Rủi ro hoạt động ngoại bảng của các NHTM

pbtuyen

Thành viên
Tại các ngân hàng có rất nhiều khoản mục rủi ro của ngân hàng nằm ở ngoại bảng

Tương quan tỷ lệ rủi ro ngoại bảng so với rủi ro nội bảng là (Theo IFC 2006)
· Phần lớn các ngân hàng ở Mỹ là 2,5 lần
· Phần lớn ngân hàng Anh là 2.3 lần.
· Phần lớn ngân hàng Đức là 2.2 lần.
· Phần lớn ngân hàng Thụy Sĩ là 1.7 lần
(Xem thêm tài liệu về rủi ro ngoại bảng tại các NHTM Việt Nam)

Theo sự phân loại của Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), các hoạt động ngoại bảng bao gồm các hoạt động sau:

· Các hoạt động phái sinh (Off-Balance Sheet Items and Derivatives);​
· Các hoạt động cho vay ngoại bảng (Off-balance sheet Lending Activities);​
· Chuyển giao tài sản ngoại bảng (Off-Balance Sheet Asset Transfer);​
· Khoản nợ tiềm ẩn ngoại bảng (Off-Balance Sheet Contingent Liabilities.​

2.1 Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế (ISDA - International Swaps and Derivatives Association) phân loại các các loại phái sinh bao gồm:

  • [*=1]phái sinh tín dụng (Credit Derivatives)
    [*=1]phái sinh cổ phiếu (Equyty Derivatives)
    [*=1]phái sinh lãi suất (Interest rates Derivatives)
    [*=1]phái sinh ngoại hối (FX derivatives)
    [*=1]phái sinh hàng hóa (Commodities Derivatives)
    [*=1]các loại phái sinh khác.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính và sự sụp đổ của hàng loạt các định chế tài chính giai đoạn 2008-2009. Các định chế còn sống sót cũng bị tổn thất nặng nề do hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh từ các khoản cho vay dưới chuẩn.

2.2 Hoạt động cho vay ngoại bảng khác với cho vay thông thường ở chỗ là các khoản vay ngoại bảng ở dưới dạng cam kết trước và việc sử dụng khoản vay đó hay không tùy thuộc vào tình hình thực tế của khách hàng.
Các hoạt động cho vay ngoại bảng gồm có các loại thư tín dụng (thư tín dụng lữ hành - Travelers Letter of Credit; thư tín dụng thương mại - Commercial Letter of Credit; thư tín dụng dự phòng - Standby Letter Of Credit – SBLC ) và cam kết cho vay

2.3 Chuyển giao tài sản ngoại bảng bao gồm các dịch vụ liên quan đến

  • [*=1]thế chấp ngân hàng (Mortgage Banking);
    [*=1]bán tài sản có quyền truy đòi (Assets Sold with Recourse) và
    [*=1]các hình thức thay thế tín dụng trực tiếp.

2.4 Các khoản nợ tiềm ẩn ngoại bảng bao gồm các hình thức sau:

  • [*=1]thương phiếu được đảm bảo bằng tài sản (Asset-backed Commercial Paper Programs);
    [*=1]chấp phiếu ngân hàng (Bankers Accepances);
    [*=1]hợp đồng bảo lãnh phát hành (RUF-Revolving Underwriting Facilities).


Tóm lược từ bài viết gốc rất hay của Ths. Nguyễn Minh Sáng và Ths. Nguyễn Thị Lan Hương tại đây
Đọc thêm bài về cuộc khủng hoảng tài chínhrủi ro ngoại bảng tại các DN và bài học Enron

(T.Blog)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,225
Thành viên mới nhất
Miss Peaches Me
Back
Bên trên