Black
Verified Banker
Mỉm cười là cách tốt nhất để biểu thị sự thiện chí đối với người khác. Trong hoạt động dịch vụ khách hàng, luôn phài biết mỉm cưới với khách hàng.
* Luôn biết mỉm cười để giải toả áp lực
Nói với bạn bè: Khi trong lòng có điều day dứt thì tìm ngay bạn bè để thổ lộ những khúc mắc trong lòng, như vậy sẽ cảm thấy thanh thản.
Tiếp xúc với thiên nhiên: Trong thiên nhiên, con người có những thay đổi bản tính. Mọi ưu phiền đều tan biến đi. Nhiều người khi trạng thái không yên ổn đã chọn cách thức đi du lịch để giải toả tâm lý.
Tham gia vận động: Khoa học chứng minh, khi cảm thấy áp lực quá lớn, bạn có thể đi lại, vận động chốc lát để giảm bớt áp lực, ví dụ như đi đấu bóng hoặc vận động nặng, khi cơ thể toát ra mồ hôi sẽ làm cho người ta bớt đi được cảm giác nặng nề.
* Mỉm cười phải xuất phát tự đáy lòng
Rõ ràng là chỉ khi nụ cười xuất phát từ đáy lòng mới là nụ cừoi tự nhiên và chân thành, và cũng chỉ có vậy mới có thể làm cho khách hàng rung động.
* Chuẩn bị trước cho việc cười mỉm
Nhiều khi không phải cứ muốn mỉm cười là có thể thực hiện ngay được mà phải có một quá trình chuẩn bị trước. Phương pháp chuẩn bị trước này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhớ lại một việc nào đó đã làm cho bạn vui, khi đó vẻ mặt của bạn sẽ trở nên tươi tắn, hân hoan.
* Phương pháp tập luyện mỉm cười chuyên nghiệp (Cái này quan trọng nè
)
Bạn hãy thử đứng trước gương, giống như trẻ em học chữ, nói “E” để hai đầu môi kéo về phía sau, đưa nhẹ hai môi cười mỉm, nói chữ “E”. Lúc bấy giờ, bạn sẽ có cảm giác xương gò má bị kéo nghiêng về phía trên, sau. Bạn hãy làm như vậy vài lần cho đến khi nào cảm thấy tự nhiên thì thôi. Bạn có thể luyện tập mỉm cười bất cứ lúc nào, ngay trong lúc đi đường, trên tàu xe, khi nói chuyện, làm việc, thuận tiện lúc nào tập luyện ngay lúc đó, tập cho đến khi thành thạo với việc mỉm cười.
* Cười mỉm kết hợp với ánh mắt
Khi cười mỉm, ánh mắt cũng phải biết “mỉm cười”, nếu không thì làm cho người ta cảm thấy đó là nụ cười không xuất phát từ đáy lòng. Mắt không chỉ biết nói mà còn có thể cười. Nếu trong lòng tràn đầy những tình cảm ấm áp, thân thiện, đầy tình yêu thương nồng thắm, nụ cười của bạn sẽ được thể hiện ngay trên ánh mắt và gây được thiện cảm lớn của người khác. Cười bằng mắt có hai loại: đó là cười nheo mắt - cười bằng hình dáng mặt, và cười mắt sâu thẳm - cười bằng tinh thần của mắt “nhãn thần”. Cả hai cách này đều có thể luyện tập được. Hãy lấy một tờ giấy dày, che phần dưới củua mắt, đứng trước gương, và nghĩ đến một việc làm cho bản thân vui nhất. Như vậy, bộ mặt sẽ hiện ra cái cười mỉm tự nhiên, phần cơ xung quanh mắt bạn cũng đều ở trạng thái cười mỉm. Đó là cười nheo mắt, cười bằng hình dáng mắt. Sau đó, thư giãn các cơ mặt, môi miệng trở lại trạng thái bình thường, song trong ánh mắt vẫn còn nét cười cười, đó chính là cười bằng tinh thần của mắt “nhãn thần”. Nếu học được và cười được bằng ánh mắt với khách hàng trong lúc giao lưu thì cái cười mỉm đó sẽ càng trở nên thân thiện và truyền cảm.
* Mỉm cừơi kết hợp với ngôn ngữ
Vừa mỉm cười, vừa chào hỏi khách hàng: “chào ông”, “chào bác”, “mời bác vào ạ”. Cách dùng lờ lễ phép, không nên chỉ cười mà không nói hoặc chỉ nói mà không cười.
* Mỉm cười kết hợp với cử chỉ xã giao
Cười mỉm phải kết hợp một cách chính xác với ngôn ngữ, cử chỉ xã giao mới thật có lợi, để lại ấn tượng tốt đẹp nhất với khách hàng. Ví dụ: nhân viên phục vụ khách hàng đứng đón khách, ngoài vẻ mặt tươi cười, còn đòi hỏi đứng hai chân khép, đứng thẳng, tay phải đặt vào tay trái để trước bụng, phần trên của thân thể cúi 45 độ.
* Tập luyện cười mỉm thế nào?
Bạn hãy thử đứng trước gương, giống như trẻ em học chữ, nói “E” để hai đầu môi kéo về phía sau, đưa nhẹ hai môi cười mỉm, nói chữ “E”. Lúc bấy giờ, bạn sẽ có cảm giác xương gò má bị kéo nghiêng về phía trên, sau. Bạn hãy làm như vậy vài lần cho đến khi cảm thấy tự nhiên thì thôi. Bạn có thể luyện tập mỉm cười bất cứ lúc nào, ngay trong lúc đi đường, trên tàu, xe, khi nói chuyện, làm việc, thuận tiện lúc nào tập luyện ngay lúc đó, tập cho đến lúc thành thạo với việc mỉm cười.
---------- Post added 25-02-2012 at 04:24 PM ----------
Làm sao để cười cho dễ thương
Hi hi, sau khi dằn vặt khổ sở chán chê về thất bại ngày hôm qua. Tui đã bắt đầu thấy vui trở lại. Và để đánh dấu cho sự trở lại này tui xin viết một bài nói về nụ cười. Bài này gồm có 2 phần. Phần thứ 1 nói về ích lợi của nụ cười, và phần thứ 2 nói về cách cười sao cho dễ thương nhất ^^
Phần 1: Lý do để mỉm cười (trính từ cuốn "Rạng rỡ môi cười" của Steve Goodier bản dịch của NXB Phụ Nữ)
Diễn viên hài George Burns kể rằng có người khuyên ông: "Hãy để nụ cười thay ô dù che mưa nắng". Và hài hước nói tiếp: "Tôi đã từng thử và đã bị sưng phổi mất sáu tuần, hỏng mất bộ quần áo 450 đô la!".
Vâng, có lẽ nụ cười không che mưa cho bạn được nhưng cũng có nhiều cớ hợp lý khác khiến ta nên cười. Tiến sĩ Brian Tracy mô tả khi cười bộ mặt chỉ cần có 12 cơ kích hoạt trong khi nhăn mặt nhíu mày cần đến 103 cơ (Ai ngồi tính được nhỉ?). Ông cũng cho rằng khi bạn cười với người khác, đối tượng sẽ cảm thấy dễ chịu và tăng lòng tự trọng. Mà nếu thấy chưa đủ nên nhớ rằng khi bạn cười trong não sẽ tiết hoạt chất endorphin giúp tinh thần bạn sảng khoái, hài lòng.
Vì thế một nụ cười có lợi với cả người cho lẫn kẻ nhận. Giống như nhận lại được một món quà từ người khác sau những lần mình đã tặng quà cho họ. Giáo sĩ Do Thái giáo Hirsh còn kể thêm vài lý do nên cười nữa:
- Cười là một ngôn ngữ ai cũng hiểu.
- Khi bạn cười người ta sẽ thích gần gũi quanh bạn.
- Cười vừa giảm được căng thẳng vừa tăng sức khoẻ.
- Cười sẽ thay đổi chất lượng âm thanh của chất giọng khi bạn nói hay hát - Nụ cười không tốn gì mà lại được hưởng rất nhiều. Nó làm giàu người nhận nhưng cũng không làm người cho nghèo đi.
- Chỉ tốn một khoảng khắc để cười nhưng ký ức về nó kéo dài mãi mãi.
- Cười không thể mua, xin xỏ, mượn hay cướp được bởi vì nó là thứ chẳng có giá trị gì đối với ai cho đến khi nó được cho đi.
- Và cuối cùng, sẽ có vài người vì chán quá hoặc vì mệt mỏi quá nên không thể cười nổi với bạn một nụ. Bạn hãy trao cho họ một nụ cười vì không ai cần đến nụ cười bằng những kẻ không có nó để cho.
Tại sao không cho đi một ít nụ cười dư dả hôm nay - dù chỉ để được vui về chuyện ấy!
Phần 2: Làm sao để cười cho dễ thương
Có một lợi ích nữa của nụ cười mà bài viết ở trên quên đề cập đó là cười làm cho khuôn mặt của bạn rạng rỡ và dễ thương hơn rất nhìu. Cái này thì khỏi phải bàn vì từ trước đến nay đã có rất nhiều anh chàng chết mê chết mệt một cô bé nào đó chỉ vì nụ cười của nàng.
Thật ra thì khi cười ai cũng dễ thương hết, bởi vậy nói đến phương pháp cho nó có vẻ là hơi thừa. Nhưng mà không sao cả, đã dễ thương rùi vẫn còn có thể dễ thương hơn mà. Sau đây là một số nguyên tắc.
- Thứ nhất: Hãy cười thật nhiều.
Chuyện gì cũng vậy nếu bạn làm nhiều thì sẽ quen tay và sẽ làm tốt. Việc cười của không ngoại lệ. Muốn cười cho đẹp bạn hãy cười thật nhiều, chỉ đơn giản vậy thôi. Cách luyện tập tốt nhất là bạn hãy thường xuyên nhìn vào gương và cười một cái thật tươi. Nếu thấy chưa đồng ý lắm thì có thể sửa lại từng nét cơ của nụ cười của mình sao cho thật là duyên dáng nhất . Đương nhiên lúc đầu thì sẽ rất gượng gạo, nhưng rồi từ từ bạn sẽ quen và đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành một điều rất tự nhiên. Thật ra thì nụ cười hiện nay của bạn chẳng qua cũng do thói quen từ nhỏ đến giờ mà tạo thành, bây giờ bạn không thích nó nữa, tập một thói quen khác thì không có gì là sai cả.
- Thứ hai: Hãy cười bằng mắt
Cười không chỉ là sử dụng miệng mà còn phải sử dụng các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt là mắt. Tui thật sự cũng không biết rõ cười bằng mắt là phải như thế nào, chỉ biết rằng khi cười tuyệt đối bạn không nên để mắt ở kích thước như lúc bình thường nếu không nụ cười sẽ rất gượng gạo. Tuỳ theo sở thích và tình huống bạn có thể nheo mắt hoặc mở to mắt ra. Chắc trong số các bạn cũng không ít bạn đã từng ngây ngất trước một cái mím môi, nheo mắt của một cô bé nào đó
- Thứ ba: Đừng có cười vô duyên
Cười vô duyên ở đây tức là cười không đúng nơi đúng lúc (hic, cái này là sở trường của mình rùi ). Còn thế nào là đúng nơi đúng lúc thì có lẽ không thể theo ý kiến chủ quan của bạn được mà phải tuân theo số đông thôi, vì bạn cười trước hết là để người khác coi mà.
- Thứ tư: Đừng để í đến khiếm khuyết của bản thân
Có nhiều bạn do một khiếm khuyết nào đó ở vùng răng miệng nên rất ngại cười. Nhưng mà bạn có biết không, những người bị sún răng khi cười thoải mái tự nhiên thì trông sẽ rất dễ thương đó (thật ra là còn dễ thương hơn người có răng đầy đủ nữa). Hơn nữa nếu bạn ngại cười hoặc cười không tự nhiên thì sẽ rất dễ khiến người khác hiểu lầm là bạn không thân thiện là bạn hay cau có mặc dù sự thật là hoàn toàn ngược lại.
- Thứ năm: Các bạn bỗ sung giúp mình với...
* Luôn biết mỉm cười để giải toả áp lực
Nói với bạn bè: Khi trong lòng có điều day dứt thì tìm ngay bạn bè để thổ lộ những khúc mắc trong lòng, như vậy sẽ cảm thấy thanh thản.
Tiếp xúc với thiên nhiên: Trong thiên nhiên, con người có những thay đổi bản tính. Mọi ưu phiền đều tan biến đi. Nhiều người khi trạng thái không yên ổn đã chọn cách thức đi du lịch để giải toả tâm lý.
Tham gia vận động: Khoa học chứng minh, khi cảm thấy áp lực quá lớn, bạn có thể đi lại, vận động chốc lát để giảm bớt áp lực, ví dụ như đi đấu bóng hoặc vận động nặng, khi cơ thể toát ra mồ hôi sẽ làm cho người ta bớt đi được cảm giác nặng nề.
* Mỉm cười phải xuất phát tự đáy lòng
Rõ ràng là chỉ khi nụ cười xuất phát từ đáy lòng mới là nụ cừoi tự nhiên và chân thành, và cũng chỉ có vậy mới có thể làm cho khách hàng rung động.
* Chuẩn bị trước cho việc cười mỉm
Nhiều khi không phải cứ muốn mỉm cười là có thể thực hiện ngay được mà phải có một quá trình chuẩn bị trước. Phương pháp chuẩn bị trước này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhớ lại một việc nào đó đã làm cho bạn vui, khi đó vẻ mặt của bạn sẽ trở nên tươi tắn, hân hoan.
* Phương pháp tập luyện mỉm cười chuyên nghiệp (Cái này quan trọng nè
Bạn hãy thử đứng trước gương, giống như trẻ em học chữ, nói “E” để hai đầu môi kéo về phía sau, đưa nhẹ hai môi cười mỉm, nói chữ “E”. Lúc bấy giờ, bạn sẽ có cảm giác xương gò má bị kéo nghiêng về phía trên, sau. Bạn hãy làm như vậy vài lần cho đến khi nào cảm thấy tự nhiên thì thôi. Bạn có thể luyện tập mỉm cười bất cứ lúc nào, ngay trong lúc đi đường, trên tàu xe, khi nói chuyện, làm việc, thuận tiện lúc nào tập luyện ngay lúc đó, tập cho đến khi thành thạo với việc mỉm cười.
* Cười mỉm kết hợp với ánh mắt
Khi cười mỉm, ánh mắt cũng phải biết “mỉm cười”, nếu không thì làm cho người ta cảm thấy đó là nụ cười không xuất phát từ đáy lòng. Mắt không chỉ biết nói mà còn có thể cười. Nếu trong lòng tràn đầy những tình cảm ấm áp, thân thiện, đầy tình yêu thương nồng thắm, nụ cười của bạn sẽ được thể hiện ngay trên ánh mắt và gây được thiện cảm lớn của người khác. Cười bằng mắt có hai loại: đó là cười nheo mắt - cười bằng hình dáng mặt, và cười mắt sâu thẳm - cười bằng tinh thần của mắt “nhãn thần”. Cả hai cách này đều có thể luyện tập được. Hãy lấy một tờ giấy dày, che phần dưới củua mắt, đứng trước gương, và nghĩ đến một việc làm cho bản thân vui nhất. Như vậy, bộ mặt sẽ hiện ra cái cười mỉm tự nhiên, phần cơ xung quanh mắt bạn cũng đều ở trạng thái cười mỉm. Đó là cười nheo mắt, cười bằng hình dáng mắt. Sau đó, thư giãn các cơ mặt, môi miệng trở lại trạng thái bình thường, song trong ánh mắt vẫn còn nét cười cười, đó chính là cười bằng tinh thần của mắt “nhãn thần”. Nếu học được và cười được bằng ánh mắt với khách hàng trong lúc giao lưu thì cái cười mỉm đó sẽ càng trở nên thân thiện và truyền cảm.
* Mỉm cừơi kết hợp với ngôn ngữ
Vừa mỉm cười, vừa chào hỏi khách hàng: “chào ông”, “chào bác”, “mời bác vào ạ”. Cách dùng lờ lễ phép, không nên chỉ cười mà không nói hoặc chỉ nói mà không cười.
* Mỉm cười kết hợp với cử chỉ xã giao
Cười mỉm phải kết hợp một cách chính xác với ngôn ngữ, cử chỉ xã giao mới thật có lợi, để lại ấn tượng tốt đẹp nhất với khách hàng. Ví dụ: nhân viên phục vụ khách hàng đứng đón khách, ngoài vẻ mặt tươi cười, còn đòi hỏi đứng hai chân khép, đứng thẳng, tay phải đặt vào tay trái để trước bụng, phần trên của thân thể cúi 45 độ.
* Tập luyện cười mỉm thế nào?
Bạn hãy thử đứng trước gương, giống như trẻ em học chữ, nói “E” để hai đầu môi kéo về phía sau, đưa nhẹ hai môi cười mỉm, nói chữ “E”. Lúc bấy giờ, bạn sẽ có cảm giác xương gò má bị kéo nghiêng về phía trên, sau. Bạn hãy làm như vậy vài lần cho đến khi cảm thấy tự nhiên thì thôi. Bạn có thể luyện tập mỉm cười bất cứ lúc nào, ngay trong lúc đi đường, trên tàu, xe, khi nói chuyện, làm việc, thuận tiện lúc nào tập luyện ngay lúc đó, tập cho đến lúc thành thạo với việc mỉm cười.
---------- Post added 25-02-2012 at 04:24 PM ----------
Làm sao để cười cho dễ thương
Hi hi, sau khi dằn vặt khổ sở chán chê về thất bại ngày hôm qua. Tui đã bắt đầu thấy vui trở lại. Và để đánh dấu cho sự trở lại này tui xin viết một bài nói về nụ cười. Bài này gồm có 2 phần. Phần thứ 1 nói về ích lợi của nụ cười, và phần thứ 2 nói về cách cười sao cho dễ thương nhất ^^
Phần 1: Lý do để mỉm cười (trính từ cuốn "Rạng rỡ môi cười" của Steve Goodier bản dịch của NXB Phụ Nữ)
Diễn viên hài George Burns kể rằng có người khuyên ông: "Hãy để nụ cười thay ô dù che mưa nắng". Và hài hước nói tiếp: "Tôi đã từng thử và đã bị sưng phổi mất sáu tuần, hỏng mất bộ quần áo 450 đô la!".
Vâng, có lẽ nụ cười không che mưa cho bạn được nhưng cũng có nhiều cớ hợp lý khác khiến ta nên cười. Tiến sĩ Brian Tracy mô tả khi cười bộ mặt chỉ cần có 12 cơ kích hoạt trong khi nhăn mặt nhíu mày cần đến 103 cơ (Ai ngồi tính được nhỉ?). Ông cũng cho rằng khi bạn cười với người khác, đối tượng sẽ cảm thấy dễ chịu và tăng lòng tự trọng. Mà nếu thấy chưa đủ nên nhớ rằng khi bạn cười trong não sẽ tiết hoạt chất endorphin giúp tinh thần bạn sảng khoái, hài lòng.
Vì thế một nụ cười có lợi với cả người cho lẫn kẻ nhận. Giống như nhận lại được một món quà từ người khác sau những lần mình đã tặng quà cho họ. Giáo sĩ Do Thái giáo Hirsh còn kể thêm vài lý do nên cười nữa:
- Cười là một ngôn ngữ ai cũng hiểu.
- Khi bạn cười người ta sẽ thích gần gũi quanh bạn.
- Cười vừa giảm được căng thẳng vừa tăng sức khoẻ.
- Cười sẽ thay đổi chất lượng âm thanh của chất giọng khi bạn nói hay hát - Nụ cười không tốn gì mà lại được hưởng rất nhiều. Nó làm giàu người nhận nhưng cũng không làm người cho nghèo đi.
- Chỉ tốn một khoảng khắc để cười nhưng ký ức về nó kéo dài mãi mãi.
- Cười không thể mua, xin xỏ, mượn hay cướp được bởi vì nó là thứ chẳng có giá trị gì đối với ai cho đến khi nó được cho đi.
- Và cuối cùng, sẽ có vài người vì chán quá hoặc vì mệt mỏi quá nên không thể cười nổi với bạn một nụ. Bạn hãy trao cho họ một nụ cười vì không ai cần đến nụ cười bằng những kẻ không có nó để cho.
Tại sao không cho đi một ít nụ cười dư dả hôm nay - dù chỉ để được vui về chuyện ấy!
Phần 2: Làm sao để cười cho dễ thương
Có một lợi ích nữa của nụ cười mà bài viết ở trên quên đề cập đó là cười làm cho khuôn mặt của bạn rạng rỡ và dễ thương hơn rất nhìu. Cái này thì khỏi phải bàn vì từ trước đến nay đã có rất nhiều anh chàng chết mê chết mệt một cô bé nào đó chỉ vì nụ cười của nàng.
Thật ra thì khi cười ai cũng dễ thương hết, bởi vậy nói đến phương pháp cho nó có vẻ là hơi thừa. Nhưng mà không sao cả, đã dễ thương rùi vẫn còn có thể dễ thương hơn mà. Sau đây là một số nguyên tắc.
- Thứ nhất: Hãy cười thật nhiều.
Chuyện gì cũng vậy nếu bạn làm nhiều thì sẽ quen tay và sẽ làm tốt. Việc cười của không ngoại lệ. Muốn cười cho đẹp bạn hãy cười thật nhiều, chỉ đơn giản vậy thôi. Cách luyện tập tốt nhất là bạn hãy thường xuyên nhìn vào gương và cười một cái thật tươi. Nếu thấy chưa đồng ý lắm thì có thể sửa lại từng nét cơ của nụ cười của mình sao cho thật là duyên dáng nhất . Đương nhiên lúc đầu thì sẽ rất gượng gạo, nhưng rồi từ từ bạn sẽ quen và đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành một điều rất tự nhiên. Thật ra thì nụ cười hiện nay của bạn chẳng qua cũng do thói quen từ nhỏ đến giờ mà tạo thành, bây giờ bạn không thích nó nữa, tập một thói quen khác thì không có gì là sai cả.
- Thứ hai: Hãy cười bằng mắt
Cười không chỉ là sử dụng miệng mà còn phải sử dụng các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt là mắt. Tui thật sự cũng không biết rõ cười bằng mắt là phải như thế nào, chỉ biết rằng khi cười tuyệt đối bạn không nên để mắt ở kích thước như lúc bình thường nếu không nụ cười sẽ rất gượng gạo. Tuỳ theo sở thích và tình huống bạn có thể nheo mắt hoặc mở to mắt ra. Chắc trong số các bạn cũng không ít bạn đã từng ngây ngất trước một cái mím môi, nheo mắt của một cô bé nào đó
- Thứ ba: Đừng có cười vô duyên
Cười vô duyên ở đây tức là cười không đúng nơi đúng lúc (hic, cái này là sở trường của mình rùi ). Còn thế nào là đúng nơi đúng lúc thì có lẽ không thể theo ý kiến chủ quan của bạn được mà phải tuân theo số đông thôi, vì bạn cười trước hết là để người khác coi mà.
- Thứ tư: Đừng để í đến khiếm khuyết của bản thân
Có nhiều bạn do một khiếm khuyết nào đó ở vùng răng miệng nên rất ngại cười. Nhưng mà bạn có biết không, những người bị sún răng khi cười thoải mái tự nhiên thì trông sẽ rất dễ thương đó (thật ra là còn dễ thương hơn người có răng đầy đủ nữa). Hơn nữa nếu bạn ngại cười hoặc cười không tự nhiên thì sẽ rất dễ khiến người khác hiểu lầm là bạn không thân thiện là bạn hay cau có mặc dù sự thật là hoàn toàn ngược lại.
- Thứ năm: Các bạn bỗ sung giúp mình với...