Mới ra trường, làm sao biết mình phù hợp với vị trí nào trong Ngân hàng?

Dear all.

Ngày hôm nay tôi muốn gửi đến các bạn, đặc biệt những bạn vừa tốt nghiệp Đại học đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong Ngân hàng một trong những câu hỏi tôi rất hay nhận được từ các bạn:

Mới ra trường, làm thế nào để biết mình phù hợp với vị trí nào trong Ngân hàng?


1. Muốn biết hợp hay không thì phải hiểu!

Rõ ràng rằng, muốn biết hợp với vị trí nào thì các bạn phải tìm hiểu về vị trí đó trước, biết công việc, biết đặc thù của vị trí để có cái nhìn nhận cơ bản về vị trí đó thì mới biết được là liệu mình có làm được hay không?

Có một số bạn thường hay đặt ra câu hỏi này mà không có sự tìm hiểu trước đó, tôi không đánh giá cao về điều đó. Vì sẽ không ai chỉ đường cho bạn, nếu bạn còn không biết mình sẽ đi đâu. Hãy chủ động là nguyên lý cho mọi kết quả, vì thế, hãy luôn giữ điều đó.

Về cơ bản thì trong ngân hàng có rất nhiều vị trí, nhưng dưới góc độ các bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì chỉ có thể thi tuyển các vị trí cơ bản. Đây cũng là những vị trí sẽ được đề cập trong bài viết này.

Vậy nếu như mục tiêu của bạn là những vị trí cao hơn như Quản trị nguồn vốn hay Quản trị rủi ro..thì sao, vị trí này không tuyển các bạn mới ra trường thì bạn sẽ cần biết để đi được đến vị trí đó, bạn phải bắt đầu từ vị trí cơ bản nào. Để biết được điều này, hãy chú ý đến lộ trình thăng tiến của từng vị trí cơ bản, xem liệu rằng cái đích đến có giống điều các bạn mong muốn không?

Trong Ngân hàng có một số vị trí cơ bản sau:

Quan hệ khách hàng. Tìm hiểu chi tiết Tại đây
Giao dịch viên. Tìm hiểu chi tiết Tại đây
Hỗ trợ tín dụng. Tìm hiểu chi tiết Tại đây
Thanh toán quốc tế. Tìm hiểu chi tiết Tại đây

Như vậy, sau phần tài liệu trên bạn đã có thể hiểu được công việc của từng vị trí, từ sự hiểu này chắc hẳn bạn đã có những cảm nhận đầu tiên về "sự phù hợp" của mình rồi phải không?

2. Hãy chú trọng sự phù hợp trong tính cách.

Sự phù hợp về tính cách đối với công việc là một trong những tiêu chí tôi nghĩ nên được đặt lên hàng đầu trong việc lựa chọn vị trí phù hợp.
Sẽ rất khó nếu ép một bạn hướng nội, ít nói, thích làm việc cẩn thận tỉ mẩn làm công việc ở vị trí Quan hệ khách hàng - Một vị trí cần sự hướng ngoại, năng nổ, ưa giao tiếp và ngược lại.

Về các vị trí cơ bản:

Quan hệ khách hàng sẽ phù hợp nếu bạn là người năng động, sẵn sàng thử thách mình trong công việc, ưa thích giao tiếp, thích những công việc liên quan đến tư vấn, thuyết phục và đàm phán. Vị trí này cũng cần bạn có khả năng chịu được áp lực tốt. Vì thế bạn nào có mong muốn một vị trí ổn định, sáng đi chiều về đều đều, công việc lặp lại không lo nghĩ nhiều, thì đây thực sự không phải vị trí dành cho bạn.

Giao dịch viên là một vị trí khá phù hợp với các bạn nữ, ổn định về không gian làm việc (Cố định tại quầy), không áp lực hoặc áp lực ít về yếu tố doanh số là những tiêu chí khiến vị trí này rất được các bạn nữ yêu thích. Tuy nhiên, bù lại, bạn cần là người nhẫn nại bởi bạn sẽ là người làm dịch vụ, cần hết sức nhẹ nhàng, chu đáo, kiểm soát cảm xúc tốt. Ngoài ra, là một vị trí làm việc trực tiếp với tiền, bạn sẽ cần có sự cẩn thận, chính xác trong công việc, bởi mỗi thao tác mỗi giao dịch đều hàm chứa rủi ro nếu bạn không cẩn thận.

Hỗ trợ tín dụng: Một trong những vị trí back được yêu thích bởi vị trí thuần về nghiệp vụ, không có áp lực kinh doanh phù hợp với những bạn thích công việc không áp lực về doanh số, cẩn thận, tỉ mẩn trong công việc.

Thanh toán quốc tế thì là một vị trí đặc thù, chỉ phù hợp với những bạn có đồng thời 2 điều kiện: Khả năng Tiếng Anh tốt và kiến thức chắc chắn.

Là một vị trí khá kén ứng viên, nên bạn nào có thắc mắc về vị trí này có thể bình luận dưới bài để được tư vấn chi tiết hơn.

3. Đừng bỏ quên nghiệp vụ.


Dù bạn lựa chọn vị trí nào cũng đừng bao giờ quên tìm hiểu bạn sẽ cần phụ trách phần nghiệp vụ nào tại vị trí đó và liệu bản thân bạn có học được nghiệp vụ đó không?

  • Giao dịch viên bạn cần nghiệp vụ kế toán ngân hàng gồm kế toán huy động, cho vay, tiền mặt và kế toán thanh toán.
  • Quan hệ khách hàng bạn cần nghiệp vụ về tín dụng và sẽ cần thêm nghiệp vụ Phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án đầu tư và một chút nghiệp vụ về Thanh toán quốc tế nếu bạn có định hướng theo vị trí Quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tín dụng là một mảng trong bộ phận tín dụng, nghiệp vụ cần là tín dụng và sự am hiểu sản phẩm, quy trình tín dụng.

4. Học trái ngành ư? Không ảnh hưởng gì cả?

Các bạn thường hay đặt câu hỏi, em học trái ngành thì nên theo vị trí nào. Thực tế, khi thi tuyển vào ngân hàng, chỉ cần các bạn học các khối ngành kinh tế là đã đủ điều kiện thi tuyển và không hề có sự phân biệt nào với các bạn đúng chuyên ngành. Vì thế, trái ngành không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn vị trí.

Đừng quá trọng tâm vào yếu tố này, hãy thực hiện 3 yếu tố đã được nêu trong bài.

4. Em không có kinh nghiệm thì nên lựa chọn vị trí nào.
Các vị trí cơ bản, còn cụ thể vị trí nào bạn tiếp tục xác định qua 3 yếu tố đã nêu trong bài.

5. Làm thế nào để được trang bị nghiệp vụ và kĩ năng để có thi đỗ Ngân hàng.

Sau khi xác định được vị trí phù hợp, bạn sẽ cần trang bị kiến thức và kĩ năng liên quan đến vị trí để có thể chinh phục được hội đồng tuyển dụng.

Để học được những điều này, bạn có thể học trước hết là qua sách vở hoặc tham khảo diễn đàn ub.com.vn - Diễn đàn khổng lồ về kinh nghiệm và tài liệu thi tuyển ngân hàng, chỉ cần bỏ ra 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ thu lượm rất nhiều điều hữu ích.

Nếu bạn cảm thấy việc tự học mất nhiều thời gian và bạn cần người cầm tay chỉ đường cho bạn thì có thể tham khảo khóa học Easy Bankers tại UB. Khóa học Luyện thi Ngân hàng đã được Ub triển khai qua hơn 7 năm đào tạo, là khóa học đã giúp hơn 5000 bạn học viên thi đỗ tại các ngân hàng ở Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết khóa học tại đây:EasyBankers - Chương trình luyện thi và đào tạo trước tuyển dụng vào Ngân hàng

Chúc bạn sớm trở thành Bankers với vị trí phù hợp với mình!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,414
Thành viên mới nhất
taihitclubto
Back
Bên trên