong ngân hàng ^^

Chiết khấu các giấy tờ có giá ( HP, TP và chứng từ khác như trái phiếu, kỳ phiếu )
Chỉ đơn thuần là việc khách hàng mang các giấy tờ có giá ra ngân hàng cầm cố với lãi suất chiết khấu để lấy tiền thôi .
Cách tính
Số tiền khách hàng nhận khi chiết khấu = mệnh giá – lãi chiết khấu – phí hoa hồng .
Trong đó, hoa hồng phí = mệnh giá x tỷ lệ hoa hồng
Lãi chiết khấu = (mệnh giá x lãi suất chiết khấu x số ngày nhận chiết khấu )/360
Số ngày nhận chiết khấu tính từ ngày xin chiết khấu tới ngày đáo hạn .

Ví dụ :

Ngày 01/09/2010 NHTM Eximbank ngận yêu cầu xin chiết khấu (CK) hối phiếu 1234/2010, kí phát 01/07/2010 , đến hạn thanh toán là 01/01/2011, mệnh giá 150.000USD được HSBC chấp nhận chi trả khi đáo hạn.
Eximbank áp dụng phí hoa hồng là 0.5% trên mệnh giá.
Lãi suất CK là 6%/năm với USD.
Xác định số tiền CK khách hàng nhận ?

Lời giải :
Xác nhận phí hoa hồng : 0.5%x150000=750 USD
Số ngày nhận chiết khấu = 150000x6%x121 ngày /365 = 2938.6 usd
Số tiền chuyển cho khách hàng là 150000-750-2983.6 =146266.4 USD
 
Cho vay HMTD và thấu chi đều là NH cung cấp cho KH một hạn mức và KH được chi tiêu trong hạn mức đó nhưng có 1 vài điểm khác nhau mình thấy khá rõ:
- Đối tượng: HMTD thường dùng cho các DN vay bổ sung vốn lưu động trong khi thấu chi dùng cho khách hàng cá nhân.
- Chứng minh mục đích sử dụng vốn: cho vay theo HMTD thường phải chứng minh được mục đích sử dụng vốn còn thấu chi thì không, cứ cho vay, dùng gì kệ KH
- Số tiền cho vay: HMTD phụ thuộc vào nhu cầu KH nên có thể lớn nhỏ tùy TH, còn thấu chi thường hạn mức thấu chi được cấp sẽ thấp hơn, tùy thuộc "đẳng cấp" của KH, thường chỉ vài chục -> vài trăm triệu.

Cái này thì sai roài :D
- Đối tượng: thấu chi phổ biến với khách hàng cá nhân nhưng doanh nghiệp cũng có, điều kiện làm thấu chi của doanh nghiệp thì khắt khe hơn hạn mức tín dụng (yêu cầu xếp hạng tín dụng cao hơn) Thấu chi doanh nghiệp thường áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn liên tục, vòng quay nhanh.
- Mục đích sử dụng vốn: dù là hạn mức tín dụng hay thấu chi thì với doanh nghiệp đều phải chứng minh mục đích sử dụng vốn.
 
mình xin đóng góp vài ý kiến sau:
1) so sánh HMTD và thấu chi
- thấu chi:là phương thức tài trợ ngắn hạn trong đó NH cho vay KH bằng cách KH được phép rút quá số dư
trên TK vãng laitrong phạm vi số tiền và thời hạn nhất định
+) đối tượng chủ yếu là KH cá nhân( KH doanh nghiệp vẫn có nhưng làm phức tạp hơn)
+) hạn mức là min( nhu cầu vay,hạn mức tối đa) trong đó
nhu cầu vay= TSNH - VLĐR - phải trả nhà cung cấp - nợ NH phi NH
+) đáp ứng nhu cầu chi tiêu( KHCN), đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động( KHDN)
- HMTD: là phương thức cho vay mà NH căn cứ vào quá trình xuất nhập vật tư của DN, NH cho vay khi DN phát
sinh nhu cầu vay vốn để nhập vật tư hàng hóa và NH thu nợ khi DN có thu nhập từ việc tiêu thụ sản phẩm.
+) đối tượng chủ yếu là DN và hộ kinh doanh
+) hạn mức là min( VTC của NH, VTC của KH, 70% TSBĐ thường là vậy)
nhu cầu vay = nhu cầu vốn cho SXKD kì kế hoạch - VLĐ tự có và coi như tự có - vốn huy động khác
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,661
Thành viên mới nhất
eetv
Back
Bên trên