Phải làm sao đây để kiếm một việc làm nơi hàng năm có vài chục nghìn sinh viên ra trường và không chịu về quê? Trong khi đó kinh tế khó khăn, các công ty doanh số giảm và cũng đang cắt giảm nhân sự...
Gần đây tôi có đọc vài bài viết về việc thất nghiệp của sinh viên mới ra trường và cách các bạn tìm việc. Tôi có một số điều muốn chia sẻ với các bạn như sau.
Sinh viên mới ra trường, thất nghiệp là chuyện bình thường
Hàng năm, trung bình một trường đại học có khoảng vài nghìn sinh viên ra trường. Tính riêng ở Hà Nội lại có vài chục trường đại học, chưa kể cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề.
Có đến hơn nửa số sinh viên ra trường bám trụ lại Hà Nội. Tính sơ sơ như vậy cũng thấy rằng mỗi năm có khoảng vài chục nghìn sinh viên ra trường. Nguồn cung lao động cực nhiều, trong khi cầu lao động rất ít.
Kinh tế suy thoái, các công ty doanh số giảm, còn đang cắt giảm nhân sự, cần chi tuyển thêm người, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm gần như là con số 0.
Số công ty tăng lên không đáng kể, cầu ít, cung liên tục tăng mạnh, vì thế thất nghiệp là chuyện quá bình thường.
Đừng kêu ca
Tôi thấy rất nhiều sinh viên mà ở hội thảo, talkshow nào cũng giở cái điệp khúc “doanh nghiệp toàn tuyển những người có kinh nghiệm, mà sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”.
Xin nhắc các bạn rằng, kinh nghiệm hay không là ở các bạn, các bạn có chịu tích lũy hay không mà thôi. Sinh viên có khá nhiều thời gian trống và kinh nghiệm được tích lũy khi các bạn làm những công việc làm thêm, phát tờ rơi, kinh doanh đa cấp, gia sư...
Tất cả đều giúp các bạn có kinh nghiệm, vậy sao phải suốt ngày kêu ca khi mà chính các bạn không chịu tích lũy kinh nghiệm cho chính bản thân mình?
Đừng kén cá chọn canh
Tôi gặp nhiều bạn khá “chảnh”, tự cho mình là có năng lực, chê lương thấp, chê doanh nghiệp nhỏ và nghĩ rằng mình giỏi như này thì phải làm công việc nào nó “tương xứng” như là lương cao, công ty nước ngoài, công ty lớn.
Hãy nhớ rằng năng lực không thể hiện ở số điểm bạn đạt được ở trường đại học và càng không phải do bạn tự thấy mình có năng lực. Đó là một khái niệm trừu tượng nhưng lại được đo lường rất cụ thể khi bạn làm việc. Xin nhấn mạnh từ LÀM, chứ không phải NGHĨ, không phải NÓI.
Lương cao? Mới ra trường, kinh nghiệm còn thiếu, kỹ năng còn yếu thì đừng đòi hỏi lương cao. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn có sẵn sàng trả lương cao cho những người như vậy không?
Suy nghĩ trên quan điểm Marketing
Nếu coi năng lực làm việc của cá nhân là sản phẩm, doanh nghiệp là người mua, bản thân là người bán thì sinh viên mới ra trường là một sản phẩm mới tung ra thị trường. Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, nên hãy là “sản phẩm tốt” nếu bạn muốn người mua sẽ chọn sản phẩm của bạn.
Một sản phẩm tốt không bao giờ lo ế hàng và sản phẩm nhiều khuyết điểm thì không thể bán được chứ đừng nói đến bán được với giá cao. Giá của sản phẩm ở đây chính là lương bạn nhận được.
Nếu bạn không phải là tài năng xuất chúng thì hãy cho người mua biết bạn có sự khác biệt mà nhà tuyển dụng nên cần.
Đừng ngồi đấy mà kêu ca, đừng tự cho mình cái quyền chảnh và kén cá chọn canh. Hãy tự hoàn thiện bản thân như cách hoàn thiện sản phẩm. Sinh viên mới ra trường, còn quá trẻ để tiếp bước. Hãy cứ lăn xả, khổ trước thì sướng sau và cái sướng đó mới bền lâu.
