hungviet
Founder
Ngày 10/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại (NHTM).
Theo đó, về phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) vay vốn tại NHTM. Đối tượng điều chỉnh là Ngân hàng phát triển Việt Nam, các NHTM, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM.
Đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh thuộc các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Xây dựng; Sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải, kho bãi.
Doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn phải đảm bảo các điều kiện sau: Thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn; Có dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay, dự án đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Quy chế này; Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư đồng thời tại thời điểm đề nghị bảo lãnh không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Về phạm vi bảo lãnh vay vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại NHTM (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án) trên cơ sở kết quả thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng tài chính của các bên; bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản vay của doanh nghiệp tại NHTM.
Giới hạn bảo lãnh vay vốn được quy định cụ thể là: Mức bảo lãnh vay vốn cho một doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đồng thời, tổng mức bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5 lần so với vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Phí bảo lãnh vay vốn bao gồm: Phí thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn 500.000 đồng cho một hồ sơ và được nộp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng với hồ sơ đề nghị; Phí bảo lãnh vay vốn 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh. Ngân hàng Phát triển Việt Nam sử dụng số tiền phí bảo lãnh thu được cụ thể là trích 75% để hình thành quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn và trích 25% vào thu nhập của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khi đến hạn, doanh nghiệp không trả hoặc trả nợ không đầy đủ, NHTM xác định rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ mà doanh nghiệp không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn đối với khoản vay đang được bảo lãnh, NHTM phải có văn bản yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong thời hạn tối đa 30 ngày Ngân hàng Phát triển Việt Nam phối hợp với NHTM áp dụng các biện pháp thu hồi và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các thoả thuận, cam kết trong hợp đồng, chứng thư bảo lãnh.
Ngoài ra, Quy chế cũng hướng dẫn các thủ tục về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn, hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn, biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn, trình tự và thủ tục bảo lãnh vay vốn, hợp đồng bảo lãnh vay vốn, chứng thư bảo lãnh, chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn, hoàn trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam… Bên cạnh đó, Quy chế quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các doanh nghiệp, NHTM cũng như trách nhiệm của các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/02/2011 và thay thế các Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009, số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM. Đối với các khoản bảo lãnh đã được phát hành chứng thư trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện các cam kết trong chứng thư đã ký.
Đình kèm tài liệu - password giải nén: ub.com.vn
Theo đó, về phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) vay vốn tại NHTM. Đối tượng điều chỉnh là Ngân hàng phát triển Việt Nam, các NHTM, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM.
Đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh thuộc các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Xây dựng; Sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vận tải, kho bãi.
Doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn phải đảm bảo các điều kiện sau: Thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn; Có dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay, dự án đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Quy chế này; Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư đồng thời tại thời điểm đề nghị bảo lãnh không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Về phạm vi bảo lãnh vay vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại NHTM (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án) trên cơ sở kết quả thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng tài chính của các bên; bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản vay của doanh nghiệp tại NHTM.
Giới hạn bảo lãnh vay vốn được quy định cụ thể là: Mức bảo lãnh vay vốn cho một doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đồng thời, tổng mức bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5 lần so với vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Phí bảo lãnh vay vốn bao gồm: Phí thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn 500.000 đồng cho một hồ sơ và được nộp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng với hồ sơ đề nghị; Phí bảo lãnh vay vốn 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh. Ngân hàng Phát triển Việt Nam sử dụng số tiền phí bảo lãnh thu được cụ thể là trích 75% để hình thành quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn và trích 25% vào thu nhập của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khi đến hạn, doanh nghiệp không trả hoặc trả nợ không đầy đủ, NHTM xác định rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ mà doanh nghiệp không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn đối với khoản vay đang được bảo lãnh, NHTM phải có văn bản yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong thời hạn tối đa 30 ngày Ngân hàng Phát triển Việt Nam phối hợp với NHTM áp dụng các biện pháp thu hồi và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các thoả thuận, cam kết trong hợp đồng, chứng thư bảo lãnh.
Ngoài ra, Quy chế cũng hướng dẫn các thủ tục về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn, hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn, biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn, trình tự và thủ tục bảo lãnh vay vốn, hợp đồng bảo lãnh vay vốn, chứng thư bảo lãnh, chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn, hoàn trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam… Bên cạnh đó, Quy chế quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các doanh nghiệp, NHTM cũng như trách nhiệm của các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/02/2011 và thay thế các Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009, số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM. Đối với các khoản bảo lãnh đã được phát hành chứng thư trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện các cam kết trong chứng thư đã ký.
Đình kèm tài liệu - password giải nén: ub.com.vn