Một số tình huống trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (phần 1)

  • Bắt đầu Bắt đầu Linhth
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Linhth

Moderator
TÌNH HUỐNG 1
Công ty A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran. L/C cho phép giao hàng từng phần và quy định như sau:
Chuyến 1 giao 10.000T gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất là ngày 01/10/2007.
Chuyến 2 giao 10.000T gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất 01/11/2007.
Chuyến 3 giao 15.000T gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất 01/12/2007.
Công ty A không kịp thực hiện chuyến giao hàng đầu tiên. Sau đó, công ty A thực hiện hoàn chỉnh chuyến giao hàng thứ hai, thứ ba. Trong chuyến giao hàng thứ hai công ty A đã giao bổ sung hàng của chuyến thứ nhất.
Hỏi: Bộ chứng từ do cty A xuất trình có được chấp nhận thanh toán hay không?

TÌNH HUỐNG 2
Công ty H (Việt Nam) ký một hợp đồng nhập hoá chất từ công ty của Trung Quốc.
Trong bức điện MT700 NHPH ở Việt Nam gửi cho NHTB ở Trung Quốc có một số trường như sau:
32B: 50.000 USD CIF Hải Phòng
45A: mã hàng 160-4690 và 270-3210
Khi bộ chứng từ được gửi đến NH mở L/C của Việt Nam, hoá đơn thương mại có ghi ba mã hàng như sau:
160-4690 đơn giá 41,00 USD/kg
270-3210 đơn giá 32,50 USD/kg
511-74 miễn phí
Điều kiện giao hàng CIF không ghi trong hoá đơn thương mại.
NHPH ở Việt Nam cho rằng bộ CT có lỗi và không thanh toán cho công ty Trung Quốc. Công ty Trung Quốc khiếu nại vì thấy rằng bộ CT không hề làm sai hay ảnh hưởng đến các điều khoản trong L/C.
Hỏi: NHPH làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

TÌNH HUỐNG 3
Tập đoàn J.Corp của Hàn Quốc ký hợp đồng nhập khẩu giầy đông của công ty G của Việt Nam. Ngân hàng phát hành L/C là NH Hàn Quốc. Người xin mở L/C là J.Corp yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan.
Một tháng sau khi mở tín dụng, chuyến hàng đã cập cảng Pusan đúng thời hạn giao hàng quy định của HĐ, nhưng công ty G không thể lấy được Giấy chứng nhận trên của người mua.
Ngân hàng mở L/C phía Hàn Quốc đã từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền đó. Mặc dù đã nhiều lần công ty G gửi văn bản sang cho J.Corp. và NH Hàn Quốc yêu cầu được thanh toán nhưng đêu bị NH từ chối thanh toán.
Sau hơn 1 năm thương lượng, cuối cùng công ty G mới nhận được thanh toán nhưng đã phải chịu những tổn thất nặng nề.
Hỏi: Công ty G có nên kiện nhà nhập khẩu của Hàn Quốc không? Trong trường hợp này L/C có thực là phương thức thanh toán đảm bảo an toàn nhất cho người XK không? Bài học kinh nghiêm cần rút ra cho người XK là gì?

Trên đây là một vài tình huống mình sưu tầm được. Các bạn cùng thảo luận nhé :)
 
Theo mình, trong tình huống 1 thì chứng từ do công ty A có được chấp nhận thanh toán hay không thì còn tùy thuộc vào lý do:
- Chứng từ xuất trình trong thời gian còn hiệu lực của L/C
- Được bên phía người mua chấp nhận thanh toán
 
TÌNH HUỐNG 1
Cả 2 lần xuất trình đều bị BHLvi phạm Art.32 UCP600
=> Bộ chứng từ do cty A xuất trình ko được chấp nhận thanh toán

TÌNH HUỐNG 2:
+ Về CIF Hai phong ko ghi trên Invoice: theo mình đây ko là BHL vì CIF Hai phong ghi ở F.32B chứ ko phảỉ 45A
+ Invoice: mô tả 511-74 miễn phí: BHL theo Para.64 ISBP 681
=> NHPH làm như vậy là đúng

