Nếu là nhà tuyển dụng, bạn chọn ai trong 5 người :))

  • Bắt đầu Bắt đầu Black
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.

Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.

Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.

Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.

Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.

Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.

------------

Nguồn:
http://ketoantonghop.vn

Đáp án sẽ có sau 5 nốt nhạc:-@


 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Người thứ nhất nếu bạn nói có lợi thế về nụ cười thì cũng k hẳn. Liệu có chắc rằng sau này làm kế toán rồi, dưới áp lực và sự nhàm chán của sổ sách, bạn đó có còn cười??? Thêm nữa, mức lương 2tr/tháng liệu có "xứng" với 1 Thạc sĩ:-?
Thêm vào đó, tớ nghĩ nụ cười ủa bạn này là vô hồn, chỉ để khỏa lấp sư thiếu hiểu biết và tác phong kém chuyên nghiệp của mình!
:)
Đồng ý quan điểm của bạn, tuyển vào rùi khi gặp khó khăn trong công việc cũng chỉ biết cười và cười thì các sếp tính sao đây:-@
 
Người thứ nhất nếu bạn nói có lợi thế về nụ cười thì cũng k hẳn. Liệu có chắc rằng sau này làm kế toán rồi, dưới áp lực và sự nhàm chán của sổ sách, bạn đó có còn cười??? Thêm nữa, mức lương 2tr/tháng liệu có "xứng" với 1 Thạc sĩ:-?
Thêm vào đó, tớ nghĩ nụ cười ủa bạn này là vô hồn, chỉ để khỏa lấp sư thiếu hiểu biết và tác phong kém chuyên nghiệp của mình!
:)

1 người tốt nghiệp cao học, liệu chấp nhận mức lương 2tr một tháng ko ?
 
Dù là cử nhân hay thạc sĩ, tiến sĩ; điều nhà tuyển dụng cần là người phù hợp với vị trí ứng tuyển chứ không phải là người giỏi nhất; mức lương xứng hay không xứng không phụ thuộc vào bạn là thạc sĩ hay tiến sĩ; cũng giống như người tiêu dùng không bao giờ quan tâm doanh nghiệp đã phải bỏ bao nhiêu chi phí để sản xuất hàng hóa; trong thị trường cạnh tranh, người ta chỉ quan tâm tới giá nào là mức giá cân bằng (hợp lý); mình là người cung cấp sức lao động thì mặc nhiên chấp nhận thôi; còn đủ sống hay ko đủ sống, cái này mới cần sự can thiệp của chính phủ, or nghề tay trái tay phải gì đó etc
 
à quên, còn thạc sĩ or tiến sĩ tất nhiên là mức lương phải cao hơn mới hợp lý; hàng hóa chất lượng hơn mà; rõ là Iphone chính hãng thì đắt hơn Iphone tàu; nhưng trong trường hợp này người mua chỉ muốn sài Iphone tàu thôi
 
Tiền lương phụ thuộc vào công việc và theo cung cầu thị trường. Chưa chắc thạc sĩ đã cao hơn
 
Back
Bên trên