hungviet
Founder
Kể từ cuối năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc xảy ra, tái cơ cấu doanh nghiệp và tài chính đã trở thành vấn đề nghị sự quốc gia ở Hàn Quốc.
Đặc biệt, việc các ngân hàng Hàn Quốc thực hiện xử lý thành công một lượng lớn các khoản nợ xấu (NPLs) là yếu tố then chốt để chính phủ Hàn Quốc có thể bình ổn được thị trường tài chính và là nền tảng cho những giải pháp cải cách kinh tế tiếp theo ở Hàn Quốc.
Hàn Quốc trước khi xảy ra khủng hoảng
Trong giai đoạn từ 1980 - đầu những năm 1990, Hàn Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng. Từ 1985 - 1995, GDP tăng trưởng bình quân mỗi năm là 9%. Ở cấp độ doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế dẫn đến đầu tư nhiều hơn, thậm chí là đầu tư quá mức. Trong giai đoạn từ 1988 - 1996, đầu tư tư bản trung bình đạt 13,6%, so với 10,4% ở Singapore và 8,3% ở Hồng Kông. Đặc biệt, nhiều trường hợp, doanh nghiệp không có sự phân tích kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro khi tiến hành đầu tư. Năm 1996, 20 trong số 30 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc có tỉ lệ chi phí vốn đầu tư lớn hơn tỉ suất lợi nhuận. Lợi nhuận thấp nhưng cho vay doanh nghiệp vẫn không hề giảm, một phần do sự tác động của Chính phủ Hàn Quốc đến việc cấp phát tín dụng trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro còn lớn hơn. Quá trình tự do hoá đã cho phép hệ thống tài chính có nhiều tự do hơn trong khi chưa có khung pháp lý hoàn thiện.
Các ngân hàng nước ngoài ở Hàn Quốc vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay dài hạn bằng nội tệ, một phần là tài trợ cho các khoản vay mới. Chính sự bất cân xứng về thời hạn và loại tiền tệ đã làm suy yếu hệ thống ngân hàng. Do đó, khi cuộc khủng hoảng xảy ra tại Thái Lan, nó ngay lập tức tác động đến nền kinh tế Hàn Quốc, ngân hàng và các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn. Năm 1997, tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 7,4%, tăng lên 8,3% năm 1998. Tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ở 30 tập đoàn lớn nhất vượt con số 500% vào năm 1997. Lãi suất cao, đồng nội tệ suy yếu đã đẩy phần lớn các ngân hàng và rất nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các hoạt động can thiệp một cách nhanh chóng và toàn diện để ổn định thị trường, trong đó, có thể nói chương trình xử lý nợ xấu của Hàn Quốc đã đạt được những thành công nhất định, góp phần giải quyết mối đe doạ nợ xấu và duy trì hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng.
Các biện pháp xử lý nợ xấu
Trong quá trình xử lý nợ xấu, có thể nói, Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation - KAMCO) đóng vai trò rất quan trọng trong việc mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tài chính có vấn đề và bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, bằng việc ban hành rất nhiều luật có liên quan, chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc giới thiệu kế hoạch chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản - một công cụ rất quan trọng mà hầu hết các đơn vị có nợ xấu, cả KAMCO và các ngân hàng, đều sử dụng thường xuyên để xử lý các tài sản có vấn đề của mình. Hơn nữa, chính phủ Hàn Quốc cũng đã thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như công ty tái cơ cấu doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan này không được thành lập với mục đích duy nhất là xử lý các khoản nợ xấu nhưng không thể phủ nhận rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nợ xấu tại các ngân hàng.