TÌNH HUỐNG 3
+ Công ty G có nên kiện nhà nhập khẩu của Hàn Quốc không? -> ko. LC bất lợi (cty G ko thể thực hiện được) cty G phải yêu cầu tu chỉnh
+ Trong trường hợp này L/C có thực là phương thức thanh toán đảm bảo an toàn nhất cho người XK không?-> Vẫn an toàn nhất, quan trọng là biết cách vận dụng
+ Bài học kinh nghiêm cần rút ra cho người XK là gì?
Phân tích:
Người xin mở L/C là J.Corp yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan. -> trường hợp này ko nói rõ LC quy định như thế nào về B/L nên mình mặc nhiên hiểu là 3/3 B/L gốc đích danh J.Corp. Như vậy, J.Corp ko thanh toán thì sẽ ko lấy được B/L để nhận hàng tại cảng Pusan, cty G sẽ ko thể lấy được Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan để xuất trình cho NH. BCT phù hợp cũng tương đương việc J.Corp đã nhận hàng rồi mà ko cần đến NH để thanh toán.
(Tình huống sẽ khác đi nếu là B/L telex release hay surrendered)

Ngân hàng mở L/C phía Hàn Quốc đã từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền đó. Mặc dù đã nhiều lần công ty G gửi văn bản sang cho J.Corp. và NH Hàn Quốc yêu cầu được thanh toán nhưng đều bị NH từ chối thanh toán. -> thiện chí thanh toán là của J.Corp, ko phải NHPH.

Sau hơn 1 năm thương lượng, cuối cùng công ty G mới nhận được thanh toán nhưng đã phải chịu những tổn thất nặng nề. -> ko cần để thời gian lâu như vậy, cty G nên yêu cầu NHPH gửi trả BCT, tìm đối tác khác và bán lô hàng đó.

=> bài học
+ đọc kỹ LC, tu chỉnh LC khi thấy bất lợi
+ linh động trong khâu giải quyết vấn đề (vd: tìm đối tác khác và bán lô hàng đó…)
 
tình huống 1: theo mình là có 2 trường hợp. Nếu mà là thư tín dụng tuần hoàn cho phép tích lũy thì việc giao hàng như thế này là được phép. Còn trong trường hợp còn lại thì việc giao hàng này là vi phạm điều 32 UCP 600
 
Mình cũng có một tình huống tương tự như tình huống 3 như thế này:
Công ty Việt Nam ký hợp đồng gia công hàng may mặc với một công ty nước ngoài. Hợp đồng quy định:
+ Bên Việt Nam phải mở một LC không hủy ngang với số tiền bằng trị giá nguyên vật liệu mà bên nước ngoài giao để gia công.
+ Khi bên Việt Nam đã gia công ra thành phẩm, bên nước ngoài phải mở lại cho bên Việt Nam một LC không hủy ngang với số tiền bằng trị giá bên Việt Nam giao thành phẩm.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, sau khi bên Việt Nam mở LC cho bên nước ngoài, bên nước ngoài tiến hành giao nguyên liệu cho bên VN và nhận được tiền nguyên vật liệu.
Đến khi bên Việt Nam yêu cầu bên nước ngoài mở lại LC để mình giao thành phẩm thì họ cố tình không mở LC.
=> Bên Việt Nam không giao được hàng, phải chịu phí lưu kho trong thời gian dài và cuối cùng buộc phải bán ra thị trường trong nước với giá thấp và chịu lỗ.
Bình luận tình huống này. Đưa ra giải pháp khắc phục cho nhà xuất khẩu nếu có. Giải thích tại sao.
Giúp mình tình huống này với
 
tình huống 2: t nghĩ là việc ngân hàng từ chối là đúng vì trên hóa đơn không được thể hiện là hàng khuyến mãi
 
mình nghĩ là trong trường hợp này phía Việt Nam rất là rủi ro, do khi mà thị trường tiêu thụ gặp vấn đề hoặc giá cả biến động mà người thuê gia công không muốn nhận hàng thì mọi thiệt hại phái VN chịu. Do đó trong trường hợp này khi mà phía VN mở LC không hủy ngang cho phía thuê gia công hưởng thì phía NN cũng đồng thời phải mở 1 LC trả chậm cho phía VN hưởng hoặc yêu cầu Ngân hàng mở bảo lãnh thực hiện hợp đồng
 
Back
Bên trên