Quyết bám trụ Thủ đô, cử nhân nhập viện tâm thần

cungvi

Verified Banker
Cầm trên tay tấm bằng đại học, thậm chí là tấm bằng loại ưu, nhiều bạn trẻ vẫn không thể xin được việc... sau một thời gian ngậm ngùi làm xe ôm, bồi bàn, trông xe... rất nhiều người trong số đó đã phải nhập viện tâm thần vì stress quá nặng.

Kinh tế khó khăn, cuộc sống ngộp thở với mức leo thang của giá cả trong khi đồng lương chưa được cải thiện, văn hóa - đạo đức xã hội xuống cấp... tỷ lệ nhiều trí thức mắc chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… phải vào viện tâm thần để điều trị đang tăng cao đột biến trong thời gian gần đây. Chuyên đề "Trí thức tâm thần" hé mở phần nào về bức tranh màu xám này với mong muốn cung cấp thông tin và những kỹ năng cần thiết cho độc giả xây dựng một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

Ngày làm xe ôm, tối làm bồi bàn

Ngày tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân với tấm bằng khá trên tay, giống như bao nhiêu những sinh viên khác, Hùng cũng hớn hở mang hồ sơ đi rải khắp các công ty, doanh nghiệp rồi mơ đến cảnh tượng được bước chân vào một công ty lớn để làm việc và cống hiến.

Ảnh minh họa
Nhưng một tháng, 2 tháng, rồi 1 năm trôi qua, chưa kịp đem tâm huyết và những kiến thức đã học được trong nhà trường để áp dụng vào công việc thì Hùng đã phải vào viện tâm thần trong trạng thái khủng hoảng tinh thần, trầm cảm nặng...

Tại bệnh viện tâm thần, hồi tưởng lại quãng thời gian đã qua, Hùng chua chát: “Hồi đó, cũng có mấy chỗ gọi em đến phỏng vấn, nhưng rồi họ lại từ chối thẳng thừng vì ở đâu cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc. Mà, 4 năm học đại học, suốt ngày chỉ biết mài đũng quần hết giảng đường lại đến thư viện để kiếm được tấm bằng loại ưu thì lấy đâu ra thứ xa xỉ ấy".


Không kiếm được việc theo đúng chuyên nghành đào tạo, trong khi viện trợ từ phía gia đình đã bị cắt từ lâu. Em đành ngậm ngùi mang chiếc xe máy mới mua ra đầu ngõ làm xe ôm, kiếm chút tiền chi tiêu. Rồi, có đứa bạn giới thiệu, em xin được chân bồi bàn trong một quán rượu trên phố Tràng Tiền, với mức lương 1,8 triệu".


“Cứ tưởng, đã làm đến cái nghề chả phải dính líu gì đến bằng cấp, kinh nghiệm đó rồi thì sẽ được yên phận để tiếp tục duy trì cuộc sống và chờ đợi cơ hội việc làm theo đúng chuyên ngành của mình. Không ngờ, cũng chẳng được yên thân.

Đi làm xe ôm thì không ít lần bị khách quỵt tiền, rồi còn bị mấy ông “đồng nghiệp” trong khu dọa “đánh cho què chân” vì xâm phạm vào đất làm ăn của họ. Đến mức sợ quá, em không còn dám đi làm xe ôm nữa.
Còn, công việc trong quán rượu, lúc đầu, cứ tưởng đơn giản nhưng cũng không hề đơn giản chút nào, nhiều khi không cẩn thận chỉ cần lỡ tay làm rơi một ly rượu, là tiền lương cả tháng cũng chả đủ để bù”.

Vào viện tâm thần vì stress quá nặng

Hơn một năm bươn trải với rất nhiều các công việc tạm bợ khác nhau. Nhưng thu nhập cũng chẳng đủ để Hùng duy trì cuộc sống đắt đỏ nơi Thủ đô. Trong khi đó, lại thêm áp lực về việc kiếm tiền để nuôi đứa em vừa vào đại học càng khiến Hùng bị treess nặng nề.

Nhiều bạn trẻ bị trầm cảm vì không tìm được công việc phù hợp.

Từ một người hay nói, dễ gần, dần dần Hùng trở nên ít giao tiếp và xa lánh với mọi người xung quanh. Theo lời giải thích của Hùng thì lý do là vì: “Lúc nào em cũng nghĩ mình không bằng bạn bằng bè, trong khi mọi người ra trường, kiếm việc làm ổn định, thậm chí có người còn có thu nhập cao, còn mình suốt 1 năm trời cứ vất va vất vưởng”.

Hùng kể, đã có không dưới một lần, Hùng định tìm đến cái chết để kết thúc cuộc sống vô nghĩa của mình nhưng không thành. Đến khi gia đình biết chuyện, thì mới đưa Hùng vào bệnh viện tâm thần để khám và điều trị. Sau gần 4 tháng điều trị tại bệnh viện tâm thần, được học thiền, được nói chuyện chia sẻ, được nghe nhạc trị liệu… những nụ cười trên gương mặt của Hùng mới xuất hiện trở lại. Hùng bảo, ra viện lần này, em sẽ lại về quê để xin việc, chứ không khổ sở bám lấy đất Thủ đô này nữa.
63% sinh viên tốt nghiệp không có việc làm
Theo điều tra của Bộ GD-ĐT công bố năm 2011, cả nước có tới 63% sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% có việc làm nhưng nhiều SV phải làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại.
Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Cục việc làm (Bộ LĐ-TB-XH), sáu tháng đầu năm 2011 tình trạng lao động mất việc làm tăng cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2010.