Để các chính sách và kế hoạch được thực hiện hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu. Đồng thời cũng đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn. Từ năm 2000, các tiêu chuẩn cảnh báo cũng được áp dụng tại các ngân hàng Hàn Quốc theo thông lệ quốc tế. Chính sách trích lập dự phòng mất vốn này có vai trò rất quan trọng thúc đẩy các ngân hàng nỗ lực giảm nợ xấu. Hơn nữa, việc chuyển đổi nợ thành vốn chủ cũng được sử dụng để giảm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Quỹ công chúng và KAMCO
Kể từ tháng 11 năm 1997, chính phủ Hàn Quốc đã huy động quỹ công chúng với tổng số tiền là 6 tỷ won (khoảng 58 tỉ đô la mỹ) nhằm thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp và tài chính. Quỹ công chúng được chia thành 2 quỹ với các mục đich đặc biệt. Một quỹ là để xử lý các khoản nợ xấu (NRF) và một quỹ là quỹ bảo hiểm tiền gửi (DIF). KAMCO và hiệp hội bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (Korea Deposit Insurance Corporation -KDIC) phát hành trái phiếu để huy động cho quỹ NRF và DIF. Các trái phiếu này đều được chính phủ bảo lãnh thanh toán. Bộ Tài chính và Kinh tế, có tham khảo ý kiến của Uỷ ban giám sát tài chính, chịu trách nhiệm ban hành chính sách và phối hợp quản lý quỹ công chúng.
KAMCO quản lý NRF với số vốn huy động là 20,5 tỷ won và KDIC quản lý DIF với 43,5 tỷ won. Mục đích chính của quỹ NRF là mua lại những khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính (chủ yếu là ngân hàng) và xử lý thông qua việc bán lại, phát hành chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản (ABS) hoặc chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp (MBS), hoặc các kỹ thuật khác như hoán đổi nợ - vốn chủ sở hữu, tái cơ cấu nợ và tái tài trợ cho các công ty gặp khó khăn tạm thời về tài chính. Tỉ lệ thu hồi của NRF là 87,3%, đồng thời NRF lại sử dụng tiền thu hồi được này để tiếp tục mua các khoản nợ xấu. Tổng số tiền mà NRF đã dùng để mua nợ xấu là 30 tỷ won. Mặt khác, DIF huy động vốn để tái cơ cấu vốn cho các tổ chức tài chính và thực hiện thanh toán cho những người gửi tiền ở các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán. DIF đã dùng khoảng 48 tỉ won cho mục đích trên. Thêm vào đó, DIF cũng dùng tiền để mua lại các khoản nợ xấu, và khi đó DIF đóng vai trò như KAMCO (DIF đã dùng 4 tỉ won mua lại các tài sản xấu ở các ngân hàng).
Cơ sở luật pháp cho quỹ công chúng
Vì chính phủ đảm bảo thanh toán gốc và lãi cho trái phiếu do KAMCO và KDIC phát hành nên chính phủ phải đạt được sự thông qua của quốc hội khi huy động vốn cho quỹ công chúng. Do đó, một số điều khoản đặc biệt đã được bổ sung vào luật như luật cải tiến cơ cấu ngành công nghiệp tài chính, luật bảo vệ người gửi tiền…
Vai trò của Kamco
KAMCO, tiền thân là công ty con của Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB), khi cuộc khủng hoảng xảy ra, đã được cải tiến lại chức năng và nhiệm vụ thành cơ quan chuyên giải quyết nợ xấu. KAMCO thuộc sở hữu của Bộ Tài chính và Kinh tế, KDB và một số tổ chức tài chính khác.
Cùng với NRF, KAMCO mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tín dụng. KAMCO phân các tài sản mà nó mua thành 2 loại: tài sản thông thường và tài sản đặc biệt. Tài sản thông thường là những khoản nợ xấu mà khả năng được thanh toán là không chắc chắn. Tài sản đặc biệt là những khoản nợ xấu cho các công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ. Các loại tài sản này lại tiếp tục đươc phân thành các khoản vay có đảm bảo và không có đảm bảo.
Sau khi mua lại, KAMCO sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại và bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc KAMCO sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua. KAMCO cũng có thể tịch thu thế chấp của các tài sản có đảm bảo. Đôi khi, KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ - vốn chủ nếu KAMCO cho rằng công ty đó có khả năng hồi phục.
Bảng 1: Số liệu về nợ xấu và lượng nợ xấu KAMCO đã mua
Nghìn tỉ won
[TABLE="width: 100%"]
[TR]
[TD][/TD]
[TD]1997[/TD]
[TD]1998[/TD]
[TD]1999[/TD]
[TD]2000[/TD]
[TD]2001[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Tổng nợ xấu (A)[/TD]
[TD]97.5[/TD]
[TD]146.7[/TD]
[TD]128.9[/TD]
[TD]157.9[/TD]
[TD]133.1[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Lượng KAMCO mua (B)[/TD]
[TD]11.1[/TD]
[TD]44.0[/TD]
[TD]62.2[/TD]
[TD]92.2[/TD]
[TD]101.2[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Giá trị thực[/TD]
[TD]7.1[/TD]
[TD]19.4[/TD]
[TD]23.9[/TD]
[TD]36.8[/TD]
[TD]38.7[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nợ xấu còn lại (A-B)[/TD]
[TD]86.4[/TD]
[TD]102.7[/TD]
[TD]66.7[/TD]
[TD]62.7[/TD]
[TD]32.0[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nợ xấu còn lại/tổng dư nợ (%)[/TD]
[TD]13.3[/TD]
[TD]17.7[/TD]
[TD]11.3[/TD]
[TD]10.2[/TD]
[TD]4.9[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Tỉ lệ nợ xấu còn lại/tổng nợ xấu[/TD]
[TD]88.6[/TD]
[TD]70.0[/TD]
[TD]51.7[/TD]
[TD]39.7[/TD]
[TD]24.0[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Nguồn: Sohn (2002)
Từ bảng trên, ta có thể thấy lượng nợ xấu được KAMCO mua lại tăng lên qua từng năm. Tổng nợ xấu được mua vào cuối năm 2001 là 76% tổng nợ xấu, trị giá 133,1 tỉ won. Tỉ lệ nợ xấu còn lại/tổng nợ xấu ngày càng giảm, từ 88,6% năm 1997 xuống còn 24% năm 2001, đã cho thấy vai trò rất tích cực của KAMCO trong việc mua và xử lý nợ xấu. Đến năm 2001, quá trình xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc đã gần như được hoàn thành.
Bảng 2: Giải quyết nợ xấu của KAMCO
Nghìn tỉ won
[TABLE="width: 100%"]
[TR]
[TD]Tổng nợ xấu[/TD]
[TD]105,4 (100%)[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nợ xấu được xử lý[/TD]
[TD]59,8 (56,7%)[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Giá trị thu hồi[/TD]
[TD]27,7[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Đấu giá quốc tế[/TD]
[TD]3,2[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Phát hành ABS[/TD]
[TD]4,1[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bán cho AMC, CRC[/TD]
[TD]1,9[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bán các khoản cho vay cá nhân[/TD]
[TD]0,6[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Đấu giá[/TD]
[TD]3,1[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Mua lại hoặc huỷ[/TD]
[TD]9,7[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Trả lại tự nguyện[/TD]
[TD]5,1[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nợ xấu còn lại[/TD]
[TD]45,6 (43,3%)[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="colspan: 2"]Nguồn: Sohn (2002)
Lưu ý: Các số liệu được thực hiện vào cuối tháng 6 năm 2002[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Bằng việc mua lại và xử lý các khoản nợ xấu, KAMCO đã thành công trong việc xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tỉ lệ an toàn vốn theo BIS đã tăng đáng kể từ 7% năm 1997 lên 10,8% vào tháng 3 năm 2002, đồng thời tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các ngân hàng giảm từ 16,9% vào năm 1998 xuống còn 2,8% vào năm 2001 (Sohn, 2002).
Các giải pháp hỗ trợ
Ưu đãi thuế
Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ đã ban hành những luật thuế đặc biệt - một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.
(1) Giảm thuế trên thặng dư vốn
Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC đều được giảm 50% thuế.
