Từ ngày gia nhập UB cho tới giờ, mình làm 2 cái ngân hàng.
Cũng trong thời gian đó cho tới giờ, mình cũng đã để ý những nhận định sai lầm của mọi người về cái nghề mà được cho là HOT.
Hình như cũng có TOPIC nói về vấn để này rồi, nhưng hôm nay tạm bàn vấn đề này cho mọi người thử suy nghĩ.
Nhận định sai lầm như thế nào, các bạn toàn nghĩ màu hồng trên đó:
1. Lương cao, thưởng nhiều.
2. Đồ đẹp, văn phòng đẹp.
3. Môi trường làm việc chuyên nghiệp.
4. Công việc vị trí nào đó nhàn.
5. Được gặp nhiều người.
6. Tiếp thu được nhiều kiến thức mới.
7. Có những con người giỏi dẫn dắt mình đi.
8. Oai với mọi người.
9. Nhanh lên chức
(còn nữa, mai đi làm cập nhật tiếp)
1. Lương: Các bạn cần phân biệt lương ở đây ảnh hưởng bởi các yếu tố sau
- Ngân hàng mình làm.
- Chi nhánh hay phòng giao dịch mình làm.
- Vị trí nhân viên và phòng, ban mình làm.
Vì sao?
Vì có những ngân hàng, lương ở mỗi chi nhánh khác nhau, do phụ thuộc vào kết quả sinh lãi của chi nhánh đó.
Vị trí, thường thì các vị trí sẽ chênh lệch lương với nhau. Cả phụ cấp, lẫn tính chất công việc.
Ngoài ra, chỉ tiêu cũng giao cho mỗi vị trí khác nhau, lương cũng dựa theo chỉ tiêu mà đạt được.
2. Đồ đẹp, văn phòng đẹp
Không phải lúc nào cũng như thế.
Phòng ốc nếu làm ở H.O, chi nhánh lớn, phòng giao dịch trang bị mới thì đẹp và hiện đại. Còn với những cái lâu năm, hoặc những ngân hàng nguồn tiền đầu tư có hạn, thì cũng chẳng đẹp đâu.
Đồ: do đồng phục của ngân hàng quy định, tuy nhiên, cái này thật khó nói, nên đi làm rồi mọi người sẽ hiểu!
3. Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Cái này dễ bị bé cái lầm.
Ở Việt Nam, các ngân hàng đều đang xây dựng môi trường này, nếu nói tạm được, hiện nay chỉ 1 số ít ngân hàng xây dựng được phong cách này. Còn lại còn rất yếu.
4. Có 1 điều mình xin khẳng định, nếu đơn vị làm ăn bị thua lỗ và ế, đảm bảo công việc sẽ rất nhàn vì khách đâu mà làm. Tuy nhiên, hệ lụy nó dẫn theo là lương thưởng sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Trừ những ngân hàng cào bằng về lương thưởng các chi nhánh.
5. Được gặp nhiều người:
Có những vị trí, suốt ngày gặp có nhiêu đó người, hết ngày!
Có những vị trí, như GDV cũng gặp được nhiều người, nhưng thời gian để dành nói chuyện và tìm hiểu hết khách hàng thì hầu như rất ít. Nếu cơ quan cho phép dành thời gian (hoặc lúc đó khách vắng) thì còn có thể nói chuyện nhiều.
Vị trí tiếp xúc nhiều nhất là bộ phận kinh doanh, tín dụng, đi quan hệ chính quyền, . . .
6. Kiến thức mới, ok, mới rất nhiều, nhưng dần rồi cũng nhàm chán với những công việc lặp đi lặp lại đó, kiến thức đôi khi cũng nhiêu đó.
Lâu lâu cập nhật những văn bản mới và nghiên cứu cho mòn cái văn bản đó.
7. Vào ngân hàng, chưa chắc tất cả đã giỏi hết, và chưa chắc ai cũng rãnh và nhiệt tình hướng dẫn mình.
Hầu hết, bạn phải tự thân vận động. Tự thân mà làm việc.
8. Oai. Đương nhiên là Oai rồi. Cán bộ ngân hàng mà. Nhưng nếu chỉ có cái vỏ, còn cái ruột trống không thì sao?
9. Nhanh lên chức. Cái đó có, nhưng cũng không. Ngồi chết 1 vị trí 10 năm cũng chưa lên nổi.
Mình chỉ nói khía cạnh được cho là nghe có vẻ tiêu cực nhưng đó là thực tế.
-Nếu chúng ta cứ ảo tưởng, không cố gắng trong công việc, không thích nghi với môi trường làm việc đó, "cứng đầu, cứng cổ" theo ý mình thì tự khắc bạn đang tự loại mình khỏi đơn vị đó.
-Thành công trong ngân hàng, đã có rất nhiều người thành công rồi. Nhưng mỗi người có con đường thành công riêng, do đó, bạn phải chọn con đường đúng đắn. Có những con đường thành công rồi cũng nhanh vào . . . TÙ!
-Ngoài ra, khi là SInh VIên mới ra trường, thì đầu tiên là chúng ta phải chấp nhận làm nhiều hơn những người có kinh nghiệm, phải biết tiếp thu và sửa đổi. Khi đó, kinh nghiệm làm việc mình sẽ có nhiều, nghiệp vụ vững . . . nói đúng ra, chịu khó làm và chứng tỏ mình là người giỏi, thì "giới giang hồ" sẽ biết "danh" bạn thôi.
Ngoài ra, sự kỳ vọng của các banker đi làm nơi này rồi, muốn qua nơi khác để lương thưởng cao hơn đôi khi là sai lầm:
- Lương có cao hơn, nhưng ít tăng.
- Thưởng có, nhưng chỉ cuối năm, bình thường chẳng thưởng, còn nếu có chỉ vài trăm ngàn.
- Cùng vị trí và thâm niên nhưng lương người cao người thấp.
- Nếu có chức, sẽ giao chỉ tiêu và thời gian thử thách. Hoặc thời gian bổ nhiệm chỉ 6 tháng hoặc 1 năm, nếu không đạt, thì tự hiểu rồi đó.
- Lương 1 cục, ví dụ 10 triệu, nhưng ai làm bị chỉ tiêu nặng nề, có dám nói là 10 triệu đem hết về nhà xài không? Xin thưa, cũng phải chi ngược lại cho công việc mình đang làm.
- Môi trường thân thiện hơn: đôi khi còn ác liệt hơn nơi cũ.
- Phong cách vùng miền cũng ảnh hưởng sâu về cách làm việc ở ngân hàng nữa
Đừng nhanh chán nản, mà cũng đừng có tô vẽ màu hồng nhiều quá, hãy nhìn nhận vào thực tế, để biết mà thích nghi.
Chúc mọi người thành công.
(Chơi với con rồi, mai mình sửa lại, chắc có sơ sót, mọi người góp ý nhé, xin cảm ơn)
Ngày trước làm GDV bên ngân hàng kia, làm ở chi nhánh, nói 4h30 kéo cửa không cho khách vô, chứ ở trong quầy, anh chị em GDV và kiểm ngân làm thấy bà luôn. Ngồi kết sổ, chấm chứng từ, hoặc tranh thủ nhập cho xong những cái chưa nhập. Loay hoay cũng 6 7h mới về. Hôm nào mà lệch giữa quỹ và GDV, ngồi lại chấm chứng từ muốn chết. Lệch cái mấy ngàn cũng phải kiếm. Có khi tẩu hỏa nhập ma, bên Quỹ đã khớp rồi, mà chị Thủ quỹ nhẩm tới nhẩm lui sao mà thiếu, kiếm muốn điên. Còn hôm nào "hên" rớt mạng, ngồi chơi đợi ngáp ruồi, tối hồi có mạng làm thấy sống chết vì cũng tối rồi.