Giới trẻ bị tâm thần là do thiếu kỹ năng
Theo phân tích của chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà, Trung tâm ứng dụng tâm lý Hoa Mặt Trời, các bạn trẻ là sinh viên mới ra trường là những người có năng lượng và nhu cầu thể hiện bản thân rất lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng tìm được môi trường thích hợp để thể hiện và phát huy khả năng của mình. Do vậy, trong thời gian chờ đợi công việc, họ rất dễ có tâm lý chán nản và thất vọng
... Bên cạnh đó, việc thiếu những kỹ năng xã hội như kỹ năng giải quyết vấn đề, sự kiên định hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ cũng khiến cho các bạn trẻ không có nhiều tư thế chủ động trong việc tìm kiếm công việc, kiên trì theo đuổi sự nghiệp.
Đấy là nguyên nhân vì sao nhiều sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc làm, và mắc các chứng bệnh lo âu hoặc căng thẳng.

Theo Vietnamnet
 
Vị nhà ở đâu?
Cuộc sống Hà Nội thì khá vất vả, chắc ai cũng biết
cũng chỉ là muốn lao vào để đổi đời
nhưng đến mức trầm cảm, tự kỉ như anh trong bài thì mình cũng sợ thật
 
Vị nhà ở đâu?
Cuộc sống Hà Nội thì khá vất vả, chắc ai cũng biết
cũng chỉ là muốn lao vào để đổi đời
nhưng đến mức trầm cảm, tự kỉ như anh trong bài thì mình cũng sợ thật
tớ quê 37 cậu ạ.hihi
với tớ thủ đô k phải là miền đất hứa.:D
 
Tớ thì tớ nghĩ sv ko nên cố gắng bám trụ ở HN, phải xem xét điều kiện khả năng của bản thân có thể lập nghiệp và xây dựng cuộc sống lâu dài ở HN ko đã, về quê vẫn có cơ hội phát triển với lại ở các tỉnh hiện giờ dịch vụ về y tế, công cộng... cũng được cải thiện rất nhiều, cơ hội việc làm cũng dễ dàng hơn vì ai cũng đổ xô về HN rồi. Tớ thấy nơi nào cũng sống được, ra trường nhất định tớ phải vào HCM city vì nơi đó có my idol :), tớ cũng thích môi trường trong đó nữa, có bạn nào định vào HCM sau khi ra trường liên lạc với tớ nhé:). Miền Nam thẳng tiến thôi:bz
 
Hic. Tội nghiệp mấy bạn này quá. Nghĩ thoáng ra một chút thì có phải là dễ dàng hơn không? God bless you guys!
 
Nghĩ mà cảm thấy may mắn cho những cty nào đã từ chối thẳng thừng a chàng này! Một chút áp lực đã không thể chịu nổi thì làm sao có thể cống hiến cho cty được! Không tìm được việc, đừng đổ lỗi mà hãy nhìn lại chính mình!
 
tớ quê 37 cậu ạ.hihi
với tớ thủ đô k phải là miền đất hứa.:D

Bạn cần phải xác định xem về quê liệu có sáng hơn ở hn ko, bởi có rất nhiều bạn từ quê lại bật lên hn
Ở đâu cũng có mặt trái, nếu về quê mà có sẵn chỗ thì cũng nên về
 
Bạn cần phải xác định xem về quê liệu có sáng hơn ở hn ko, bởi có rất nhiều bạn từ quê lại bật lên hn
Ở đâu cũng có mặt trái, nếu về quê mà có sẵn chỗ thì cũng nên về
cám ơn bạn leejunki, tớ quan niệm đất lành chim đậu thôi, một phần mình cũng là con trai nên thoải mái. ra trg cứ bay nhảy đi đã.hihi.. bây h thất nghiệp nhiều, có bạn bảo chỉ tại mình chứ do ai nhưng theo tớ nhà nước k cứu các doanh nghiệp thì lấy đâu việc làm mà làm bi h.híc...
 
mềnh thấy về we còn khó hơn ở Hn nhìu, hn đất chật người đông, nhưng ít ra nếu có sự cố gắng thì cuối cùng vẫn có đc kq như mong muốn, còn ở we á, chưa biết được.haizzzzz
 
Theo như mình biết thì Đà Nẵng là thành phố đáng sống nhất VN:D. Sắp tới chắc Quảng Ninh, Bắc Ninh cũng học theo mô hình của Đà Nẵng;)). Thủ đô k phải lựa chọn duy nhất. Nếu ai mới ra trường, quyết tâm xin việc để đỡ gánh nặng cho bố mẹ (vì gia đình đã khó khăn lắm rồi khi nuôi con 4 năm đại học:()thì áp lực, stress là dễ hiểu thôi, khi mà mấy tháng k xin được việc, lúc đó nghĩ làm việc gì tạo ra thu nhập cũng được. Xin được rồi thì công việc k như mong đợi, dù có thu nhập đấy, nhưng vất vả quá, lương lại bèo bọt...
Mình có cậu bạn ra trường được gần 1 năm, làm ở Thái Nguyên, rồi HN, và bây giờ đang ở trong TP HCM. Và có thể TP HCM là bến đỗ thích hợp với cậu ấy:D. Thấy bảo trong đấy giá cả rẻ hơn ngoài HN, con người cũng thân thiện, thoải mái hơn...
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,506
Thành viên mới nhất
youhuihuodong22
Back
Bên trên