Tài sản đảm bảo là đất hộ gia đình

  • Bắt đầu Bắt đầu mdky777
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

mdky777

Kartos
Chào anh em!
Mình đang thấy rối rối chỗ nhận tài sản đảm bảo là đất cấp cho hộ gia đình.
Khi ký hợp đồng thế chấp thì lôi nhưng thành viên nào ra ký cho đúng?
Mỗi bank làm một kiểu, mỗi địa phương làm một nẻo.
Anh em nào rành luật bàn luận thêm xíu về vụ này nhé.
 
NH mình là xin xác nhận nhân khẩu tại thời điểm cấp đất, xin của Công an và của Phường, nói như bạn thì gia đình nhà này chung khẩu vs người anh, xin xác nhận nhân khẩu hiện tại thì có tác dụng j, đất cấp cho hộ là cấp cho hộ tại thời điểm cấp bìa, chứ sao lại cấp cho hộ tại thời điểm hiện tại, nếu xin hiện tại, ví dụ con của nhà đấy mà có con nữa, tức là cháu (trên 15 tuổi) thì cũng đi kí à? vì bh có luật đất đai mới, có định nghĩa về hộ gia đình (Khoản 29, điều 3: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất) thì lại phải làm rõ quan hệ huyết thống.
Mình thì vẫn nghiêng về ý kiến xin xác nhận tại thời điểm cấp đất, dưới 15 tuổi ko kí nhưng vẫn cho tên vào HĐTC, có giấy khai sinh mà, vì còn nhỏ nên bố mẹ đại diện.

Như vậy thì đúng là mỗi bank mỗi khác, bank mình thì bắt buộc phải xác nhận nhân khẩu hiện tại (tất nhiên là vẫn phải có cái xác nhận nhân khẩu lúc cấp đất), chứ không giống như ý kiến của bạn là "xác nhận nhân khẩu hiện tại chẳng để làm gì".
Bên mình thì cho dù lúc cấp đất chưa có con hoặc chỉ có 1 người trên 15 tuổi, nhưng hiện tại nếu khách hàng có bao nhiêu người con trên 15 tuổi thì vẫn phải ký (trường hợp đất cấp cho hộ trên 15 năm), còn dưới 15 tuổi thì bên mình hok có đưa và HĐTC, chỉ đưa tất cả người trong hộ (tất nhiên là phải huyết thống) trên 15 tuổi và có chữ ký.
Thân
 
Theo mình biết thì khi trong GCN QSDD ghi cấp cho hộ thì tất cả thành vên có tên trong hộ khẩu của hộ đó nếu đủ 15 tuổi trở lên đều phải ký trên hợp đồng thế chấp.
Nhiều bank theo cái này.
 
đơn giản có 3 cách cho CBTD lựa chọn như sau : đơn giản mà cũng thấy cũng không thấy khó cho lắm
1. đính chính sổ chuyển đổi từ hộ Ông Bà hoặc Hộ Ông hoặc Hộ Bà ----> thành Ông và Bà
cái này ra tài nguyên môi trường , lưỡi ko xương nhiều đường lất léo với độ quan hệ rộng rộng và sâu sâu tý là ok , không dc nữa thì nhờ Bác hồ xin cho :))
2. Xác nhận tại thời điểm cấp sổ có những thành viên nào , nếu sổ hộ khẩu cấp trước ngày cấp sổ thì những tên ai có trong sổ hộ khẩu trên 15 tuổi thì đi ký còn nếu sổ hổ khẩu cấp sau ngày cấp trên sổ hổ khẩu các bạn nhờ khách hàng lên Công an thành phố (huyện) làm cái xác nhận tại thời điểm cấp sổ có những thành viên A..... B.......... C......... xong làm cái giấy biên bản thỏa thuận ( hay là biên bản họp gia đình ) tất cả các thành viên gia đình thống nhất và cam kết ủy quyền không hủy ngang và cho Ông ..... và Bà ...... vay vốn tại Ngân hàng , cam kết ngoài các thành viên trong giấy ủy quyền này ra chúng tôi không còn ai khác. sau đó cho Ông chủ tịch huyện ( xã) hoăc ( công chứng tư, công chứng nhà nước ) làm chứng là ok .................................
Sợ gì sổ Hộ.....................
 
  • Like
Reactions: ImB
Với tài sản của hộ gia đình thì làm kiểu gì cũng nơm nớp lo vô hiệu hợp đồng thế chấp. Các luật sư kỳ cựu (cỡ bác Trương Thanh Đức), chuyên gia các bộ (như anh Hồ Quang Huy - Bộ TP), giáo sư- tiến sĩ luật (cỡ TS Ngô Huy Cương),... đều đi đến kết luận là ... chỉ có giời mới xác định được thành viên của hộ gia đình là những ai. Mỗi NH làm một kiểu, cũng là để thẩm du tinh thần thôi. Quy định lỏng quá thì NH chết, quy định chặt quá thì cán bộ chết.
Dự thảo BLDS đang đi theo hướng loại bỏ chế định này. Nhưng dù có bỏ được, thì hậu quả vẫn còn kéo dài nhiều nhiều năm nữa.
 
Back
Bên trên