Nói là sáng thứ 7 làm, chứ lúc đó ỷ y, sáng không có thời gian ăn sáng, trưa tưởng làm cùng lắm 12h về. Làm sao mà tới 3h chiều về. Ai cũng ngồi làm, mình đâu dám bỏ đi.
Công việc bình thường nhiều khi đi WC không có thời gian mà đi.Uống nước nhiều ngày không uống được 1 miếng. Cấm đầu cấm cổ mà làm.
Còn đi làm PGD thì 1 mình làm đủ chuyện.
Còn qua làm bộ phận chạy chỉ tiêu, nhiều khi gặp khách hàng trong giờ hành chánh không được, phải canh me hết giờ làm của người ta lẫn của mình.
Nhiều khi khách hàng mời đi nhậu khuya lơ khuya lắc.
Có khi người ta nhờ cái này cái kia, cũng phải chạy cho kịp, phục vụ khách hàng mà.
Nhiều khi khách hàng đòi quà, phải xuất tiền túi ra mà mua để tặng cho khách hàng.
Có những chuyện chưa giải quyết, uất ức là tối về suy nghĩ lung tung, có ngủ gì được đâu. Bị xì trét do suy nghĩ tùm lum là chuyện thường.
Nữ ngân hàng sợ nhất có chồng và có bầu. Vì thời gian và công việc. Nếu làm ở nợi ít khách hoặc cơ quan sắp xếp đông nhân viên giải quyết nhanh công việc thì không nói gì.
Có những gia đình, có con gái làm ngân hàng, thường hay hờn trách con gái là "con gái hư". Vì về tới nhà là lăn đùng ra ngủ. Rửa chén, giặt đồ, .... còn sức đâu mà làm. Ở nhà làm hết.
Còn ngân hàng ế thì không nói à nhe! hì hì. Ế thì khách đâu mà làm, mà có cũng ít, về sớm hay đúng giờ là chuyện bình thường.
Cũng trong thời gian đó cho tới giờ, mình cũng đã để ý những nhận định sai lầm của mọi người về cái nghề mà được cho là HOT.
Hình như cũng có TOPIC nói về vấn để này rồi, nhưng hôm nay tạm bàn vấn đề này cho mọi người thử suy nghĩ.
Nhận định sai lầm như thế nào, các bạn toàn nghĩ màu hồng trên đó:
1. Lương cao, thưởng nhiều.
2. Đồ đẹp, văn phòng đẹp.
3. Môi trường làm việc chuyên nghiệp.
4. Công việc vị trí nào đó nhàn.
5. Được gặp nhiều người.
6. Tiếp thu được nhiều kiến thức mới.
7. Có những con người giỏi dẫn dắt mình đi.
8. Oai với mọi người.
9. Nhanh lên chức
(còn nữa, mai đi làm cập nhật tiếp)
1. Lương: Các bạn cần phân biệt lương ở đây ảnh hưởng bởi các yếu tố sau
- Ngân hàng mình làm.
- Chi nhánh hay phòng giao dịch mình làm.
- Vị trí nhân viên và phòng, ban mình làm.
Vì sao?
Vì có những ngân hàng, lương ở mỗi chi nhánh khác nhau, do phụ thuộc vào kết quả sinh lãi của chi nhánh đó.
Vị trí, thường thì các vị trí sẽ chênh lệch lương với nhau. Cả phụ cấp, lẫn tính chất công việc.
Ngoài ra, chỉ tiêu cũng giao cho mỗi vị trí khác nhau, lương cũng dựa theo chỉ tiêu mà đạt được.
2. Đồ đẹp, văn phòng đẹp
Không phải lúc nào cũng như thế.
Phòng ốc nếu làm ở H.O, chi nhánh lớn, phòng giao dịch trang bị mới thì đẹp và hiện đại. Còn với những cái lâu năm, hoặc những ngân hàng nguồn tiền đầu tư có hạn, thì cũng chẳng đẹp đâu.
Đồ: do đồng phục của ngân hàng quy định, tuy nhiên, cái này thật khó nói, nên đi làm rồi mọi người sẽ hiểu!
3. Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Cái này dễ bị bé cái lầm.
Ở Việt Nam, các ngân hàng đều đang xây dựng môi trường này, nếu nói tạm được, hiện nay chỉ 1 số ít ngân hàng xây dựng được phong cách này. Còn lại còn rất yếu.
4. Có 1 điều mình xin khẳng định, nếu đơn vị làm ăn bị thua lỗ và ế, đảm bảo công việc sẽ rất nhàn vì khách đâu mà làm. Tuy nhiên, hệ lụy nó dẫn theo là lương thưởng sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Trừ những ngân hàng cào bằng về lương thưởng các chi nhánh.
5. Được gặp nhiều người:
Có những vị trí, suốt ngày gặp có nhiêu đó người, hết ngày!
Có những vị trí, như GDV cũng gặp được nhiều người, nhưng thời gian để dành nói chuyện và tìm hiểu hết khách hàng thì hầu như rất ít. Nếu cơ quan cho phép dành thời gian (hoặc lúc đó khách vắng) thì còn có thể nói chuyện nhiều.
Vị trí tiếp xúc nhiều nhất là bộ phận kinh doanh, tín dụng, đi quan hệ chính quyền, . . .
6. Kiến thức mới, ok, mới rất nhiều, nhưng dần rồi cũng nhàm chán với những công việc lặp đi lặp lại đó, kiến thức đôi khi cũng nhiêu đó.
Lâu lâu cập nhật những văn bản mới và nghiên cứu cho mòn cái văn bản đó.
7. Vào ngân hàng, chưa chắc tất cả đã giỏi hết, và chưa chắc ai cũng rãnh và nhiệt tình hướng dẫn mình.
Hầu hết, bạn phải tự thân vận động. Tự thân mà làm việc.
8. Oai. Đương nhiên là Oai rồi. Cán bộ ngân hàng mà. Nhưng nếu chỉ có cái vỏ, còn cái ruột trống không thì sao?
9. Nhanh lên chức. Cái đó có, nhưng cũng không. Ngồi chết 1 vị trí 10 năm cũng chưa lên nổi.
Mình chỉ nói khía cạnh được cho là nghe có vẻ tiêu cực nhưng đó là thực tế.
-Nếu chúng ta cứ ảo tưởng, không cố gắng trong công việc, không thích nghi với môi trường làm việc đó, "cứng đầu, cứng cổ" theo ý mình thì tự khắc bạn đang tự loại mình khỏi đơn vị đó.
-Thành công trong ngân hàng, đã có rất nhiều người thành công rồi. Nhưng mỗi người có con đường thành công riêng, do đó, bạn phải chọn con đường đúng đắn. Có những con đường thành công rồi cũng nhanh vào . . . TÙ!
-Ngoài ra, khi là SInh VIên mới ra trường, thì đầu tiên là chúng ta phải chấp nhận làm nhiều hơn những người có kinh nghiệm, phải biết tiếp thu và sửa đổi. Khi đó, kinh nghiệm làm việc mình sẽ có nhiều, nghiệp vụ vững . . . nói đúng ra, chịu khó làm và chứng tỏ mình là người giỏi, thì "giới giang hồ" sẽ biết "danh" bạn thôi.
Ngoài ra, sự kỳ vọng của các banker đi làm nơi này rồi, muốn qua nơi khác để lương thưởng cao hơn đôi khi là sai lầm:
- Lương có cao hơn, nhưng ít tăng.
- Thưởng có, nhưng chỉ cuối năm, bình thường chẳng thưởng, còn nếu có chỉ vài trăm ngàn.
- Cùng vị trí và thâm niên nhưng lương người cao người thấp.
- Nếu có chức, sẽ giao chỉ tiêu và thời gian thử thách. Hoặc thời gian bổ nhiệm chỉ 6 tháng hoặc 1 năm, nếu không đạt, thì tự hiểu rồi đó.