(2) Tính vào chi phí
Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng
(3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán
Khi KAMCO, KDIC hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế
Chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản (ABS)
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở Hàn Quốc vào cuối năm 1997, kế hoạch chứng khoán hoá đã được thảo luận như là một phương tiện hữu hiệu trong việc giải quyết các khoản nợ xấu vì nó sẽ giảm tài sản nợ của các tổ chức tài chính hoặc công ty. Luật chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy việc cơ cấu tài chính của các tổ chức tài chính và công ty thông qua cơ chế thị trường. Công ty hay các tổ chức tài chính nắm giữ các tài sản gốc giao tài sản đó cho Công ty được thành lập với mục đích đặc biệt (SPC). SPC sẽ phát hành ABS dựa trên tài sản đó. Theo Luật chứng khoán hoá, quy định để trở thành người khởi phát khá nghiêm ngặt, chỉ các tổ chức tài chính như KAMCO, hiệp hội đất đai Hàn Quốc, CRC và các công ty khác có định mức tín nhiệm tốt, được Uỷ ban các dịch vụ tài chính (FSC) uỷ quyền mới có thể là người khởi phát. Năm 1999, chính phủ tiếp tục đưa ra loại chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp (MBS) - công cụ gần giống như ABS để thúc đẩy hơn nữa quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và tài chính.
Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp (CRC)
CRC là công ty chuyện thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động tương tự như quỹ thu mua chứng khoán. Để được coi là CRC, công ty phải đăng ký với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng theo Luật phát triển công nghiệp. Mục đích hoạt động của CRC là làm sống lại những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Để nắm được quyền quản lý các công ty này, CRC thường mua lại cổ phiếu của những công ty này và/hoặc mua lại nợ xấu từ các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC.
Bài học kinh nghiệm
Qua tìm hiểu về kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của thành công đó chính là việc chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện, do đó đã ngăn chặn được sự lan toả sâu và rộng của cuộc khủng hoảng, đưa nền kinh tế Hàn Quốc từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu tăng trưởng kinh tế.
Vũ Kim Oanh - Học viện Ngân hàng (VNBA)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bae, Kim & Lee, 2000, “Framework for the disposition of non-performing loans in Korea”, achieved from www.bkl.co.kr/kor/_common/filedownload.asp?... -
Chan Hyun Sohn, 2002, “Corporate debt resolution and the role of foreign capital in the post - crisis restruring of the Republic of Korea”, The developing economies
Kim, SM., Kim, JY. and Ryoo, HT., “Restructuring and reforms in the Korean banking industry”, BIS Papers No 28
Kim, D. 1999, “Bank restructuring in Korea”, archieved from www.bis.org
“Restructuring privat debt: Republic of Korea”, Golden Growth
Waxman, M. 1998, “A legal framework for systemic bank restructuring”, The World Bank
Đặc biệt, việc các ngân hàng Hàn Quốc thực hiện xử lý thành công một lượng lớn các khoản nợ xấu (NPLs) là yếu tố then chốt để chính phủ Hàn Quốc có thể bình ổn được thị trường tài chính và là nền tảng cho những giải pháp cải cách kinh tế tiếp theo ở Hàn Quốc.
Hàn Quốc trước khi xảy ra khủng hoảng
Trong giai đoạn từ 1980 - đầu những năm 1990, Hàn Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng. Từ 1985 - 1995, GDP tăng trưởng bình quân mỗi năm là 9%. Ở cấp độ doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế dẫn đến đầu tư nhiều hơn, thậm chí là đầu tư quá mức. Trong giai đoạn từ 1988 - 1996, đầu tư tư bản trung bình đạt 13,6%, so với 10,4% ở Singapore và 8,3% ở Hồng Kông. Đặc biệt, nhiều trường hợp, doanh nghiệp không có sự phân tích kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro khi tiến hành đầu tư. Năm 1996, 20 trong số 30 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc có tỉ lệ chi phí vốn đầu tư lớn hơn tỉ suất lợi nhuận. Lợi nhuận thấp nhưng cho vay doanh nghiệp vẫn không hề giảm, một phần do sự tác động của Chính phủ Hàn Quốc đến việc cấp phát tín dụng trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro còn lớn hơn. Quá trình tự do hoá đã cho phép hệ thống tài chính có nhiều tự do hơn trong khi chưa có khung pháp lý hoàn thiện.
Các ngân hàng nước ngoài ở Hàn Quốc vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay dài hạn bằng nội tệ, một phần là tài trợ cho các khoản vay mới. Chính sự bất cân xứng về thời hạn và loại tiền tệ đã làm suy yếu hệ thống ngân hàng. Do đó, khi cuộc khủng hoảng xảy ra tại Thái Lan, nó ngay lập tức tác động đến nền kinh tế Hàn Quốc, ngân hàng và các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn. Năm 1997, tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 7,4%, tăng lên 8,3% năm 1998. Tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ở 30 tập đoàn lớn nhất vượt con số 500% vào năm 1997. Lãi suất cao, đồng nội tệ suy yếu đã đẩy phần lớn các ngân hàng và rất nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các hoạt động can thiệp một cách nhanh chóng và toàn diện để ổn định thị trường, trong đó, có thể nói chương trình xử lý nợ xấu của Hàn Quốc đã đạt được những thành công nhất định, góp phần giải quyết mối đe doạ nợ xấu và duy trì hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng.
Các biện pháp xử lý nợ xấu
Trong quá trình xử lý nợ xấu, có thể nói, Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation - KAMCO) đóng vai trò rất quan trọng trong việc mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tài chính có vấn đề và bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, bằng việc ban hành rất nhiều luật có liên quan, chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc giới thiệu kế hoạch chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản - một công cụ rất quan trọng mà hầu hết các đơn vị có nợ xấu, cả KAMCO và các ngân hàng, đều sử dụng thường xuyên để xử lý các tài sản có vấn đề của mình. Hơn nữa, chính phủ Hàn Quốc cũng đã thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như công ty tái cơ cấu doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan này không được thành lập với mục đích duy nhất là xử lý các khoản nợ xấu nhưng không thể phủ nhận rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nợ xấu tại các ngân hàng.
Để các chính sách và kế hoạch được thực hiện hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu. Đồng thời cũng đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn. Từ năm 2000, các tiêu chuẩn cảnh báo cũng được áp dụng tại các ngân hàng Hàn Quốc theo thông lệ quốc tế. Chính sách trích lập dự phòng mất vốn này có vai trò rất quan trọng thúc đẩy các ngân hàng nỗ lực giảm nợ xấu. Hơn nữa, việc chuyển đổi nợ thành vốn chủ cũng được sử dụng để giảm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Quỹ công chúng và KAMCO
Kể từ tháng 11 năm 1997, chính phủ Hàn Quốc đã huy động quỹ công chúng với tổng số tiền là 6 tỷ won (khoảng 58 tỉ đô la mỹ) nhằm thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp và tài chính. Quỹ công chúng được chia thành 2 quỹ với các mục đich đặc biệt. Một quỹ là để xử lý các khoản nợ xấu (NRF) và một quỹ là quỹ bảo hiểm tiền gửi (DIF). KAMCO và hiệp hội bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (Korea Deposit Insurance Corporation -KDIC) phát hành trái phiếu để huy động cho quỹ NRF và DIF. Các trái phiếu này đều được chính phủ bảo lãnh thanh toán. Bộ Tài chính và Kinh tế, có tham khảo ý kiến của Uỷ ban giám sát tài chính, chịu trách nhiệm ban hành chính sách và phối hợp quản lý quỹ công chúng.
KAMCO quản lý NRF với số vốn huy động là 20,5 tỷ won và KDIC quản lý DIF với 43,5 tỷ won. Mục đích chính của quỹ NRF là mua lại những khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính (chủ yếu là ngân hàng) và xử lý thông qua việc bán lại, phát hành chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản (ABS) hoặc chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp (MBS), hoặc các kỹ thuật khác như hoán đổi nợ - vốn chủ sở hữu, tái cơ cấu nợ và tái tài trợ cho các công ty gặp khó khăn tạm thời về tài chính. Tỉ lệ thu hồi của NRF là 87,3%, đồng thời NRF lại sử dụng tiền thu hồi được này để tiếp tục mua các khoản nợ xấu. Tổng số tiền mà NRF đã dùng để mua nợ xấu là 30 tỷ won. Mặt khác, DIF huy động vốn để tái cơ cấu vốn cho các tổ chức tài chính và thực hiện thanh toán cho những người gửi tiền ở các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán. DIF đã dùng khoảng 48 tỉ won cho mục đích trên. Thêm vào đó, DIF cũng dùng tiền để mua lại các khoản nợ xấu, và khi đó DIF đóng vai trò như KAMCO (DIF đã dùng 4 tỉ won mua lại các tài sản xấu ở các ngân hàng).
Cơ sở luật pháp cho quỹ công chúng
Vì chính phủ đảm bảo thanh toán gốc và lãi cho trái phiếu do KAMCO và KDIC phát hành nên chính phủ phải đạt được sự thông qua của quốc hội khi huy động vốn cho quỹ công chúng. Do đó, một số điều khoản đặc biệt đã được bổ sung vào luật như luật cải tiến cơ cấu ngành công nghiệp tài chính, luật bảo vệ người gửi tiền…
Vai trò của Kamco
KAMCO, tiền thân là công ty con của Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB), khi cuộc khủng hoảng xảy ra, đã được cải tiến lại chức năng và nhiệm vụ thành cơ quan chuyên giải quyết nợ xấu. KAMCO thuộc sở hữu của Bộ Tài chính và Kinh tế, KDB và một số tổ chức tài chính khác.
Cùng với NRF, KAMCO mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tín dụng. KAMCO phân các tài sản mà nó mua thành 2 loại: tài sản thông thường và tài sản đặc biệt. Tài sản thông thường là những khoản nợ xấu mà khả năng được thanh toán là không chắc chắn. Tài sản đặc biệt là những khoản nợ xấu cho các công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ. Các loại tài sản này lại tiếp tục đươc phân thành các khoản vay có đảm bảo và không có đảm bảo.
Sau khi mua lại, KAMCO sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại và bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc KAMCO sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua. KAMCO cũng có thể tịch thu thế chấp của các tài sản có đảm bảo. Đôi khi, KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ - vốn chủ nếu KAMCO cho rằng công ty đó có khả năng hồi phục.
Bảng 1: Số liệu về nợ xấu và lượng nợ xấu KAMCO đã mua
Nghìn tỉ won
[TABLE="width: 100%"]
[TR]
[TD][/TD]
[TD]1997[/TD]
[TD]1998[/TD]
[TD]1999[/TD]
[TD]2000[/TD]
[TD]2001[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Tổng nợ xấu (A)[/TD]
[TD]97.5[/TD]
[TD]146.7[/TD]
[TD]128.9[/TD]
[TD]157.9[/TD]
[TD]133.1[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Lượng KAMCO mua (B)[/TD]
[TD]11.1[/TD]
[TD]44.0[/TD]
[TD]62.2[/TD]
[TD]92.2[/TD]
[TD]101.2[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Giá trị thực[/TD]
[TD]7.1[/TD]
[TD]19.4[/TD]
[TD]23.9[/TD]
[TD]36.8[/TD]
[TD]38.7[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nợ xấu còn lại (A-B)[/TD]
[TD]86.4[/TD]
[TD]102.7[/TD]
[TD]66.7[/TD]
[TD]62.7[/TD]
[TD]32.0[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nợ xấu còn lại/tổng dư nợ (%)[/TD]
[TD]13.3[/TD]
[TD]17.7[/TD]
[TD]11.3[/TD]
[TD]10.2[/TD]
[TD]4.9[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Tỉ lệ nợ xấu còn lại/tổng nợ xấu[/TD]
[TD]88.6[/TD]
[TD]70.0[/TD]
[TD]51.7[/TD]
[TD]39.7[/TD]
[TD]24.0[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Nguồn: Sohn (2002)
Từ bảng trên, ta có thể thấy lượng nợ xấu được KAMCO mua lại tăng lên qua từng năm. Tổng nợ xấu được mua vào cuối năm 2001 là 76% tổng nợ xấu, trị giá 133,1 tỉ won. Tỉ lệ nợ xấu còn lại/tổng nợ xấu ngày càng giảm, từ 88,6% năm 1997 xuống còn 24% năm 2001, đã cho thấy vai trò rất tích cực của KAMCO trong việc mua và xử lý nợ xấu. Đến năm 2001, quá trình xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc đã gần như được hoàn thành.
Bảng 2: Giải quyết nợ xấu của KAMCO
Nghìn tỉ won
[TABLE="width: 100%"]
[TR]
[TD]Tổng nợ xấu[/TD]
[TD]105,4 (100%)[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nợ xấu được xử lý[/TD]
[TD]59,8 (56,7%)[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Giá trị thu hồi[/TD]
[TD]27,7[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Đấu giá quốc tế[/TD]
[TD]3,2[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Phát hành ABS[/TD]
[TD]4,1[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bán cho AMC, CRC[/TD]
[TD]1,9[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Bán các khoản cho vay cá nhân[/TD]
[TD]0,6[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Đấu giá[/TD]
[TD]3,1[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Mua lại hoặc huỷ[/TD]
[TD]9,7[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Trả lại tự nguyện[/TD]
[TD]5,1[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD]Nợ xấu còn lại[/TD]
[TD]45,6 (43,3%)[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="colspan: 2"]Nguồn: Sohn (2002)
Lưu ý: Các số liệu được thực hiện vào cuối tháng 6 năm 2002[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Bằng việc mua lại và xử lý các khoản nợ xấu, KAMCO đã thành công trong việc xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tỉ lệ an toàn vốn theo BIS đã tăng đáng kể từ 7% năm 1997 lên 10,8% vào tháng 3 năm 2002, đồng thời tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các ngân hàng giảm từ 16,9% vào năm 1998 xuống còn 2,8% vào năm 2001 (Sohn, 2002).
Các giải pháp hỗ trợ
Ưu đãi thuế
Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ đã ban hành những luật thuế đặc biệt - một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.
(1) Giảm thuế trên thặng dư vốn
Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC đều được giảm 50% thuế.
(2) Tính vào chi phí
Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng
(3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán
Khi KAMCO, KDIC hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế
Chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản (ABS)
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở Hàn Quốc vào cuối năm 1997, kế hoạch chứng khoán hoá đã được thảo luận như là một phương tiện hữu hiệu trong việc giải quyết các khoản nợ xấu vì nó sẽ giảm tài sản nợ của các tổ chức tài chính hoặc công ty. Luật chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy việc cơ cấu tài chính của các tổ chức tài chính và công ty thông qua cơ chế thị trường. Công ty hay các tổ chức tài chính nắm giữ các tài sản gốc giao tài sản đó cho Công ty được thành lập với mục đích đặc biệt (SPC). SPC sẽ phát hành ABS dựa trên tài sản đó. Theo Luật chứng khoán hoá, quy định để trở thành người khởi phát khá nghiêm ngặt, chỉ các tổ chức tài chính như KAMCO, hiệp hội đất đai Hàn Quốc, CRC và các công ty khác có định mức tín nhiệm tốt, được Uỷ ban các dịch vụ tài chính (FSC) uỷ quyền mới có thể là người khởi phát. Năm 1999, chính phủ tiếp tục đưa ra loại chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp (MBS) - công cụ gần giống như ABS để thúc đẩy hơn nữa quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và tài chính.
Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp (CRC)
CRC là công ty chuyện thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động tương tự như quỹ thu mua chứng khoán. Để được coi là CRC, công ty phải đăng ký với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng theo Luật phát triển công nghiệp. Mục đích hoạt động của CRC là làm sống lại những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Để nắm được quyền quản lý các công ty này, CRC thường mua lại cổ phiếu của những công ty này và/hoặc mua lại nợ xấu từ các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC.
Bài học kinh nghiệm
Qua tìm hiểu về kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của thành công đó chính là việc chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện, do đó đã ngăn chặn được sự lan toả sâu và rộng của cuộc khủng hoảng, đưa nền kinh tế Hàn Quốc từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu tăng trưởng kinh tế.
Vũ Kim Oanh - Học viện Ngân hàng (VNBA)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bae, Kim & Lee, 2000, “Framework for the disposition of non-performing loans in Korea”, achieved from www.bkl.co.kr/kor/_common/filedownload.asp?... -
Chan Hyun Sohn, 2002, “Corporate debt resolution and the role of foreign capital in the post - crisis restruring of the Republic of Korea”, The developing economies
Kim, SM., Kim, JY. and Ryoo, HT., “Restructuring and reforms in the Korean banking industry”, BIS Papers No 28
Kim, D. 1999, “Bank restructuring in Korea”, archieved from www.bis.org
“Restructuring privat debt: Republic of Korea”, Golden Growth
Waxman, M. 1998, “A legal framework for systemic bank restructuring”, The World Bank
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: