Ký sự về kỳ thi tuyển công kiểm toán nhà nước năm 2013

Hà nội ngày 4-11-2013
Hai ngày 2-3/11 năm 2013, tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức cho Kiểm toán nhà nước khu vực và Kiểm toán nhà nước chuyên ngành. Tôi một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường cảm thấy rất vui vì có cơ hội được tham gia kỳ thi này. Trước khi kỳ thi tuyển diễn ra tôi đã được nhiều người truyền tai nhau rằng chẳng nên thi làm gì, đã được sắp xếp hết rồi . Nhưng tôi tin tưởng rằng sau những năm gần đây, công việc tuyển dụng công chức nhà nước đã được cải thiện và sẽ minh bạch để tìm được những cán bộ công chức có đức có tài để phục vụ nhiệm vụ phát triển đất nước. Nhưng khi tham dự kỳ thi của Kiểm Toán nhà nước tôi mới thật sự thấy rằng tôi đã thật sai lầm, tốn tiền tốn thời gian và công sức, trí lực và mất cả niềm tin vào các cơ quan nhà nước. Tôi xin được miêu tả cái gọi là “ kỳ thi tuyển công khai minh bạch” mà phó tổng kiểm toán nhà nước đã phát biểu trước kỳ thi.
Kỳ thi diễn ra tại Học Viện An Ninh nhân dân, người ngoài và chắc cả các thí sinh dự tuyển ( khi chưa bắt đầu thi thôi) chắc mẩm rẳng với những giám thị là người của HV An Ninh nhân dân, kỳ thi tuyển sẽ rất công khai minh bạch. Nhưng sau khi thi mọi người òa ra vỡ lẽ, đó có thể là chiêu bịt mắt mọi người vì các cán bộ An Ninh Nhân dân “ Hiền như ma sơ”. Vào phòng thi chúng tôi được dặn nào là phải nghiêm túc, rồi thì bỏ tài liệu ra ngoài , rồi thì những hình thức xử phạt rất nghiêm khi vi phạm quy chế thi. Sự thật thật đau lòng
1.Thi trắc nghiệm tiếng anh, tin học và chuyên ngành không nói làm gì, vì đó là thi trắc nghiệm, có quay cóp thì cũng khó làm bài vì thời gian trắc nghiệm không cho phép. Nhưng chiều ngày thi môn kiến thức chung ( ngày thi tử thần vì môn này rất khó học), chỉ nghiêm túc lúc ban đầu , 30 phút sau , phao thi được rào rào mở ra, một số người bị bắt thì không bị lập biên bản, mà chỉ bị nhắc nhở, ngồi được 15 phút sau lại mở tiếp vì trong người họ có bộ tài liệu “ dự phòng”. Những người nhát gan hơn thì xin ra nhà vệ sinh, khéo 30 phút sau mới vào, tôi nghe các bạn khác nói, phòng vệ sinh chật kín, rất đông vui, các bạn đều có thủ thuật là giấu tài liệu ở nhà vệ sing rối ra đó đọc thuộc hoặc bạo gan hơn, manh thẳng vào phòng. Phòng tôi tôi đếm chắc cũng có 7 người xin ra. Tôi chợt nghĩ, sao nó giống kỳ thi cấp 3 đến vậy….
2. Ngày thi thứ hai, ngày quyết liệt vì là thi chuyên ngành. Bản thân tôi và một số bạn khác không muốn những sự việc như ngày thi kiến thức chung diễn ra đã đề nghị giám thị coi thi thật nghiêm túc nhưng, đâu vẫn vào đấy, các “ giám thị” hứa lên hứa xuống nhưng rồi vẫn như hôm trước, lại tiếp tục quy trình thu tài liệu, lấy tài liệu dự phòng để quay hoặc xin ra nhà vệ sinh. Các bạn tôi ở phòng thi khác cũng đều nói như thế. Tôi đã rất bức xúc cuối giờ thi có hỏi muốn gặp chủ tịch hội đồng thi ở đâu thì được các giám thị trả lời là “ không biết”. Tôi có nhớ giám thị nữ phòng tôi tên là Hoa Hồng đã trả lời với ánh mắt có thể nói là như dao vậy. Tôi đem thắc mắc không hiểu tại sao kỳ thi lịa diễn ra như vậy thì nghe các bạn cùng thi có đồn đại rằng như vậy là để giúp những người làm hợp đồng, những người “ con ông cháu cha” lọt được.
Trong quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước có rất nhiều quy tắc về đạo đức nhưng quy tắc đầu tiên là “ độc lập khách quan và chính trực”, tiêu chuẩn kiểm toán viên nhà nước cũng là “ có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết trung thực khách quan”. Thiết nghĩ nếu cứ giữ cách tuyển dụng như vậy, kiểm toán nhà nước, một cơ quan có chức năng nhiệm vụ rất quan trong về kiểm tra tài chính sẽ chỉ tuyển được nhứng siêu quay và nghiêm trọng hơn sẽ thành những siêu trộm( tiền tài sản nhà nước) trong tương lai. Tôi và rất nhiều người khác nữa sẵn sàng đứng lên làm chứng để các kỳ thi tuyển công chức nói chung và Kiểm Toán Nhà nước nói riêng được công khai minh bạch, tìm được những công chức “ cần kiệm liêm chính trí công vô tư”. Và nếu những kỳ thi tuyển công chức của KTNN nói chung và của các cơ quan nhà nước nói riêng cứ diễn ra như thế này, sẽ mất niềm tin của thế hệ trẻ về “ tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa” mà chúng ta đã được nghe nói rất nhiều.
Nói như vậy có thể là quá xa vời nhưng tôi có biết rất nhiều anh chị thi thuế năm trước về nói, những người thuộc diện được cơ cấu còn được cho vào phòng riêng để làm bài và chẹp miêng “ Thật kinh khủng” và cứ thế cho quan rồi lại miệt mài đi thi, lại tuyển dụng công chức KTNN lần này rồi lại chẹp miệng. Chúng ta cứ chấp nhận như vậy sao? Ít nhất chúng ta phải làm gì đó để biết rằng mình đã hành động đã phản kháng. Cũng có bạn nói rằng, “ Bằng chứng đâu”. Chúng ta chính là bằng chứng. Cũng có bạn đã quay cóp được ( nói các bạn đừng giận tôi nhé) nói rằng “ người ta như thế sao bạn không như thế đi”. Nhưng các bạn có chắc các bạn trúng tuyển vì khâu bắt đầu đã thế, khi chấm điểm xong, trình lên bác Vạn thì đã sắp xếp hết cả rồi. Tôi nhớ về thầy Nguyễn Việt Khoa,thầy đã làm thay đổi một kỳ thi tốt nghiệp cấp 3, bao nhiêu năm đã được đánh giá là kỳ thi “ vớ vẩn” nhất Việt Nam, sao chúng ta không hiệp lực lại, chí ít là biết rằng chúng ta đã phản kháng, đã hành động và ta không phải là người dễ dàng chịu bất công đến thế, vì nó liên quan đến lợi ích của chúng ta, tương lai của chúng ta.
Tôi đề nghị như sau. Đó là
1.Cùng nhau viết 1 lá đơn cùng ký tên
2.Cử một đoàn đại diện đến phòng tiếp dân của các cơ quan nhà nước ở TW, và phong tiếp dân của KTNN để có ý kiến
Nếu các bạn đồng ý chúng ta cùng nhau làm luôn, còn nếu các bạn không đồng ý, cùng nhau bàn ra giải pháp tốt hơn nhé.
Và còn thêm một vấn đề nữa, tôi cũng sắp thi tuyển kỳ thi tuyển dụng công chức thành phố Hà Nội, và thật sự rất lo lắng nếu kỳ thi lại tiếp tục không công khai minh bạch. Mọi người những ai cũng tham dự kỳ thi này hãy cùng nhau làm thật thi thật, nếu thấy hành vi gian lận thì dũng cảm đứng lên tố cáo. “ Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao” các bạn nhé.
 
vấn đề là nếu cứ như thế này sẽ đi đến đâu. Thí dụ nhỏ : MÌnh không giỏi không xuất chúng và chẳng thể thi được vào các cơ quan nước ngoài rồi flying như bạn, mình muốn cống hiến sức mình cho quê hương, xã hoặc huyện , nhưng thôi rồi, mình không có cơ hội, bạn tính sao
Bạn này mới ra trường à?? Làm quen dần việc đó đi, nếu có thể lật đổ đc thì hãy lật đổ từ trên xuống nhé. Việc đó nó ăn sâu vào nền móng bấy lâu của nước nhà rùi. Ngao ngán, muốn có 1 sự balance thì go aboard...flying...
 
Mình chưa bao giờ nói mình giỏi, bạn có thể kiểm tra lại. Thậm chí thi công bằng cơ hội đỗ của mình cũng chỉ là rất ít vì mình biết có bạn giỏi rất rất giỏi và mình đúng như bạn nói chỉ là hạt cát mà thôi. Nhưng cho dù có như thế thì mình cũng không nghĩ là nếu " bất mãn" như bạn nói thì sẽ được trúng tuyển. Nhưng chính cái ý nghĩ chưa được vào nhà nước mà đã nào là" lương 3 cọc 3 đồng" rồi " ăn hối lộ rồi há miệng mắc quai" mà bạn đang nói ,cũng chứng tỏ bạn nếu có thi được vào doanh nghiệp nước ngoài thì bạn có chắc bạn liêm chính hay không??/?
Mình cũng bó tay với bạn phòng bạn đc quay các bạn khác quay đc sao bạn không quay ? bạn kiện vì phòng bạn đc quay ak ?sao bạn không ghi hình lại những hành động đó ?bạn kiện người ta có chứng cứ không?chỉ mấy cái chữ kí của mấy bạn mà đc sao buồn cười quá đi người ta sẽ cho rằng các bạn không ăn đc thì đi đạp đổ đấy,bạn xem bây giờ đến 1 cty kiểm toán tư nhân mà chỉ cần có người quen là vào oy chứ không fai thi làm gì ,đến các ngân hàng cũng vậy ,lúc nào các bạn cũng tư nhân thì công bằng nhà nước thì không
- - - Updated - - -
 
Cảm ơn bạn đã cho ý kiến và nói thật lòng mình. Mình chờ câu hỏi này từ rất lâu....Nhưng có thể bạn chưa đọc kỹ bài viết của mình bạn ạ. Vấn đề ở chỗ là sụ công bằng trong xã hội. Và nếu bạn ngây thơ khi tin rằng người khác quay mình cũng quay, thế là huề,nhưng bạn có nghĩ rằng đây chỉ là chiêu tung hỏa mù, vì nếu chỉ những người " ai cũng biết là ai đấy quay" không bị bắt, nhưng bạn quay thì bị bắt thì sẽ " còn ra cái thể thống" gì nữa hài....
Mình chưa bao giờ nói mình giỏi, bạn có thể kiểm tra lại. Thậm chí thi công bằng cơ hội đỗ của mình cũng chỉ là rất ít vì mình biết có bạn giỏi rất rất giỏi và mình đúng như bạn nói chỉ là hạt cát mà thôi. Nhưng cho dù có như thế thì mình cũng không nghĩ là nếu " bất mãn" như bạn nói thì sẽ được trúng tuyển. Nhưng chính cái ý nghĩ chưa được vào nhà nước mà đã nào là" lương 3 cọc 3 đồng" rồi " ăn hối lộ rồi há miệng mắc quai" mà bạn đang nói ,cũng chứng tỏ bạn nếu có thi được vào doanh nghiệp nước ngoài thì bạn có chắc bạn liêm chính hay không??/?
Mình cũng bó tay với bạn phòng bạn đc quay các bạn khác quay đc sao bạn không quay ? bạn kiện vì phòng bạn đc quay ak ?sao bạn không ghi hình lại những hành động đó ?bạn kiện người ta có chứng cứ không?chỉ mấy cái chữ kí của mấy bạn mà đc sao buồn cười quá đi người ta sẽ cho rằng các bạn không ăn đc thì đi đạp đổ đấy,bạn xem bây giờ đến 1 cty kiểm toán tư nhân mà chỉ cần có người quen là vào oy chứ không fai thi làm gì ,đến các ngân hàng cũng vậy ,lúc nào các bạn cũng tư nhân thì công bằng nhà nước thì không
- - - Updated - - -
 
theo mình có 1 cách đơn giản mà ko động chạm vào hành chính
đó là: bạn sắm 1 cái camera nhỏ gọn (bằng cái cúc áo thôi_cần thì mình chỉ cho chỗ mua) tầm khoảng 200-300k thôi
quay lại rồi up lên youtube. com lúc đấy sẽ có nhiều bài báo nhiều bài viết dấy lên dư luận. chứ bạn đi xin chữ ký cả năm trời thì được bao nhiêu chữ?và bao nhiêu người biết đến???
bao nhiêu vụ như: kỳ thi tốt nghiệp bắc giang, công an ăn chặn nguyễn bá thi, các vụ việc về bất động sản vv... lúc đó tốc độ lan truyền chóng mặt của internet sẽ giúp bạn.
nếu họ cho quay cóp thì quay video như thế chả khó đâu. Mà bạn cũng ko fai đứng mặt ra kẻo các COCC lại "DÌm hàng" bạn. rồi để xã hội nhìn vào, họ sẽ fai nhìn lại thôi bạn ah
 
Quay hay ko quay, làm được bài hay ko thì cũng vậy thôi, cũng chỉ có 1 kết quả thôi mà
Các vị trí đều đã được sắp xếp rồi, làm gì còn chỗ mà vào nữa, thi tuyển chỉ là hình thức thôi
 
Mình lại không nghĩ như bạn. MÌnh sẵn sàng đứng ra và chả sợ dìm hàng, mình sẵn sàng công khai tên tuổi. Sao lại không có bằng chứng? Chúng ta là bằng chứng. Nói thật mình không sợ gì cả, chỉ sợ không có ai hành động cùng mình thôi. Người làm chứng trong luật tố tụng dân sự và hình sự rất có giá trị , bạn thử nghiên cứu xem nhé.
Người làm chứng trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 65 Bộ luật tố tụng dân, đó là: Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án và có thể được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng.
Người làm chứng phải là nguời có năng lực hành vi dân sự. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

1. Quyền của người làm chứng (Điều 66 Bộ luật tố tụng dân sự)

- Từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình;

- Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức;

- Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và có quyền yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

- Khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.

2. Nghĩa vụ của người làm chứng

- Cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;

- Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án;

- Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;

- Phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên tòa.

Trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đối với người làm chứng là người chưa thành niên thì họ cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ nêu trên nhưng không phải cam đoan trước phiên tòa về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
 
Mình cũng đã từng thi CC vào NHTW năm ngoái và thấy rằng mình đã mất công mất sức mất tiền để đi thi,nên h nói đến nhà nước tuyển là mình tránh xa,chỗ đó không dành cho dân đen như mình, dù cũng có 1 số bạn tự đỗ nhưng số đó chỉ là rất rất ít trong số những người đã được sắp sẵn.
 
Em Giang2002 có dùng facebook không? Vào Group "Ôn thi kiểm toán 2013" lạm bàn nhé. Em có tư tưởng tốt đấy. Các bạn có nhiều ý kiến khác nhau, em cứ giữ quan điểm, lập trường của mình đi. Tâm lý đám đông ở đây là thôi việc bao nhiêu người làm thế, mình làm được cái gì, lai mạng tiếng, mất công, mất sức, chẳng được việc gì, bị ghét, bị tẩy chay ...
Đúng là chúng ta cứ im lặng không lên tiếng thì việc nó vẫn thế mà thôi. Gương ở đây như vụ sao y bệnh án ở Hà Tây, thầy giáo Khoa ... làm thay đổi đấy chứ đúng không các bạn, họ đều là dân đen cả. Chỉ lưu ý với bạn Giang là những người tố giác đó đều có bằng chứng cả, chúng ta nói bằng mồm ko, là nhân chứng không thì sẽ khó đạt được mục đích :)
 
Mình lại không nghĩ như bạn. MÌnh sẵn sàng đứng ra và chả sợ dìm hàng, mình sẵn sàng công khai tên tuổi. Sao lại không có bằng chứng? Chúng ta là bằng chứng. Nói thật mình không sợ gì cả, chỉ sợ không có ai hành động cùng mình thôi. Người làm chứng trong luật tố tụng dân sự và hình sự rất có giá trị , bạn thử nghiên cứu xem nhé.
Người làm chứng trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 65 Bộ luật tố tụng dân, đó là: Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án và có thể được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng.
Người làm chứng phải là nguời có năng lực hành vi dân sự. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

1. Quyền của người làm chứng (Điều 66 Bộ luật tố tụng dân sự)

- Từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình;

- Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức;

- Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và có quyền yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

- Khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.

2. Nghĩa vụ của người làm chứng

- Cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;

- Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án;

- Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;

- Phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên tòa.

Trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đối với người làm chứng là người chưa thành niên thì họ cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ nêu trên nhưng không phải cam đoan trước phiên tòa về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

bạn coppy luật vào làm gì chứ.
mình và mọi người cũng chả đọc đâu. không phải lười đọc, mà là đọc luật cũng chẳng giải quyết được gì
luật thi công chức là không quay cóp nhưng vẫn quay cóp đó thôi.
đời nó bất công như chính cuộc sống của chúng ta đang trải qua vậy.
ở đây ko nói đến sự: sợ hay không sợ. mà nói đến là: bạn làm được gì ko??? cẩn thận kẻo "mất cả chì lẫn trài"
con người ta hơn nhau cái khéo léo chứ thời buổi này không hơn nhau về sức mạnh và nói miệng đâu.
chúc bạn tìm là con đường hợp lý.
có lẽ bạn chưa trải qua nhiều trường đời thì phải.
đôi khi "biết nhiều không bằng biết .... điều" bạn ah.
hãy khôn khéo chứ đừng nôn nóng.

- - - Updated - - -

Em Giang2002 có dùng facebook không? Vào Group "Ôn thi kiểm toán 2013" lạm bàn nhé. Em có tư tưởng tốt đấy. Các bạn có nhiều ý kiến khác nhau, em cứ giữ quan điểm, lập trường của mình đi. Tâm lý đám đông ở đây là thôi việc bao nhiêu người làm thế, mình làm được cái gì, lai mạng tiếng, mất công, mất sức, chẳng được việc gì, bị ghét, bị tẩy chay ...
Đúng là chúng ta cứ im lặng không lên tiếng thì việc nó vẫn thế mà thôi. Gương ở đây như vụ sao y bệnh án ở Hà Tây, thầy giáo Khoa ... làm thay đổi đấy chứ đúng không các bạn, họ đều là dân đen cả. Chỉ lưu ý với bạn Giang là những người tố giác đó đều có bằng chứng cả, chúng ta nói bằng mồm ko, là nhân chứng không thì sẽ khó đạt được mục đích :)

chuẩn men.
phải có bằng chứng em ah.
quay video để xã hội đứng lên cùng mình.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,511
Thành viên mới nhất
bet168bond2
Back
Bên trên