- Lương 1 cục, ví dụ 10 triệu, nhưng ai làm bị chỉ tiêu nặng nề, có dám nói là 10 triệu đem hết về nhà xài không? Xin thưa, cũng phải chi ngược lại cho công việc mình đang làm.
- Môi trường thân thiện hơn: đôi khi còn ác liệt hơn nơi cũ.
- Phong cách vùng miền cũng ảnh hưởng sâu về cách làm việc ở ngân hàng nữa
Đừng nhanh chán nản, mà cũng đừng có tô vẽ màu hồng nhiều quá, hãy nhìn nhận vào thực tế, để biết mà thích nghi.
Chúc mọi người thành công.
(Chơi với con rồi, mai mình sửa lại, chắc có sơ sót, mọi người góp ý nhé, xin cảm ơn)
Anh chủ thớt chia sẻ 1 chút về cuộc sống thường ngày bị xáo trộn thế nào từ khi vào NH được ko?
Về nhà có phải làm việc cả đêm như nghề giáo viên, tối về soạn giáo án, chấm bài,...
Hay chuyện tìm người yêu, sự quan tâm của người yêu có giảm ko?
Đó cũng là 1 trong những mối quan tâm của em
Ngày trước làm GDV bên ngân hàng kia, làm ở chi nhánh, nói 4h30 kéo cửa không cho khách vô, chứ ở trong quầy, anh chị em GDV và kiểm ngân làm thấy bà luôn. Ngồi kết sổ, chấm chứng từ, hoặc tranh thủ nhập cho xong những cái chưa nhập. Loay hoay cũng 6 7h mới về. Hôm nào mà lệch giữa quỹ và GDV, ngồi lại chấm chứng từ muốn chết. Lệch cái mấy ngàn cũng phải kiếm. Có khi tẩu hỏa nhập ma, bên Quỹ đã khớp rồi, mà chị Thủ quỹ nhẩm tới nhẩm lui sao mà thiếu, kiếm muốn điên. Còn hôm nào "hên" rớt mạng, ngồi chơi đợi ngáp ruồi, tối hồi có mạng làm thấy sống chết vì cũng tối rồi.
Nói là sáng thứ 7 làm, chứ lúc đó ỷ y, sáng không có thời gian ăn sáng, trưa tưởng làm cùng lắm 12h về. Làm sao mà tới 3h chiều về. Ai cũng ngồi làm, mình đâu dám bỏ đi.
Công việc bình thường nhiều khi đi WC không có thời gian mà đi.Uống nước nhiều ngày không uống được 1 miếng. Cấm đầu cấm cổ mà làm.
Còn đi làm PGD thì 1 mình làm đủ chuyện.
Còn qua làm bộ phận chạy chỉ tiêu, nhiều khi gặp khách hàng trong giờ hành chánh không được, phải canh me hết giờ làm của người ta lẫn của mình.
Nhiều khi khách hàng mời đi nhậu khuya lơ khuya lắc.
Có khi người ta nhờ cái này cái kia, cũng phải chạy cho kịp, phục vụ khách hàng mà.
Nhiều khi khách hàng đòi quà, phải xuất tiền túi ra mà mua để tặng cho khách hàng.
Có những chuyện chưa giải quyết, uất ức là tối về suy nghĩ lung tung, có ngủ gì được đâu. Bị xì trét do suy nghĩ tùm lum là chuyện thường.
Nữ ngân hàng sợ nhất có chồng và có bầu. Vì thời gian và công việc. Nếu làm ở nợi ít khách hoặc cơ quan sắp xếp đông nhân viên giải quyết nhanh công việc thì không nói gì.
Có những gia đình, có con gái làm ngân hàng, thường hay hờn trách con gái là "con gái hư". Vì về tới nhà là lăn đùng ra ngủ. Rửa chén, giặt đồ, .... còn sức đâu mà làm. Ở nhà làm hết.
Còn ngân hàng ế thì không nói à nhe! hì hì. Ế thì khách đâu mà làm, mà có cũng ít, về sớm hay đúng giờ là chuyện bình thường.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: