hoangphuc110
Thành viên
Mình có được một đề thi một số năm trước của một ngân hàng, đưa lên đây để các bạn cùng tham khảo, giải và luyện tập, nhất là những bạn đang chuẩn bị thi vào các ngân hàng.
Đề bài: gồm 2 phần lý thuyết và bài tập.
1. Hãy chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau:
Câu 1: Chỉ tiêu nào hình thành tài sản có của Ngân hàng?
a. Tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nước, TSCĐ.
b. Đầu tư vào chứng khoán.
c. Tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng.
d. a và b
Câu 2: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là
a. Đối tượng chịu thế VAT trực tiếp.
b. Đối tượng chịu thuế VAT gián tiếp.
c. Đối tượng không phải chịu thuế VAT.
d. Không có câu trả lời đúng.
Câu 3: Để thực hiện nguyên tắc cơ sở dồn tích, ngân hàng thực hiện tính lãi phải thu từ hoạt động tín dụng đối với:
a. Tất cả các khoản nợ thuộc nhóm 1.
b. Tất cả các khoản nợ thu lãi sau.
c. Tất cả các khoản nợ thuộc nhóm 1 thu lãi sau.
d. Không có câu trả lời đúng.
Câu 4: Khi đối chiếu tiền mặt, nếu có chênh lệch giữa sổ sách và tiền mặt thực tế tồn quỹ mà chưa rõ nguyên nhân thì:
a. Phải điều chỉnh tiền mặt thực tế tồn quỹ theo sổ sách.
b. Phải điều chỉnh sổ sách theo tiền mặt thực tế tồn quỹ.
c. Không điều chỉnh chỉ ghi sổ theo dõi để tìm nguyên nhân.
d. b và a.
Câu 5: Nhận tiền mặt ông H gửi tiết kiệm số tiền 60 triệu đồng, kì hạn 3 tháng, lãi suất 0,45%/tháng trả lãi trước. Số tiền ghi Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm là:
a. 60 triệu đồng. b. 60 triệu 810 ngàn đồng. c. 59 triệu 190 ngàn đồng. d. 61triệu đồng.
2. Những nhận định sau Đúng hay Sai và giải thích:
a. Trong quy trình thanh toán ủy nhiệm chi giữa 2 ngân hàng, ngay sau khi nhận được yêu cầu chi hộ của người chi trả, ngân hàng phục vụ người chi trả sẽ lập Lệnh chuyển Nợ gửi sang ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
b. Dự trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn trả lãi khi đến hạn có nghĩa là ngân hàng hạch toán lãi vào chi phí và nhập vào gốc của khách hàng.
c. Khi tính dự phòng phải trích trong quý, nếu số dự phòng phải trích lớn hơn số dự phòng hiện có, kế toán thực hiện hoàn nhập dự phòng.
d. Khách hàng chỉ phải trả lãi vay quá hạn ngân hàng phần định kì không trả đúng hạn, chứ không phải trả lãi vay quá hạn đối với toàn bộ số dư nợ hiện có.
e. Ngân hàng thương mại hiện nay không phải trích lập dự phòng cho các cam kết ngoại bảng.
f. Thanh toán bù trừ là kênh thanh toán giữa các đơn vị trong cùng một hệ thống NH.
3. Giả sử tại NHTM A có các nghiệp vụ phát sinh như sau, hãy hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
a. Khách hàng A nộp 30 triệu đồng và 300USD tiền mặt vào TKTGKKH; đồng thời xin tất toán sổ tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, số tiền 100triệu đồng, lãi trả trước (toàn bộ lãi đã hạch toán vào chi phí) trong đó xin rút 50 triệu đồng bằng tiền mặt, 50triệu đồng chuyển vào TKTGKKH.
b. Thanh toán trái phiếu đến hạn, tổng mệnh giá 500triệu đồng, lãi suất 8,6% năm, trả lãi cuối kỳ, thời hạn 2 năm. Biết: toàn bộ lãi được dự trả, khách hàng A xin lấy 350triệu đồng bằng tiền mặt, phần còn lại chuyển vào TKTGKKH.
c. Bán một khoản nợ của công ty X cho AMC, nợ gốc 500triệu đồng, lãi phải thu tính đến thời điểm bán nợ là 50triệu đồng, đang theo dõi ngoại bảng là 45 triệu đồng, trong đó trước đây đã hạch toán dự thu là 35 triệu đồng. Giá bán 550triệu đồng thu bằng chuyển khoản từ TK của bên mua. Biết khoản nợ này đang theo dõi ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và TSTC là một lô hàng trị giá 640 triệu đồng.
d. Sau khi kiểm tra các thủ tục cần thiết, ngân hàng chấp nhận chuyển tiền ra nước ngoài theo yêu cầu của ông Tĩnh. Ông Tĩnh nộp 5000USD vào để chuyển, ngân hàng yêu cầu ông Tĩnh nộp phí chuyển tiền bằng 0,5% số tiền chuyển (chưa gồm VAT), ông Tĩnh cũng đã thực hiện nộp phí bằng tiền mặt, ngân hàng hạch toán qui đổi ngay số phí thu bằng ngoại tệ sang VND để ghi nhận vào thu nhập. Tỷ giá 17.500-17.520VND/USD.
e. Các nghiệp vụ thanh toán:
- Công ty cổ phần L nộp vào NH UNC, số tiền 150triệu đồng, trả nợ gốc và lãi vay NH, trong đó nợ gốc 135triệu đồng, lãi cộng dồn dự thu NH đã hạch toán là 10triệu đồng.
- Công ty K nộp séc, số tiền 20 triệu đồng, do Giám đốc công ty TNHH X - có tài khoản tại một NH cùng địa bàn nhưng khác hệ thống - ký phát 25 ngày trước. Giữa 2 khách hàng đã có ủy quyền chuyển Nợ từ trước.
f. Nghiệp vụ đầu tư
- Nhận được báo Có của NH Nhà nước, nội dung thanh toán gốc và lãi trái phiếu Chính phủ đến hạn, mệnh giá 2000triệu đồng, lãi 450triệu đồng trong đó đã dự thu 440triệu đồng. Số trái phiếu này NH ghi nhận ở loại chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.
- Mua chứng khoán BVS với mục đích kinh doanh, tổng mệnh giá 500 triệu đồng, giá mua 505 triệu đồng, thanh toán ngay qua tài khoản tiền gửi của NH tại NH Nhà nước.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh vào các TK thích hợp. Biết rằng: Dự thu, dự trả, phân bổ lãi vv được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng và vào ngay đầu ngay giao dịch.
Các điều kiện khác có đủ để thực hiện nghiệp vụ.
Đề bài: gồm 2 phần lý thuyết và bài tập.
1. Hãy chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau:
Câu 1: Chỉ tiêu nào hình thành tài sản có của Ngân hàng?
a. Tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nước, TSCĐ.
b. Đầu tư vào chứng khoán.
c. Tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng.
d. a và b
Câu 2: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là
a. Đối tượng chịu thế VAT trực tiếp.
b. Đối tượng chịu thuế VAT gián tiếp.
c. Đối tượng không phải chịu thuế VAT.
d. Không có câu trả lời đúng.
Câu 3: Để thực hiện nguyên tắc cơ sở dồn tích, ngân hàng thực hiện tính lãi phải thu từ hoạt động tín dụng đối với:
a. Tất cả các khoản nợ thuộc nhóm 1.
b. Tất cả các khoản nợ thu lãi sau.
c. Tất cả các khoản nợ thuộc nhóm 1 thu lãi sau.
d. Không có câu trả lời đúng.
Câu 4: Khi đối chiếu tiền mặt, nếu có chênh lệch giữa sổ sách và tiền mặt thực tế tồn quỹ mà chưa rõ nguyên nhân thì:
a. Phải điều chỉnh tiền mặt thực tế tồn quỹ theo sổ sách.
b. Phải điều chỉnh sổ sách theo tiền mặt thực tế tồn quỹ.
c. Không điều chỉnh chỉ ghi sổ theo dõi để tìm nguyên nhân.
d. b và a.
Câu 5: Nhận tiền mặt ông H gửi tiết kiệm số tiền 60 triệu đồng, kì hạn 3 tháng, lãi suất 0,45%/tháng trả lãi trước. Số tiền ghi Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm là:
a. 60 triệu đồng. b. 60 triệu 810 ngàn đồng. c. 59 triệu 190 ngàn đồng. d. 61triệu đồng.
2. Những nhận định sau Đúng hay Sai và giải thích:
a. Trong quy trình thanh toán ủy nhiệm chi giữa 2 ngân hàng, ngay sau khi nhận được yêu cầu chi hộ của người chi trả, ngân hàng phục vụ người chi trả sẽ lập Lệnh chuyển Nợ gửi sang ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
b. Dự trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn trả lãi khi đến hạn có nghĩa là ngân hàng hạch toán lãi vào chi phí và nhập vào gốc của khách hàng.
c. Khi tính dự phòng phải trích trong quý, nếu số dự phòng phải trích lớn hơn số dự phòng hiện có, kế toán thực hiện hoàn nhập dự phòng.
d. Khách hàng chỉ phải trả lãi vay quá hạn ngân hàng phần định kì không trả đúng hạn, chứ không phải trả lãi vay quá hạn đối với toàn bộ số dư nợ hiện có.
e. Ngân hàng thương mại hiện nay không phải trích lập dự phòng cho các cam kết ngoại bảng.
f. Thanh toán bù trừ là kênh thanh toán giữa các đơn vị trong cùng một hệ thống NH.
3. Giả sử tại NHTM A có các nghiệp vụ phát sinh như sau, hãy hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
a. Khách hàng A nộp 30 triệu đồng và 300USD tiền mặt vào TKTGKKH; đồng thời xin tất toán sổ tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, số tiền 100triệu đồng, lãi trả trước (toàn bộ lãi đã hạch toán vào chi phí) trong đó xin rút 50 triệu đồng bằng tiền mặt, 50triệu đồng chuyển vào TKTGKKH.
b. Thanh toán trái phiếu đến hạn, tổng mệnh giá 500triệu đồng, lãi suất 8,6% năm, trả lãi cuối kỳ, thời hạn 2 năm. Biết: toàn bộ lãi được dự trả, khách hàng A xin lấy 350triệu đồng bằng tiền mặt, phần còn lại chuyển vào TKTGKKH.
c. Bán một khoản nợ của công ty X cho AMC, nợ gốc 500triệu đồng, lãi phải thu tính đến thời điểm bán nợ là 50triệu đồng, đang theo dõi ngoại bảng là 45 triệu đồng, trong đó trước đây đã hạch toán dự thu là 35 triệu đồng. Giá bán 550triệu đồng thu bằng chuyển khoản từ TK của bên mua. Biết khoản nợ này đang theo dõi ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và TSTC là một lô hàng trị giá 640 triệu đồng.
d. Sau khi kiểm tra các thủ tục cần thiết, ngân hàng chấp nhận chuyển tiền ra nước ngoài theo yêu cầu của ông Tĩnh. Ông Tĩnh nộp 5000USD vào để chuyển, ngân hàng yêu cầu ông Tĩnh nộp phí chuyển tiền bằng 0,5% số tiền chuyển (chưa gồm VAT), ông Tĩnh cũng đã thực hiện nộp phí bằng tiền mặt, ngân hàng hạch toán qui đổi ngay số phí thu bằng ngoại tệ sang VND để ghi nhận vào thu nhập. Tỷ giá 17.500-17.520VND/USD.
e. Các nghiệp vụ thanh toán:
- Công ty cổ phần L nộp vào NH UNC, số tiền 150triệu đồng, trả nợ gốc và lãi vay NH, trong đó nợ gốc 135triệu đồng, lãi cộng dồn dự thu NH đã hạch toán là 10triệu đồng.
- Công ty K nộp séc, số tiền 20 triệu đồng, do Giám đốc công ty TNHH X - có tài khoản tại một NH cùng địa bàn nhưng khác hệ thống - ký phát 25 ngày trước. Giữa 2 khách hàng đã có ủy quyền chuyển Nợ từ trước.
f. Nghiệp vụ đầu tư
- Nhận được báo Có của NH Nhà nước, nội dung thanh toán gốc và lãi trái phiếu Chính phủ đến hạn, mệnh giá 2000triệu đồng, lãi 450triệu đồng trong đó đã dự thu 440triệu đồng. Số trái phiếu này NH ghi nhận ở loại chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.
- Mua chứng khoán BVS với mục đích kinh doanh, tổng mệnh giá 500 triệu đồng, giá mua 505 triệu đồng, thanh toán ngay qua tài khoản tiền gửi của NH tại NH Nhà nước.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh vào các TK thích hợp. Biết rằng: Dự thu, dự trả, phân bổ lãi vv được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng và vào ngay đầu ngay giao dịch.
Các điều kiện khác có đủ để thực hiện nghiệp vụ.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: