Khi xử lý nợ xấu, cốt yếu nhất là nên tuân theo quy trình Xử lý nợ của Ngân hàng. Cái này vừa đảm bảo chất lượng thu hồi nợ, đồng thời đảm bảo trách nhiệm của bạn trong công việc - tránh sau này khi thanh tra, kiểm tra, người ta gõ đầu bạn nói rằng "không làm việc hết trách nhiệm, để xảy ra nợ xấu, nợ không thu hồi được". Cái này bạn xem lại quy trình nhé, m nói vắn tắt thôi vì lý thuyết và thực tế cũng rất dài.
Việc đầu tiên khi khoản nợ của bạn phát sinh quá hạn (cả tín chấp và có tài sản) là Làm việc ngay với khách hàng, đánh giá lại tổng thể Nguyên nhân nợ quá hạn, tình trạng hiện tại của khách hàng (bao gồm nguồn thu nhập, tài sản hiện có kể cả tài sản không phải TSDB), đánh giá thiện chí trả nợ của Khách hàng, đánh giá lại tài sản đảm bảo (nếu có - cái này mình nói thêm thôi).
Tiền đề để có phương án xử lý nợ là Thiện chí trả nợ của khách hàng:
1 - Nếu khách hàng có thiện chí trả nợ: thì đánh giá nguồn nào sẽ dùng để trả nợ? Nếu khách hàng còn nguồn thu nhập thường xuyên, có thể thực hiện gia hạn nợ, điều chỉnh lịch trả nợ để phù hợp với nguồn trả nợ hiện tại và tương lai. Nếu không còn nguồn thường xuyên, thì đánh giá xem khách hàng còn tài sản cá nhân nào có thể bán để trả nợ hay không? Động viên và hỗ trợ khách hàng bán tài sản để thu nợ.
Việc đánh giá nguyên nhân nợ quá hạn sẽ giúp bạn có phương án XLN phù hợp: ví dụ, khách hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả dẫn đến không có nguồn trả nợ, thì xem không hiệu quả ở đâu, có thể do sản phẩm không có đầu ra, hay bán hàng thu tiền chậm, dòng tiền không về kịp, lúc đó việc gia hạn nợ giúp lịch trả nợ mới phù hợp với dòng tiền và nguồn thu nhập hiện tại của khách hàng. Bên cạnh đó, với mối quan hệ của bạn, biết đâu bạn lại kết nối được đầu ra cho khách hàng, tháo gỡ khó khăn?
2 - Nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ: Đối với khách hàng có TSDB thì có cách thức thực hiện riêng ( yêu cầu, gây áp lực để bên bảo lãnh trả nợ, bán tài sản, khởi kiện, bán đấu giá tài sản, v.v... ) cái này không đề cập chi tiết vì khoản vay của bạn là tín chấp.
Do là khoản vay tín chấp nên cách thức chủ yếu theo đúng tên gọi của nó, đánh vào tâm lý , gây áp lực vào uy tín của khách hàng (Như 1 bạn ở trên đã nói: liên hệ đến cơ quan ban ngành, phân tích thiệt hơn, liên hệ gia đình người thân...) để:
+ Nếu có cam kết trả nợ thay, hoặc trích lương thưởng, BHXH của người vay để trả nợ của Tổ chức mà khách hàng đang làm việc thì sử dụng nguồn đó...
+ Nếu gia đình, người thân có nguồn trả nợ thay (từ lương thưởng, nguồn thường xuyên của các thành viên khác, bán tài sản của gia đình để trả nợ) - Vì theo truyền thống của người Việt Nam thì các thành viên thường có xu hướng hỗ trợ nhau và cũng tránh điều tiếng với xã hội. Về mặt này, khi thẩm định khoản vay tín chấp chắc các bạn cũng sẽ ưu tiên các khách hàng có công việc, có uy tín tại địa phương, cơ quan, gia đình nề nếp, ổn định rồi. Chứ ngay từ đầu mà chọn 1 ông ất ơ, làm việc phập phù, chỗ ở không ổn định thì rất khó xử lý khoản vay tín chấp sau này nếu khách hàng không có thiện chí xử lý nợ.
+ Trường hợp không có 2 điều trên thì mình thấy 1 số ngân hàng sử dụng dịch vụ thu hồi nợ thuê cũng tương đối hiệu quả =)) (Thằng mặt rắn gặp thằng rắn mặt)
+ Trường hợp không có 3 điều trên thì bạn chuẩn bị xem lại hồ sơ xem có đảm bảo tính pháp lý không rồi khởi kiện thôi. Đợi nó có thi hành án hay không thì còn dài nhưng, phải đảm bảo mình đã làm hết trách nhiệm với công việc! Chứ cứ nói là kiện mất thời gian mà không đảm bảo thi hành án thì cái khoản nợ đó cứ treo lơ lửng trên đầu bạn thôi.
Bonus: đôi khi xui nó đi vay Ngân hàng khác (khi chưa xuất hiện nợ quá hạn trên CIC cũng là 1 phương án hay) =))
Việc trích lập dự phòng, dùng dự phòng để xử lý thì cái này nằm trong quy trình, chỉ thu hồi nợ trên giấy chứ không phải tiền thật nên mình không đề cập đến nhé! Nếu cần thì m sẽ trao đổi lúc khác.
Mới tạm tổng hợp được đến thế, thực tế gặp nhiều tình huống rất lạ, rất buồn cười, nhưng nội chung chính là như vậy!