Ngân hàng chắc chắn sẽ cho vay khi Dự án của DN có NPV>0??

Đúng là mình nên ưu tiên chỉ số NPV của dự án nhưng mình còn phải xét nhiều yếu tố khác nữa. Và phải xác thực số liệu nữa bạn à!
 
Em mới đi phỏng vấn về, được ngay một câu hỏi ạ: " có phải ngân hàng sẽ chắc chắn cho vay khi dự án của DN có NPV>0?
em mí trả lời là còn tùy thuộc vào NPV nếu nó quá dương nhưng quá nhỏ thì nên thẩm định lại. Ông Trưởng phòng cứ cười thui ạ. @-). CÁc bác cho em xin ý kiến nhé. Thanks:x
Tiện câu hỏi của bạn đây mình xin trao đổi 1 chút về việc chọn NPV hay IRR để quyết định đầu tư vào dự án.
Đầu tiên câu trả lời cho câu hỏi của bạn là không phải cứ NPV dương thì mình quyết định cho vay dự án.Vì chỉ tiêu đánh giá NPV chỉ cho biết tổng lợi nhuận của dự án là bao nhiêu mà không cho biết mức độ sinh lời của dự án là bao nhiêu.Điểm này sẽ được khắc phục bằng chỉ tiêu IRR.Tổng kết qua quá trình mình học thì có các trường hợp để đưa ra quyết định sử dụng Chỉ tiêu đánh giá nào vào việc đánh giá và ra quyết định cho vay dự án như sau:
-Nếu nhà đầu tư (NĐT) có vốn dồi dào,tình hình đầu tư đang gặp khó khăn thiếu dự án thì dự án nào có NPV càng cao sẽ được chọn và sẽ được cho vay.
-Nếu dự án được đánh giá là có độ an toàn cao thì NPV là tiêu chuẩn lựa chọn tốt nhất .
-Nếu nền kinh tế đang phát triển,có nhiều dự án tốt để đầu tư,dự án có IRR lớn hơn sẽ được chọn
-Nếu vốn ít,mạo hiểm và nguồn vốn vay nhiều thì chỉ tiêu IRR được chọn để đánh giá
 
Chỉ tiêu NPV chỉ là một trong rất nhiều chỉ tiêu NH phân tích trước khi ra quyết định cấp tín dụng.
Đầu tiên NH sẽ phân tích định tính, bao gồm: năng lực của người vay nợ (năng lực pháp lý, uy tín, khả năng tạo tiền để trả nợ, quyền sở hữu các tích sản, các điều kiện kinh tế...). Phương pháp phân tích ở đây là: 5P, 6C, CAMPARI...
Sau đó là phân tích định lượng: phân tích các chỉ tiêu TC của KH (PT phương án sử dụng vốn, PT tính khả thi của PASXKD, PT tính hiệu quả của DAĐT, lúc này mới phân tích đến NPV, IRR, Tỷ suất sinh lợi của DA, Điểm hoàn vốn, Thời gian hoàn vốn...) Tất cả những chỉ tiêu này sử dụng kiến thức của TCDN và phân tích BCTC.
Rồi phân tích mô hình điểm số Z nữa (các NH ở VN chưa áp dụng phổ biến).
Trong từng chỉ tiêu lại tập trung vào một số chỉ tiêu. Thí dụ phân tích Tài sản đảm bảo cũng rất phức tạp.
Nói chung chỉ dựa vào NPV thì dù có khả quan đến mấy cũng chưa đủ để đưa ra kết luận có cấp tín dụng hay không.
 
Mình chắc chắn 1 điều là khi bạn trình 1 dự án và chỉ có thông tin NPV >0 thì chắc chắn khong cho vay
 
Gui UB.com.vn.jpg
NPV chỉ là một chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Nếu một hoặc các yếu tố quan trọng khác không đạt thì đương nhiên Ngân hàng sẽ không cho vay.
 
Mình có 1 đóng góp nhỏ về NPV. Trong trường hợp chỉ xét NPV có cho vay hay không thì mình phải hiểu NPV là như thế nào đã. NPV là giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền ròng trong tương lai quy về. Cái này ai cũng biết. Nhưng ý nghĩa xa hơn của NPV có nghĩa là phần thặng dư mà nhà đầu tư thu được sau khi đã trả hết những khoản lãi và lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.
Điều này có nghĩa là khi chiết khấu dòng tiền, ta sử dụng suất chiết khấu để tính. Bản thân suất chiết khấu là chi phí bình quân bao gồm chi phí lãi vay và lợi nhuận trả cho nhà đầu tư. Vì vậy, khi NPV = 0, nhà đầu tư đã có lãi (sẽ có 1 số trường hợp khác, nhưng đơn giản thì mình hiểu như vậy). Nếu NPV dương thì đó là phần lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ở đây mình chỉ làm rõ ý nghĩa của NPV. Còn việc quyết định cho vay hay không, các bạn ở trên cũng có câu trả lời.
 
mình thì gặp câu này. m.n bình luận thế nào ?
Có ý kiến cho rằng nếu DN có điểm số Z là 4,7 và TSĐB rất tốt thì NH chắc chắn sẽ cho vay.
 
nếu npv<0 hoặc kết quả tính npv và irr cho ra kết quả mâu thuẫn thì sao vậy ạ, liệu ngân hàng có cho vay ?
 
Back
Bên trên