Hy vọng và chúc các bạn thành công, để ai cũng là một “sản phẩm” tốt trên thị trường.
Gần đây tôi có đọc vài bài viết về việc thất nghiệp của sinh viên mới ra trường và cách các bạn tìm việc. Tôi có một số điều muốn chia sẻ với các bạn như sau.
Sinh viên mới ra trường, thất nghiệp là chuyện bình thường
Hàng năm, trung bình một trường đại học có khoảng vài nghìn sinh viên ra trường. Tính riêng ở Hà Nội lại có vài chục trường đại học, chưa kể cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề.
Có đến hơn nửa số sinh viên ra trường bám trụ lại Hà Nội. Tính sơ sơ như vậy cũng thấy rằng mỗi năm có khoảng vài chục nghìn sinh viên ra trường. Nguồn cung lao động cực nhiều, trong khi cầu lao động rất ít.
Kinh tế suy thoái, các công ty doanh số giảm, còn đang cắt giảm nhân sự, cần chi tuyển thêm người, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm gần như là con số 0.
Số công ty tăng lên không đáng kể, cầu ít, cung liên tục tăng mạnh, vì thế thất nghiệp là chuyện quá bình thường.
Đừng kêu ca
Tôi thấy rất nhiều sinh viên mà ở hội thảo, talkshow nào cũng giở cái điệp khúc “doanh nghiệp toàn tuyển những người có kinh nghiệm, mà sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm?”.
Xin nhắc các bạn rằng, kinh nghiệm hay không là ở các bạn, các bạn có chịu tích lũy hay không mà thôi. Sinh viên có khá nhiều thời gian trống và kinh nghiệm được tích lũy khi các bạn làm những công việc làm thêm, phát tờ rơi, kinh doanh đa cấp, gia sư...
Tất cả đều giúp các bạn có kinh nghiệm, vậy sao phải suốt ngày kêu ca khi mà chính các bạn không chịu tích lũy kinh nghiệm cho chính bản thân mình?
Đừng kén cá chọn canh
Tôi gặp nhiều bạn khá “chảnh”, tự cho mình là có năng lực, chê lương thấp, chê doanh nghiệp nhỏ và nghĩ rằng mình giỏi như này thì phải làm công việc nào nó “tương xứng” như là lương cao, công ty nước ngoài, công ty lớn.
Hãy nhớ rằng năng lực không thể hiện ở số điểm bạn đạt được ở trường đại học và càng không phải do bạn tự thấy mình có năng lực. Đó là một khái niệm trừu tượng nhưng lại được đo lường rất cụ thể khi bạn làm việc. Xin nhấn mạnh từ LÀM, chứ không phải NGHĨ, không phải NÓI.
Lương cao? Mới ra trường, kinh nghiệm còn thiếu, kỹ năng còn yếu thì đừng đòi hỏi lương cao. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn có sẵn sàng trả lương cao cho những người như vậy không?
Suy nghĩ trên quan điểm Marketing
Nếu coi năng lực làm việc của cá nhân là sản phẩm, doanh nghiệp là người mua, bản thân là người bán thì sinh viên mới ra trường là một sản phẩm mới tung ra thị trường. Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, nên hãy là “sản phẩm tốt” nếu bạn muốn người mua sẽ chọn sản phẩm của bạn.
Một sản phẩm tốt không bao giờ lo ế hàng và sản phẩm nhiều khuyết điểm thì không thể bán được chứ đừng nói đến bán được với giá cao. Giá của sản phẩm ở đây chính là lương bạn nhận được.
Nếu bạn không phải là tài năng xuất chúng thì hãy cho người mua biết bạn có sự khác biệt mà nhà tuyển dụng nên cần.
Đừng ngồi đấy mà kêu ca, đừng tự cho mình cái quyền chảnh và kén cá chọn canh. Hãy tự hoàn thiện bản thân như cách hoàn thiện sản phẩm. Sinh viên mới ra trường, còn quá trẻ để tiếp bước. Hãy cứ lăn xả, khổ trước thì sướng sau và cái sướng đó mới bền lâu.
Hy vọng và chúc các bạn thành công, để ai cũng là một “sản phẩm” tốt trên thị trường.
Mr Lity
VnExpress
VnExpress